Tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm
Cử tri tỉnh Thái Bình đề cập vấn đề dạy chính khóa và dạy thêm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh; đề nghị Bộ GD&ĐT thực hiện cải cách triệt để phù hợp tình hình thực tế.
Ảnh minh họa/INT
Bộ GD&ĐT cho biết: Trong những năm qua, chương trình dạy học chính khóa được Bộ GD&ĐT triển khai nghiêm túc, linh hoạt và hiệu quả; trên cơ sở đảm bảo đủ về nội dung, thời lượng không cắt xén chương trình học trên lớp, từng bước giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cho các cơ sở giáo dục.
Nhiều mô hình giáo dục, phương pháp dạy học tích cực được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn… giúp học sinh tiếp cận kiến thức dễ dàng và hiệu quả hơn. Khả năng tự học của học sinh đang từng bước được cải thiện; chất lượng giáo dục nước ta nhất là chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn đều được nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, ở một số địa phương một số nhà trường chưa thực hiện tốt, còn tổ chức dạy thêm theo cơ cấu các lớp học chính khoá; một số giáo viên chưa dạy đúng, đủ chương trình theo quy định, giảm nội dung trong chương trình dạy học chính khoá để đưa vào chương trình dạy thêm là trái với quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 3, Thông tư số 17/2012/TT-BGD&ĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Mặc dù, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 2499/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/8/2019 công bố hết hiệu lực một số điều (6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14) của Thông tư số 17/2012/TT-BGD&ĐT. Tuy nhiên, các điều còn lại của Thông tư này vẫn còn hiệu lực, trong đó Điều 3, Điều 4 đã quy định rất rõ nguyên tắc và các trường hợp không được dạy thêm, học thêm; Điều 15, 16 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sở GD&ĐT trong việc quản lý dạy thêm và học thêm; Điều 17, 18 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện và phòng GD&ĐT trong việc quản lý dạy thêm và học thêm trên địa bàn.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn, xử lý bệnh thành tích trong giáo dục; tăng cường chức năng giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra sai phạm.
Video đang HOT
Nếu chương trình mới mà vẫn để dạy thêm tràn lan, khó có thể nói thành công
Hiện nay, tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan gây ra rất nhiều hệ lụy, bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tự nhiên của các em.
Nếu thực hiện theo chương trình mới trong thời gian sắp tới vẫn còn tồn tại tình trạng dạy thêm học thêm như hiện nay thì khó có thể nói chương trình thành công, khó có thể nói chương trình giảm tải, đạt được mục tiêu của việc thực hiện chương trình mới.
Hiện nay không cần dạy thêm, học thêm
Một số giáo viên lấy lý do chương trình nặng phải dạy thêm cho học sinh từ đó đặt ra kiến thức cao, bắt học sinh phải chạy theo, tạo áp lực không cần thiết.
Một số phụ huynh thì cho rằng cho học sinh học thêm vẫn tốt hơn để các em ở nhà khi mà tinh thần tự học của các em chưa cao.
Hiện nay quan điểm trên đã không còn phù hợp, kiến thức đã tinh giảm, chương trình đã tinh gọn bên cạnh đó việc xây dựng chương trình mới đã hướng đến việc học 2 buổi/ ngày, học sinh đã học 2 buổi/ ngày mà còn dạy thêm thì rất vô lý.
Chúng ta đã quá sai lầm khi đặt nặng kiến thức hàn lâm trong trường phổ thông mà quên đi mục đích cao cả của giáo dục là giáo dục lý tưởng sống, đạo đức, kỹ năng sống,...
(Ảnh minh họa: Báo Lao động)
Nếu không còn dạy thêm, học thêm
Nếu trường học chấm dứt được dạy thêm, học thêm là một điều vô cùng tích cực khi đó hầu như tất cả giáo viên sẽ làm việc hết mình, dạy thật, học thật sẽ được thực hiện.
Khi đó trường học sẽ đoàn kết, giáo viên không còn việc "chân trong, chân ngoài", "chạy sô" để kiếm tiền, nói xấu nhau, gây mất đoàn kết nội bộ, không có lý do gì để o ép, "đì" học sinh.
Khi đó giáo viên sẽ yêu thương học sinh thật lòng, không có việc phân biệt đối xử giữa người học thêm và người không học.
Khi đó bất công giữa các học sinh sẽ mất đi, mọi học sinh đều được đối xử bình đẳng, công bằng.
Khi đó, mọi học sinh đều sẽ cố gắng học tập, tự học, có thời gian tham gia các khóa học thể dục thể thao, thẩm mỹ, kỹ năng sống, đạo đức,...
Đa phần, những bất cập trong trường học hiện nay đều từ dạy thêm mà ra.
Chuyển từ dạy kiến thức sang dạy những điều cần thiết hơn
Thay vì quá đặt nặng việc học kiến thức trong trường phổ thông, thay vì dạy thêm kiến thức chúng ta phải dần dần thay đổi quan niệm về việc dạy những vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống.
Do đó, tại các trường phổ thông chỉ nên dạy kiến thức cơ bản, học sinh có khi đạt được kiến thức môn này, không đạt của môn khác là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Không có khái niệm môn chính, môn phụ, không thể lấy các môn Toán, Văn, Anh văn làm các môn thi tuyển vào lớp 10 là không còn phù hợp.
Thay vì dạy thêm các môn văn hóa, đặt nặng kiến thức hàn lâm xa rời thực tiễn nên dạy học sinh tinh thần yêu thích thể thao, rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, tăng cường các khóa huấn luyện thể dục thể thao, đưa thể thao vào trường học để học sinh vừa học tập, vừa rèn luyện.
Bên cạnh đó, phải giáo dục học sinh lý tưởng sống, đạo đức, đưa nội dung trên làm mục tiêu chính để hướng tới, xây dựng đội ngũ học sinh có phẩm chất, đạo đức tốt sẽ tránh được tình trạng học sinh vô lễ với giáo viên, người lớn, học sinh đánh nhau, vi phạm pháp luật,...
Thay vì dạy thêm kiến thức hàn lâm, nên chuyển sang dạy các kỹ năng sống, kỹ năng thích nghi với cuộc sống, chấp nhận đương đầu khó khăn, thử thách sẽ không có học sinh, sinh viên tự tử vì áp lực học hành, áp lực cuộc sống, gia đình,...
Cuối cùng, kiến thức ở trường phổ thông nên được thiết kế và dạy một cách đơn giản nhất, việc dạy học nên chuyển dần từ đánh giá kiến thức sang đánh giá thái độ, lý tưởng sống, kỹ năng sống,...có như thế mới tạo dần xã hội tích cực, hoàn thiện.
Muốn vậy phải kết hợp giữa xã hội, gia đình, nhà trường bằng các chủ trương, chính sách, đường lối và sự hợp tác của gia đình trong việc giáo dục học sinh.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Góc ngẫm nghĩ: Khắc phục bệnh phô trương thành tích trong giáo dục có khó? Bệnh thành tích đã và đang là một thực trạng đáng buồn của ngành giáo dục nước ta. Vì vậy, Văn phòng Chính phủ vừa mới phát đi thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với 10 vấn đề của ngành GD-ĐT. Trong đó nhấn mạnh việc "khắc phục bằng được bệnh phô trương,...