Suy giảm nhận thức nhẹ và bệnh sa sút trí tuệ
Suy giảm nhận thức nhẹ (tiếng Anh: mild cognitive impairment) là tình trạng suy giảm về trí nhớ, khả năng suy nghĩ, nhận thức ở mức độ nhẹ.
Tiến triển bệnh sa sút trí tuệ
Mức độ nhẹ nghĩa là tình trạng này không phải bình thường (suy giảm nhận thức do tuổi tác) nhưng chưa ảnh hưởng hay gây ra các sai sót trong cuộc sống hàng ngày như: sắp xếp công việc, chăm sóc bản thân, đi chợ, nấu ăn, đi làm, quản lý tiền bạc,…
Suy giảm nhận thức nhẹ không chắc chắn dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ, chỉ có 10-15% sau đó tiến triển thành bệnh sa sút trí tuệ. Suy giảm nhận thức nhẹ chỉ là biểu hiện chung của nhiều bệnh khác nhau như: trầm cảm , lo âu, stress , suy tuyến giáp , tác dụng phụ của thuốc, các bệnh lý viêm nhiễm, hoặc giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ,…Tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ cũng hay dẫn đến suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ do tổn thương não (sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu).
Tiến triển bệnh sa sút trí tuệ
Để phòng tránh bị suy giảm nhận thức nhẹ, hoặc để giảm khả năng bệnh tiến triển thành sa sút trí tuệ, tất cả mọi người nên có một lối sống lành mạnh như: Bỏ bia rượu, bỏ thuốc lá hay các chất chất gây nghiện, tập thể dục đều đặn, ăn nhiều rau củ quả, tham gia các hoạt động xã hội , đọc sách, chơi các trò chơi rèn luyện trí óc như đánh cờ, ô chữ,…
Ngoài cách phòng tránh chung như đã nói, hiện chưa có thuốc nào đặc trị cho tất cả các nguyên nhân của suy giảm nhân thức nhẹ. Tùy theo các nguyên nhân khác nhau mà có thuốc điều trị khác nhau: thuốc chống lo âu trầm cảm cho người bị stress , trầm cảm, lo âu, thuốc suy giáp cho người bị suy giáp,…Nếu có tăng huyết áp , đái tháo đường, đột quỵ, tăng mỡ máu… thì phải dùng thuốc để điều trị tốt huyết áp, đái tháo đường, hạ mỡ máu và phòng ngừa đột quỵ tái phát.
Hiện nay, trên thị trường có một số loại thực phẩm chức năng, thuốc nam, thuốc bắc,.. được quảng quảng cáo có thể chữa được bệnh này. Nhưng sự thực thế nào?
Trước tiên chúng ta cần biết quy trình để chấp nhận một thuốc nào đó được đưa vào sử dụng cho người bệnh: tất cả các loại thuốc cần phải trải qua các giai đoạn nghiên cứu chứng minh an toàn, sau đó chứng minh có hiệu quả, rồi được cơ quan chức năng thẩm định, mới được phép dùng trên người.
Ngay cả với các thuốc đã được chứng minh an toàn và hiệu quả, nếu dùng không đúng bệnh, đúng cách và đúng liều thì vẫn có thể có tác dụng phụ, thậm chí có hại hoặc gây ngộ độc, cho dù là thuốc nam, thuốc bắc,… Đặc điểm của các loại thực phẩm chức năng, thuốc nam, thuốc bắc là hiếm khi trải qua quy trình nghiêm ngặt này, do đó dữ liệu về an toàn, hiệu quả chưa đầy đủ. Vì vậy, nếu bạn tự ý dùng thì khó mà đảm bảo được an toàn và hiệu quả cho bệnh tình của mình.
Như đã nói ở trên, suy giảm nhận thức nhẹ là biểu hiện chung của nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn đang bị suy giảm trí nhớ, kém tập trung, khó suy nghĩ, mệt mỏi,… thì nên đi khám, để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và kê thuốc phù hợp.
Tránh nghe lời đồn hoặc truyền miệng về thực phẩm chức năng rất tốt rồi tự mua uống, có khi tiền mất tật mang. Điều trị bằng thuốc hiệu quả hơn thực phẩm chức năng, không chỉ có vậy các loại thuốc đều được chứng minh hiệu quả thông qua các nghiên cứu lâm sàng, đạt các tiêu chí kỹ thuật đủ để đáp ứng điều trị. Cần lựa chọn chế phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nhà sản xuất uy tín, tùy theo tình trạng bệnh lý mà có các loại thuốc điều trị tương ứng.
Người bị suy giảm nhận thức nhẹ có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn 3-5 lần so với người bình thường. Vì vậy sau khi được khám, nếu không phát hiện ra được nguyên nhân nào rõ ràng, bạn chưa cần thuốc đặc trị. Bạn chỉ cần làm theo các hướng dẫn phòng ngừa chung đã nêu ở trên, nên đi khám định kỳ hàng năm để giúp phát hiện sớm, nếu bệnh tiến triển thành sa sút trí tuệ. Lúc này bạn sẽ được bác sĩ kê toa cho dùng các thuốc đặc trị sa sút trí tuệ.
Con thấp lùn tưởng giống ông ngoại, đi khám ra 'thủ phạm' khác
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng con thấp bé chủ yếu do di truyền, dù rất lo lắng nhưng đành chấp nhận vì nghĩ không thể cải thiện được.
Chậm tăng trưởng vì thiếu hooc môn
Chị Nguyễn Thị Tới (Kon Tum) tâm sự con trai chị 13 tuổi nhưng thấp bé hơn các bạn cùng trang lứa, chỉ nặng 33 kg, cao 130 cm. Ngày còn bé con trai chị phát triển bình thường nhưng từ năm 3 tuổi bé rất chậm lớn. Có năm cao được 2,3 cm, có năm chẳng cao hơn chút gì.
Chị Tới đưa con đi kiểm tra dinh dưỡng bác sĩ chỉ kê vài thực phẩm bổ sung canxi, sữa bổ sung chiều cao. Hai năm nay, chiều cao con vẫn không cải thiện là mấy nên chị đành nghĩ chắc do con giống ông ngoại nên thấp bé. Chị Tới kể bố đẻ chị cao 1,58 mét nhưng mẹ chị lại cao 1,65 mét vì vậy 4 chị em nhà chị đều cao giống mẹ. Khi con trai chị thấp bé thì cháu lại được mọi người nói giống ông ngoại, di truyền thấp bé. Bản thân chị Tới cũng nghĩ như vậy nên bỏ chẳng theo các loại thực phẩm tăng chiều cao.
Cách đây 1 năm, chị xem trên mạng thấy thông tin tăng trưởng của trẻ chậm có thể do bệnh, hai vợ chồng chị Tới đưa con lên TP.HCM khám bệnh. Kết quả, bé thấp nhỏ không phải do di truyền mà bé bị thiếu hooc môn tăng trưởng do suy tuyến yên.
Sau 1 năm tiêm hooc môn tăng trưởng, bé tăng thêm được 16 cm, điều mà hai vợ chồng chị Tới chưa bao giờ nghĩ tới. Hiện con chị đã cao gần 1,5 mét. Nếu vẫn duy trì điều trị thì bé có thể đạt chiều cao 1,65 mét đến 1,7 mét.
Theo BSCKI. Hoàng Khánh Chi - Khoa Nội tiết BV Đại học y dược TPHCM, rất nhiều bậc phụ huynh thấy con thấp bé thường chủ quan nghĩ có thể do bố mẹ "chim chích" nên con thừa hưởng gen di truyền. Trong khi đó, nguyên nhân gây chậm tăng trưởng ở trẻ có rất nhiều. Do di truyền chỉ chiếm 23 % góp phần vào tăng trưởng của trẻ.
Các nguyên nhân gây chậm tăng trưởng khác đó là do bệnh lý trẻ bị các bệnh di truyền, thiếu hooc môn tăng trưởng. Trẻ bị xạ trị cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng, suy tuyến giáp, hội chứng cushing, trẻ suy dinh dưỡng ăn uống không đủ...
Trẻ thấp lùn cần tầm soát để tìm nguyên nhân.
Trường hợp trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai cũng khiến trẻ chậm tăng trưởng. Ước khoảng có 5 % trẻ không có tăng trưởng chiều cao cho tới lúc 3, 4 tuổi nếu khi sinh trẻ nhẹ cân. Những trẻ này cũng cần điều trị.
Yếu tố dinh dưỡng, bác sĩ Chi cho biết dinh dưỡng chiếm 30 % ảnh hưởng tới chiều cao. Trẻ dinh dưỡng tốt thì cân nặng với chiều cao đều tốt. Trẻ dưới 6 tuổi dinh dưỡng tốt thì khi lớn lên trẻ sẽ có mức tăng trưởng tốt. Sau 6 tuổi trẻ hay có sự chênh lệch chiều cao, lúc này do yếu tố di truyền mang lại.
Trẻ vận động kích thích cũng giúp tăng trưởng tốt vì khi vận động đổ mồ hôi hooc môn tăng trưởng giải phóng giúp trẻ cao hơn.
Trẻ ngủ sớm thì chiều cao cũng tốt hơn. Nên cho trẻ ngủ trước 9h đêm. Giai đoạn giấc ngủ sâu thì hooc môn của trẻ tiết ra nhiều nhất, giúp trẻ cao hơn.
Ngoài ra, môi trường sống không thoải mái, trẻ áp lực học hành, gia đình ngược đãi thì chiều cao cũng bị ảnh hưởng.
Làm sao để biết con chậm tăng trưởng
BS Chi cho biết bình thường trẻ mới sinh ra chiều cao trung bình 50 cm, sau 1 năm sẽ tăng khoảng 25 cm, 2 tuổi 85 cm, 3 tuổi 95 cm, sau 3 tuổi mỗi năm tăng 5cm. Tuổi dậy thì có thể tăng 7- 8 cm thậm chí 10 cm. Sau dậy thì trẻ tăng khoảng 1-2 cm/ năm.
Chính vì thế, cha mẹ cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ có tăng đều thì tốt, còn đi ngang cần khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Ví dụ sau 3 tuổi chiều cao của trẻ 1 tăng dưới 4 cm/năm cần đi tới bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân.
Tốc độ tăng trưởng sẽ dừng khi tuổi xương được 14 - 15 tuổi ở bé trai và 15 - 16 tuổi ở bé gái. Lúc này các sụn xương sẽ đóng lại, việc điều trị hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng. Do đó việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị đúng thời điểm là rất quan trọng.
Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ được điều trị tại chuyên khoa Nội tiết Nhi bằng hormone tăng trưởng. Khi đến độ tuổi thiếu niên, trẻ sẽ được đánh giá lại tình trạng rối loạn hormone tăng trưởng. Nếu rối loạn hormone tăng trưởng vẫn tiếp diễn, cần điều trị lâu dài cho bé tại chuyên khoa Nội tiết người lớn.
Phòng ngừa tổn thương cơ thể do nhiệt độ thấp Miền Bắc sắp bước vào đợt rét đậm, rét hại kỷ lục. Đợt rét này hiếm gặp trong 4 năm gần đây. Khi nhiệt độ thấp có thể gây ra một số tổn thương cho cơ thể như: cóng, lạnh cứng, cước... Các tổn thương này có thể gia tăng ở người mắc bệnh mạn tính. Tùy từng mức độ tổn thương, cần...