Tăng cường ôn tập cho học sinh cuối cấp
Ngay khi học sinh quay trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, công tác ôn luyện cho HS lớp 9 được Trường Tiểu học – THCS Trần Hưng Đạo (TP Kon Tum, Kon Tum) chủ động triển khai.
Học sinh Trường DTNT Đắk Hà (Kon Tum) học tập, ôn luyện kiến thức.
Cô Nguyễn Thị Hoàn, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường có 122 học sinh lớp 9. Mặc dù, các em chưa thi giữa học kỳ II để nhà trường đánh giá kết quả học tập. Tuy nhiên, các giáo viên trong trường đang tích cực, khẩn trương ôn tập, đặc biệt là các em cuối cấp.
Theo đó, nhà trường triển khai dạy 2 buổi/ngày, tăng cường bồi dưỡng cho học sinh lớp 9. Ngoài bổ trợ thêm kiến thức còn thiếu hụt, thầy cô mở rộng, nâng cao cho các em môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh.
“Sau khi kiểm tra giữa kỹ II, nhà trường xem xét, đánh giá kết quả. Từ đó phân loại học sinh, học sinh yếu mặt nào nhà trường sẽ tiến hành bổ trợ. Với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường đặc biệt quan tâm, hỗ trợ các em nhiều hơn về mặt kiến thức. Bên cạnh đó, sẻ chia, nắm bắt tâm lý để động viên các em vươn lên trong học tập”, cô Hoàn chia sẻ.
Học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP Pleiku, Gia Lai) ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp.
Video đang HOT
Em Lê Quốc Anh (lớp 12 Tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum) cho biết: Em đang dành thời gian để tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học 2020 – 2021. Bên cạnh đó, em cũng sắp xếp thời gian để ôn tập kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Về vấn đề này, Sở GD&ĐT Gia Lai cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức tốt hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh, nghiêm cấm việc cắt xén chương trình.
Ngoài ra, sở yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua Internet trong thời gian “tạm dừng đến trường, không dừng học” để phòng chống dịch Covid-19. Từ đó hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch học tập theo hướng kế thừa những nội dung, kiến thức đã học qua Internet nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức.
Đồng thời, hướng dẫn giáo viên và học sinh làm quen với định dạng đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT. Qua đó, xây dựng kế hoạch dạy học, ôn tập phù hợp với từng trường, nhóm năng lực. Bên cạnh đó, tăng cường hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập, không gây quá tải, bảo đảm sức khỏe của học sinh; tiếp tục tổ chức cho học sinh ôn tập kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Chống sốc cho học sinh cuối cấp
Ngoại khóa là hoạt động được chú trọng trong Chương trình GDPT mới. Thời gian qua, ngành Giáo dục các địa phương đã tiếp cận và vào cuộc triển khai mạnh mẽ hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thông.
HS lớp 5 chuẩn bị bước vào lớp 6 với sự thay đổi về Chương trình, SGK. Ảnh: Đức Trí
Với cách làm sáng tạo, phù hợp với đặc thù địa phương, hoạt động ngoại khóa đang dần "hút" thầy, trò...
Giúp học sinh tiếp cận chương trình
Cô Nguyễn Thị Nguyên - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Bản Phố (Bắc Hà - Lào Cai) chia sẻ: Để bảo đảm tính liên thông cho HS lớp 5 lên THCS, nhà trường thực hiện nghiêm chỉ đạo của phòng GD&ĐT trong việc thường xuyên tổ chức dự giờ của các trường tiểu học trong địa bàn để GV hai bậc học cùng tìm phương pháp giảng dạy, sự kế thừa, phù hợp... Từ đó, triển khai vào thực tế, giúp HS nhanh chóng bám sát yêu cầu chương trình.
Đặc biệt, nắm rõ đặc thù của HS tiểu học là viết vở ô ly, nên ngay bước vào học kỳ II nhà trường đã chủ động tặng mỗi HS lớp 5 một quyển vở kẻ ngang để các em có thể làm quen, luyện chữ viết từ ô ly sang kẻ ngang; quen với cách viết và trình bày bài tập theo nền nếp của HS bậc THCS...
Cũng không ít phụ huynh băn khoăn lo lắng khi HS lớp 5 bước vào lớp 6 (năm học 2021 - 2022) sẽ học theo Chương trình GDPT 2018, trong khi HS vẫn học lớp 5 theo chương trình cũ...
Tuy nhiên vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn các trường tiểu học điều chỉnh kế hoạch giáo dục ở học kỳ II của lớp 5 theo hướng lồng ghép, tích hợp một số nội dung theo chủ đề dạy học. Cùng đó điều chỉnh yêu cầu đối với HS để chuyển dần theo hướng dạy học phát triển năng lực, phẩm chất thông qua hướng dẫn tổ chức các hoạt động học, cách giao nhiệm vụ học tập để HS chủ động, linh hoạt, sáng tạo thực hiện.
Một vấn đề cũng được các trường THCS quan tâm, đặt ra đó là có một môn học mới - Khoa học tự nhiên với các phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học ở lớp 6. Như vậy, để HS lớp 5 lên lớp 6 tiếp cận được môn học, các trường thực hiện không lúng túng... phải chuẩn bị ra sao?
Về vấn đề trên, theo cô Nguyễn Thị Tuyết Minh - Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền (Hai Bà Trung - Hà Nội): GV các trường đang nghiên cứu SGK trên mạng. Khi có bộ SGK chính thức được chọn để dạy học, nhà trường và GV bộ môn sẽ cùng trao đổi và tìm ra cách triển khai hiệu quả. Việc dạy học môn khoa học tự nhiên với các phân môn không quá lo lắng bởi có sự hướng dẫn từ Bộ GD&ĐT. Mặt khác, ngay từ quá trình chuẩn bị, nhà trường sẽ yêu cầu tổ tự nhiên nghiên cứu kỹ mạch kiến thức, từ đó đề xuất cách thực hiện, đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường.
Với HS khối 9 chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, thầy Trần Quốc Hải - Hiệu trưởng Trường THCS Cát Linh (Đống Đa - Hà Nội) lại chỉ ra: Đây là lứa HS chịu ảnh hưởng liên tiếp 2 năm dịch Covid-19 nên kết quả học tập của nhiều em chưa như mong muốn. Thời điểm này, GV vừa triển khai chương trình cơ bản, vừa bù lấp kiến thức cho thời gian học trực tuyến, mặt khác ôn tập nâng cao cho HS thi tuyển sinh vào lớp 10.
"Thời gian không còn nhiều, nên việc dạy học và ôn tập phải được GV lên kế hoạch hết sức hợp lý, khoa học. Vội nhưng không "nhồi" nhét HS về kiến thức. Dạy tới đâu chắc tới đó. Đặc biệt, để HS học tập hiệu quả ở giai đoạn nước rút, nhà trường yêu cầu GV tăng cường động viên, quan tâm, hỗ trợ kiến thức, tránh sức ép tâm lý cho HS..." - thầy Hải chia sẻ.
GV và HS Trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy - Hà Nội). Ảnh: Đức Trí
Sẵn sàng tâm thế chuyển cấp
PGS. TS Trần Thị Minh Hằng - Khoa Tâm lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) khẳng định: Với HS cuối cấp việc chuẩn bị tâm thế vô cùng quan trọng và không thể xem nhẹ bởi các em phải đối diện với những cuộc thi quan trọng.
Tâm lý của HS cuối cấp như "sợi dây đàn" phải căng ra bởi chịu nhiều áp lực từ phía gia đình, xã hội, đồng thời cũng là bước ngoặt quan trọng của bản thân. Nếu trẻ không được chuẩn bị tâm thế kĩ càng dẫn tới thần kinh căng thẳng, có em chuyển từ trạng thái tâm lý bình thường sang bất thường (trầm cảm, sốc, không nói năng gì), thậm chí xuất hiện hành vi tiêu cực (tự tử, bỏ nhà đi lang thang, nổi loạn...).
PGS. TS Nguyễn Thị Minh Hằng lưu ý: Chuẩn bị tâm thế cho HS cuối cấp bao gồm cả về mặt nhận thức, kiến thức, phương pháp... để tham gia các kỳ thi đạt hiệu quả; biết đón nhận kết quả mình đạt được. Nếu không chuẩn bị tốt tâm thế, không chỉ thiếu kiến thức làm bài thi mà HS còn thiếu kĩ năng, phương pháp để làm bài thi đạt kết quả cao nhất.
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng nhấn mạnh: Giữa kiến thức và tâm lý, việc chuẩn bị tâm lý cho HS cuối cấp quan trọng và khó khăn hơn bởi kiến thức có thể bù lấp sau khoảng thời gian ngắn còn tâm lý cần có quá trình, sự tập dượt, trải nghiệm với nhiều tình huống (có thể tình huống giả định) HS mới hình thành kĩ năng...
Cùng đó, cha mẹ không nên ép con học tập quá sức mà thay vào đó hãy động viên trẻ học tập và biết chấp nhận kết quả đạt được sau kỳ thi. Cần giúp HS cuối cấp hiểu rằng, bất kỳ kết quả ra sao cũng có phương án giải quyết ở mức độ phù hợp.Ví như không vào trường chuyên thì vào trường tốp 1, không vào trường tốp 1 vào trường bình thường, không vào công lập học ngoài công lập, hoặc học vừa học vừa làm... Như vậy, tránh cho trẻ sự thất vọng, tự ti về bản thân, chán nản học tập, không nỗ lực phấn đấu ở môi trường học tập khác.
Cha mẹ và cả HS cuối cấp cần hiểu rằng không có con đường cùng trong học tập. Quan trọng là biết chấp nhận kết quả mình đạt được và cố gắng, nỗ lực phấn đấu hết mình với con đường mình tiếp tục lựa chọn...
Tiến sĩ có 15 bằng sáng chế Mỹ: 'Đừng hỏi làm gì để có mức lương nghìn đô' Khi nói chuyện với nhiều bạn trẻ, TS Công thường nhận được câu hỏi: "Làm gì để ra trường đạt mức lương 2.000 hay 10.000 USD?". Anh cho rằng, thay vì đặt câu hỏi đó, hãy nghĩ đến việc làm thế nào để nâng giá trị bản thân. Giáo dục hướng nghiệp là điều quan trọng TS Trịnh Công là cựu học sinh...