Tăng cường rèn luyện sức khỏe để tránh nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ, hay còn gọi là “ tai biến mạch máu não”, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong trên toàn thế giới.
Đột quỵ là một tổn thương não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu ô-xy dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Đột quỵ được coi là một tình huống cấp cứu y tế, cần có chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tăng cường rèn luyện sức khỏe, thể dục thể thao là một trong những biện pháp làm giảm nguy cơ đột quỵ. Trong ảnh: Chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động, BĐBP Bình Phước luyện tập môn đẩy tạ 25kg. Ảnh: Thái Thịnh
Các loại đột quỵ
Đột quỵ do nhồi máu não (tắc mạch gây thiếu máu cục bộ): Gây ra bởi tắc nghẽn trong lòng động mạch, chiếm khoảng 85% số ca Đột quỵ. Mạch máu não bị tắc nghẽn bởi các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể (thường là tim) và di chuyển đến não. Nguồn phổ biến thường là do nhịp đập bất thường ở hai buồng phía trên của tim (ví dụ rung tâm nhĩ có thể làm hình thành cục máu đông).
Đột quỵ còn do xuất huyết não: Loại đột quỵ này được gây ra bởi sự rò rỉ hoặc vết nứt trên một động mạch não hoặc trên bề mặt não, chiếm tỷ lệ 15% số ca đột quỵ. Những vết nứt này có thể là do phình mạch (một khu vực mỏng, yếu trên thành động mạch) hoặc bởi sự dị dạng của hệ thống mạch máu não (hiện tại chưa có biện pháp nào thực sự hiệu quả để dự phòng dị dạng mạch não). Những bất thường này có thể phát hiện sớm qua chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não. Xuất huyết có thể xuất hiện ở trong não, hoặc trong khoảng không giữa não và màng não.
Ngoài ra, Đột quỵ còn do cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA): Thường gọi là đột quỵ nhỏ, TIA thực chất là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của Đột quỵ, thường chỉ kéo dài vài phút. TIA được gây ra bởi sự giảm tạm thời dòng máu cung cấp cho một phần của não và không gây ra tác dụng rõ rệt lâu dài. Nhưng TIA được coi là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵcao.
Triệu chứng của đột quỵ
Lơ mơ, mất ý thức, nặng có thể hôn mê; tê liệt cấp tính, tê cứng mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là tê liệt cả một bên của cơ thể (liệt nửa người); không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc, không thể cười một cách bình thường…; mất thăng bằng đột ngột, chóng mặt, mất phối hợp; mờ mắt hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt đột ngột, hoặc có dấu hiệu nhìn đôi (nhìn một thành hai); lú lẫn đột ngột, khó nói hoặc không nói được các câu đơn giản; đau đầu khu trú nghiêm trọng, không giải thích được và xuất hiện nhanh, có thể kèm theo nôn mửa.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến Đột quỵ:
Video đang HOT
Chứng tăng huyết áp (cao huyết áp) là nguyên nhân hàng đầu của Đột quỵ, làm tổn thương thành động mạch và có thể làm tăng đông máu, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông gây đột quỵ. Cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 2 đến 6 lần, kiểm soát được huyết áp sẽ giúp giảm nguy cơ đáng kể.
Hút thuốc cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Hút thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gây xơ cứng động mạch, làm tăng huyết áp, tăng khả năng hình thành cục máu đông. Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ (tin tốt là, nếu bạn bỏ hút thuốc hôm nay, trong vòng 2 đến 5 năm sau, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ thấp ngang với người chưa bao giờ hút thuốc).
Ngoài ra, Cholesterol thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Lối sống ngồi yên, ít vận động làm gia tăng nguy cơ thừa cân, nguyên nhân của nhiều bệnh mạn tính.
Mặc dù người trẻ tuổi có thể bị đột quỵ, nhưng nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ tuổi 55 trở lên. Nam giới có nguy cơ đột quỵcao hơn so với nữ giới. Những người trong gia đình có người từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người khác.
Một số biện pháp phòng ngừa đột quỵ
Trước tiên, cần kiểm soát các bệnh lý nguy cơ dẫn đến đột quỵ, đó là kiểm soát cholesterol trong máu. Những người trên 45 tuổi cần được kiểm tra lipid máu định kỳ 6-12 tháng/lần, điều trị theo chỉ định. Kiểm soát trị số huyết áp: Mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg. Để có thể kiểm soát huyết áp, cần phải thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng và uống thuốc điều trị liên tục. Kiểm soát đường huyết: Bệnh nhân cần đo đường huyết thường xuyên, thiết lập chế độ ăn phù hợp, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và dùng thuốc điều trị. Kiểm soát bệnh tim mạch: Tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc kháng đông lâu dài trong điều trị rung nhĩ có thể giảm được 67% nguy cơ đột quỵ.
Người bệnh cũng cần có liệu pháp thay đổi lối sống, đó là chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo. Thực hiện chế độ ăn nhạt vì ăn nhạt tốt cho tim mạch và huyết áp, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi hàng ngày.
Người bệnh cũng cần bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc vì thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá làm giảm rõ rệt nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Tăng cường vận động thể dục thể thao, chỉ cần thực hiện đều đặn đi bộ 20 phút mỗi ngày có thể cắt giảm nguy cơ đột quỵ tới 30%, nếu tăng cường vận động đi bộ đường dài có thể giảm nguy cơ tới 40%. Cùng với đó, duy trì giấc ngủ 7 giờ mỗi ngày.
Theo các nhà khoa học Đại học Harvard, ngủ li bì hơn 10 tiếng một đêm có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên đến 63% so với giấc ngủ kéo dài khoảng 7 tiếng. Duy trì trọng lượng vừa phải bằng chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ, cải thiện tình trạng tim mạch và cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì, tăng huyết áp… Rất nhiều người bệnh bị đột quỵ cho rằng trước đó, mình hoàn toàn khỏe mạnh. Thực tế là họ đã có nhiều yếu tố nguy cơ mà không biết như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu hay đường huyết cao… Do đó, cần khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần 1 năm để có thể phát hiện sớm và được bác sĩ tư vấn điều trị bệnh đúng cách, ngăn ngừa biến chứng đột quỵ xảy ra.
Nếu bệnh nhân đột quỵ, cần thực hiện 4 bước sơ cứu như sau:
Bước 1: Khẩn trương gọi cấp cứu, đưa đi bệnh viện càng nhanh càng tốt, không được trì hoãn, không thực hiện các biện pháp chích lể của dân gian…
Bước 2: Đặt người bệnh nằm nghiêng một bên, tránh để chất nôn gây tắc đường thở; nới rộng quần áo, thắt lưng, khăn quàng…
Bước 3: Liên tục kiểm tra tình trạng người bị đột quỵ.
Nếu bệnh nhân ngừng tim, áp dụng phương pháp ép tim ngoài lồng ngực.
Trong thời điểm chờ cấp cứu, người nhà không nên cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì vì nguy cơ bị sặc, gây nghẹt đường thở rất cao.
Bước 4: Ghi chú những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đó đến bệnh viện cấp cứu cùng bệnh nhân.
Cải thiện sức khỏe với bài tập từ trung tâm yoga Trần Lan Anh
Với đội ngũ huấn luyện viên nhiều kinh nghiệm và phòng tập hiện đại, trung tâm yoga Trần Lan Anh mong muốn giúp học viên cải thiện vóc dáng, sức khỏe để sống tích cực hơn.
Trung tâm Trần Lan Anh là cái tên không mấy xa lạ với người có niềm đam mê yoga. Với 20 cơ sở trên cả nước, trung tâm đã giúp hàng nghìn chị em cải thiện vóc dáng và rèn luyện sức khỏe.
Huấn luyện viên Trần Lan Anh, chủ trung tâm yoga Trần Lan Anh chia sẻ: "Với tôi, yoga là động lực của hạnh phúc. Yoga giúp mình yêu đời, sống tích cực hơn. Vì vậy, tôi mong muốn tất cả chị em trên cả nước đều học bộ môn này để có lối sống tốt, giữ gìn vóc dáng và luôn khỏe mạnh".
Yoga mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo chị Lan Anh, yoga mang lại nhiều lợi ích, nhất là một cơ thể khỏe mạnh. Thông qua các bài tập được xây dựng bài bản, trung tâm mong muốn lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến người tập. Đối với phụ nữ mang thai, yoga không chỉ giúp giữ vóc dáng, mà còn mang đến nhiều tác động tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Khi mới bắt đầu làm quen, việc thực hiện các động tác yoga khiến các chị em gặp không ít khó khăn. Nhưng nếu kiên trì luyện tập và có huấn luyện viên hướng dẫn bài bản, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Kiên trì tập luyện sẽ giúp chị em thực hiện được các động tác khó.
Có nhiều động tác yoga, mỗi động tác sẽ mang lại những tác dụng riêng. Điển hình, động tác trồng chuối bằng đầu sẽ giúp máu huyết lưu thông lên não, giảm căng thẳng. Trong khi đó, các động tác uốn dẻo, vặn người sẽ hỗ trợ ngăn chặn đột quỵ
Theo huấn luyện viên Lan Anh, bệnh đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Các tư thế trong yoga sẽ giúp người tập hạn chế được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, các động tác này sẽ chống chỉ định và thận trọng với bà bầu và những người có vấn đề về tim mạch, huyết áp, chấn thương cổ.
"Yoga giúp tinh thần bạn thoải mái, dẻo dai hơn, không còn cảm giác mệt mỏi, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, đột quỵ. Vì thế, tất cả học viên theo học trên những cơ sở của Trần Lan Anh đều yêu thích bộ môn này", huấn luyện viên Lan Anh chia sẻ.
Tại trung tâm Trần Lan Anh, người tập được hưởng dẫn bởi đội ngũ huấn luyện viên nhiều kinh nghiệm.
Yoga đang là một trong những giải pháp khoa học giúp bảo vệ sức khỏe ở nhiều độ tuổi khác nhau. Hiện tại, trung tâm Trần Lan Anh đang nhận dạy yoga cho trẻ em, người béo phì, mẹ bầu hay những ai có niềm đam mê với bộ môn này. Tại trung tâm, học viên có cơ hội luyện tập yoga cùng các huấn luyện viên quốc tế thân thiện, nhiều kinh nghiệm.
"Các động tác yoga không khó nhưng cũng sẽ không dễ dàng nếu bạn không thường xuyên luyện tập. Nếu muốn có một sức khỏe tốt, luôn yêu đời và hạnh phúc thì yoga chính là lựa chọn tốt. Chúng tôi nỗ lực trở thành bạn đồng hành có chuyên môn, giúp học viên bảo vệ sức khỏe, cải thiện vóc dáng", chị Lan Anh cho biết thêm.
Can thiệp kịp thời cứu sống cụ ông 80 tuổi bị đột quỵ nặng Một bệnh nhân 80 tuổi bị đột quỵ não do tắc hoàn toàn động mạch não vừa được Bệnh viện Đa khoa Hoàn mỹ Cửu Long cứu sống nhờ được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bệnh nhân là ông L.V.K (sinh năm 1941), ngụ tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, sau khi bị đột quỵ 1 giờ, bệnh nhân nhập...