Tăng cường ôn tập cho học sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 dự kiến diễn ra trong 2 ngày 7 và 8-7. Đến thời điểm này, các trường THPT trong toàn tỉnh Khánh Hòa đang tổ chức ôn tập cho học sinh (HS) lớp 12 để các em sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng.
Chủ động ôn tập cho học sinh
Năm học 2020 – 2021, Trường THPT Nguyễn Trãi ( thị xã Ninh Hòa) có 570 HS lớp 12. Trên cơ sở các tổ hợp thi tốt nghiệp THPT năm nay, ngoài các môn thi độc lập ( Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ), trường có 70% HS đăng ký dự thi tổ hợp khoa học tự nhiên và 30% HS đăng ký dự thi tổ hợp khoa học xã hội. Thời gian này, cùng với việc khẩn trương hoàn thành chương trình chính khóa khối 12 theo quy định, nhà trường đang bước vào giai đoạn 2 tổ chức ôn tập nhằm tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho HS.
Học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Trãi, thị xã Ninh Hòa đang ôn thi.
Thầy Phạm Ngọc Ninh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Việc tổ chức dạy ôn tập cho HS lớp 12 được thực hiện nghiêm túc; giáo viên đều phải chuẩn bị tốt giáo án, mức độ kiến thức, câu hỏi bài tập và rèn kỹ năng cho HS phải phù hợp với nhận thức của từng đối tượng và có sự phân hóa về năng lực HS. Trường dự kiến kỳ thi học kỳ 2 sẽ xây dựng lồng ghép đề thi với nội dung kiến thức nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; bám sát đề thi minh họa do Bộ GD-ĐT công bố ngày 31-3; bảo đảm phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh đại học, cao đẳng).
Với mục tiêu nâng cao chất lượng thi, đến thời điểm này, các trường THPT đều đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy, ôn tập cho HS song song với dạy chương trình sách giáo khoa. Trong đó, các trường tổ chức cho HS học và củng cố kiến thức đều 6 môn thi. Cùng với ôn 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, ngoại ngữ, HS có dự tính chọn bài thi tự nhiên sẽ ôn Vật lý, Hóa học, Sinh học; còn HS có xu hướng chọn bài thi xã hội ôn kiến thức 3 môn: Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân. Ngoài chia lớp ôn thi theo tổ hợp, một số trường còn sắp xếp HS có học lực yếu thành một lớp để bồi dưỡng tích cực, giúp các em lấy lại kiến thức.
Tập trung xây dựng đề cương theo cách hỏi – đáp
Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, chỉ có bài thi Ngữ văn theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Chính vì vậy, nhiều trường THPT đều tập trung xây dựng đề cương ôn thi theo cách hỏi – đáp.
Thầy Trương Minh Trình – Hiệu trưởng Trường THPT Lý Tự Trọng (TP. Nha Trang) cho biết, đối với các môn thành phần trong hai bài thi tổ hợp, theo kết cấu đề thi, mỗi môn đều có số lượng câu hỏi nhiều, thành phần kiến thức rộng, thời gian làm bài chỉ trong 50 phút/môn nên giáo viên dạy các môn thuộc hai tổ hợp sẽ được tăng cường hướng dạy ôn tập tập trung vào xây dựng đề cương theo cách hỏi – đáp với độ bao phủ kiến thức toàn diện hơn. Các câu hỏi từng môn thi sẽ có cấp độ từ nhận biết kiến thức đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao… Do đó, trong quá trình ôn tập, giáo viên sẽ tập trung hướng dẫn HS kỹ năng làm bài, cách phân tích và xử lý nhanh các câu hỏi, tránh bị lạc đề hoặc nhầm kiến thức.
Theo ghi nhận của phóng viên, trong việc tổ chức dạy ôn tập cho HS lớp 12, các trường đều xác định thực hiện nghiêm túc, tích cực, chủ động, dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, có sự đánh giá chính xác quá trình giảng dạy của giáo viên, học tập của HS trong từng giai đoạn. Đồng thời, thường xuyên rà soát, điều chỉnh nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy học để góp phần nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT và chất lượng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021.
Ngoài ra, một số trường đã chủ động tổ chức thi thử cho HS, bám sát đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT. Từ kết quả thi thử, các trường phân tích, đánh giá và so sánh với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để giáo viên tự đánh giá hiệu quả ôn tập của bản thân, năng lực học tập của HS, phân loại HS trong khối học, lớp học để xây dựng và kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng HS.
Thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm học tập: Phải thực chiến đề thi thật nhiều
Học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên tại Trường THPT Nguyễn Du (H.Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sáng 21.3 trao đổi với các thủ khoa ôn thi như thế nào cho hiệu quả trong kỳ thi đánh giá năng lực?
Thủ khoa giao lưu với học sinh tại H.Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) - ĐÀO NGỌC THẠCH
Về vấn đề này, Nguyễn Phú Nghĩa, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2019, cho rằng kỳ thi đánh giá năng lực kiến thức rất rộng, phân bổ ở rất nhiều mảng kiến thức. Không phải thí sinh nào cũng giỏi toàn diện các môn. Vì thế, trong giai đoạn nước rút này, nếu muốn ôn thi hiệu quả, thay vì học theo sách giáo khoa từ đầu để có kiến thức, các bạn nên vào làm đề luôn, nếu câu nào chưa biết thì quay lại để xem kiến thức ở phần đó.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Nguyễn Thị Trân, học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi, hỏi: "Làm thế nào để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT?". Trả lời cho câu hỏi này, Võ Lập Phúc, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020, cho rằng môn văn là tư duy ngôn ngữ, làm thế nào để mỗi bài văn phải có điệu hồn riêng của mình. Chính vì thế, trong bài làm văn phải thể hiện được phong cách, giá trị sống, tầm nhìn, lý tưởng của chính các bạn vào bài văn và vấn đề này phải được tích lũy từ chính quá trình đọc, luyện tập mỗi ngày.
Đối với môn lịch sử, Phúc khẳng định không phải học thuộc lòng, không tư duy theo kiểu học thuộc lòng. "Phần thi trắc nghiệm của môn sử là phản ánh của logic sự kiện và khi học, các bạn phải làm sao liên kết được các sự kiện lại với nhau, các sự kiện này ảnh hưởng và là tiền đề để dẫn đến các sự kiện khác. Cách để học tốt môn lịch sử, đầu tiên là phải đọc hết toàn bộ sách giáo khoa và thứ hai là học cách trả lời thật nhanh sự kiện này có những ảnh hưởng gì đến các sự kiện sau", Phúc chia sẻ.
Trần Ngọc Đoan, thủ khoa đầu vào khối A Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM năm 2020, cho biết tính chất môn hóa và lý không đơn thuần giải bài tập như môn toán. Ở đề thi của 2 môn này, phần đầu có rất nhiều câu lý thuyết nên đầu tiên, để học tốt 2 môn này, phải nắm vững kiến thức, hiểu sâu và hiểu đúng, từ đó mới phát triển lên những bài tập khó. Đoan khuyên học sinh phải thực chiến đề thi càng nhiều càng tốt, vì việc chúng ta học và đề thi ra thế nào không phải lúc nào cũng giống nhau.
Trong giai đoạn nước rút, Trần Đức Lương, thủ khoa đầu vào khối A1 Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM năm 2019, khuyên với môn toán, học sinh nên tiếp cận đề theo tư duy mở, không nên tiếp cận kiến thức chỉ theo sách giáo khoa mà từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là các thầy cô trẻ sẽ có những cách thức giải rất mới. Không những thế, Lương cũng khuyên nên ôn và giải đề vào cùng giờ sẽ thi chính thức môn đó ở kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm quen với thời gian làm bài thi.
Khi học sinh băn khoăn về việc chọn ngành nghề, Quang Trọng Minh, thủ khoa đầu ra Trường ĐH Mở TP.HCM, đưa ra lời khuyên từ chính câu chuyện của mình. "Mình từng thi 2 lần không đậu vào trường đại học lớn với chuyên ngành mình yêu thích nên sau 2 năm vẫn quyết thi lại. Mình biết năng lực của mình đến đâu nên chọn ngành gần giống, có liên quan với ngành mình yêu thích, ở một trường lấy mức điểm thấp hơn. Nhưng mình nhận ra rằng nếu vào trường lớn, chưa chắc mình đã cố gắng và có được những thành tích nổi trội như bây giờ", Minh kể.
Chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021: Chu đáo từng chi tiết Sau khi Bộ GD&ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT và hướng dẫn đăng ký dự thi, các địa phương, nhà trường đẩy mạnh tư vấn cho học sinh học tập, ôn thi và chuẩn bị điều kiện tổ chức kỳ thi... Công tác tư vấn, hướng nghiệp cho HS được các trường học chú trọng thực hiện. Ảnh: Q. Ngữ Khẩn...