Tăng cường năng lực bảo đảm chất lượng đào tạo giáo dục đại học
Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) đã phối hợp với Chương trình Úc cùng Việt Nam Phát triển nguồn Nhân lực (Aus4skills) tổ chức chuỗi đào tạo trực tuyến: “Quản lý bảo đảm chất lượng giáo dục đại học tại Australia”.
Chuỗi đào tạo trực tuyến có chủ đề “Quản lý bảo đảm chất lượng giáo dục đại học tại Australia”.
Khóa học hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cho nhóm cán bộ quản lý và giảng viên về quản lý chất lượng bên trong đối với các chương trình đào tạo thông qua kinh nghiệm quản lý chất lượng các chương trình đào tạo của cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng Giáo dục Đại học (TEQSA).
Các chuyên gia, học giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu về TEQSA và cách quản lý các chương trình đào tạo đại học tại Australia; quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và quản lý chương trình đào tạo đại học mới; chuẩn giáo dục đại học và quản lý rủi ro; và bảo đảm chất lượng trong phạm vi trường đại học Australia.
Ông Đào Phong Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Chất lượng, Trường Đại học Cần Thơ nhận xét, khóa học thực sự hữu ích đối với đội ngũ công tác trong lĩnh vực giáo dục đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam.
Theo đó, các học viên có cơ hội được cùng nhau chiêm nghiệm, nhìn nhận, đánh giá công việc của mình và đối chiếu với những kinh nghiệm, kết quả của các đồng nghiệp Australia.
“Chúng tôi đã được tiếp thu những bài học quý giá. Trong thời gian tới, mỗi học viên chắc chắn đã có kế hoạch áp dụng các kiến thức này vào thực tế” – ông Lâm nói, đồng thời nhấn mạnh: Khóa học đã mang lại những nội dung, kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam.
Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30/3/2020 về việc thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học, theo đó Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) trực tiếp triển khai các hoạt động liên quan.
Video đang HOT
Trong giai đoạn 2020 đến tháng 6/2021, Vụ Giáo dục đại học đã và đang tổ chức chuỗi tọa đàm lấy ý kiến xây dựng Thông tư ban hành qui định về Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và đề cương Chuẩn chương trình cho từng lĩnh vực cụ thể.
Trong suốt quá trình này, Vụ Giáo dục đại học luôn có sự đồng hành, hỗ trợ cả về mặt chuyên gia và mặt kỹ thuật của nhiều tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế, trong đó có Chương trình Aus4skills với sự tài trợ của chính phủ Australia.
Từ năm 2016, chương trình Aus4Skills của Chính phủ Australia đã phối hợp với Bộ GD&ĐT và các trường ĐH Việt Nam trong các hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020, Aus4Skills đã hỗ trợ các trường đại học ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam nâng cao năng lực trong các vấn đề: đổi mới quản trị và lãnh đạo, điều chỉnh kế hoạch chiến lược, vận hành Hội đồng trường hiệu quả theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học; cải tiến hệ thống và công cụ đảm bảo chất lượng; đổi mới chương trình để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thị trường lao động đối với kỹ năng của lực lượng lao động, và lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực & hòa nhập.
Các vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường hợp tác với doanh nghiệp là những chủ đề xuyên suốt, được chú trọng đề cập trong mọi vấn đề trên.
Sau năm 2020, Chương trình Aus4Skills và Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện chuỗi hoạt động trong khuôn khổ kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ loại bỏ 'u nhọt' trong giáo dục đại học
"Những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung nhiều vào giáo dục đại học. Đây là lĩnh vực rất cần phải cải tổ" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Theo ông Nhạ, khi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh có kiến thức rất tốt, nhưng lên bậc đại học, nếu không khai thác được thì những kiến thức đó cũng dần bị mai một.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ có thể coi là một cơ hội cho giáo dục đại học của Việt Nam.
"Những cơ sở giáo dục đại học nào tốt, những ngành đào tạo nào tốt thì chúng tôi khuyến khích theo hướng liên kết đào tạo chương trình quốc tế hay du học tại chỗ", ông Nhạ nói.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho hay, trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường việc thanh, kiểm tra nhằm xóa bỏ những "u nhọt" để tạo môi trường cạnh tranh thực sự công bằng. Bên cạnh đó, các trường đại học, các ngành đào tạo phải thể hiện được nhu cầu của thị trường.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường công khai, minh bạch
Hiện, Bộ GD-ĐT triển khai rất mạnh về chuẩn chương trình. Tất cả các chương trình phải đáp ứng chuẩn đầu ra tối thiểu. Các cơ sở giáo dục đại học, tùy theo điều kiện đảm bảo trên chuẩn đó, mới được đào tạo.
"Hiện nay, các trường được chủ động, nhất là các trường tự chủ mở các mã ngành và cũng tuyên bố chuẩn đầu ra. Nhưng 'chuẩn' phải được kiểm định và được công khai. Như vậy, có một số trường mà không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng thì không thể tồn tại được.
Ở đây cũng không phải dùng biện pháp hành chính, mà qua công khai, minh bạch và giám sát. Khi ít người vào học thì trường đại học đương nhiên phải điều chỉnh. Như vậy, Nhà nước mà cụ thể là Bộ GD-ĐT phải đóng vai trò như trọng tài khi đưa ra "luật chơi" rất công bằng và cách tiếp cận quốc tế.
Đồng thời, phải nghiêm minh để đảm bảo sự công bằng, tránh tình trạng những trường làm nghiêm túc có khi lại không được biết đến do kém khâu marketing. Trong khi có những trường không đảm bảo được chất lượng như công bố nhưng lại làm marketing tốt, nên thông tin đến người học không tương xứng" - ông Nhạ nói.
Vì vậy, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, Bộ GD-ĐT đang triển khai chương trình cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học theo hình thức số hóa.
"Chủ trương của ngành năm nay và 5 năm tới là thực hiện mạnh về chuyển đổi số. Trong đó, đối với giáo dục đại học, một mặt là chuyển đổi số để xây dựng những tài nguyên số và phương thức đào tạo trực tuyến kết hợp trực tiếp. Nhưng mặt khác, chúng tôi rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa điều kiện đảm bảo chất lượng.
Ví dụ, một trong những điều kiện để mở mã ngành là đội ngũ giảng viên. Khi không hoặc chưa minh bạch thì một số trường mượn tên giảng viên để mở mã ngành. Nhưng khi minh bạch, thì mỗi giáo viên chỉ được đứng tên ở một trường. Như vậy, những cơ sở giáo dục đại học không đảm bảo điều kiện sẽ lộ diện".
Bộ trưởng Nhạ cho hay, hiện đã có hiện tượng một số trường tư không tuyển được người học và phải tự điều chỉnh.
Vì vậy, chủ trương của Bộ GD-ĐT là đổi mới cơ chế quản lý, dùng chính sự minh bạch và cơ chế cạnh tranh để sắp xếp trật tự thị trường, điều chỉnh lại các trường, hạn chế khâu hành chính.
"Hướng đổi mới rất mạnh mà chúng tôi cho rằng đột phá đó là đổi mới về cơ chế quản lý. Nhà nước tập trung, tăng cường chức năng quản lý, còn chức năng quản trị để cho các nhà trường.
Hiện, hành lang pháp lý đã tương đối, nhưng nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phải tăng cường. Thậm chí trong quá trình thanh kiểm tra, xét thấy cần phải điều chỉnh cơ chế, chính sách vẫn có thể điều chỉnh lại, chứ không phải ban hành là xong".
Do đó, chức năng chính của Bộ GD-ĐT sẽ là tạo môi trường, cơ chế chính sách thể chế, và công tác thanh, kiểm tra.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, Bộ GD-ĐT đã nhận diện ra được những điểm yếu và đường hướng phát triển của giáo dục đại học.
"Tôi tin rằng 5 năm tới đây, giáo dục đại học của Việt Nam sẽ có nhiều chuyển biến mạnh", Bộ trường Nhạ nói.
Thước đo chất lượng giáo dục đại học Xu thế toàn cầu hóa và tự chủ đại học đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học phải tự xác lập vị thế học thuật và chất lượng người được đào tạo qua đánh giá của thị trường lao động. Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là một trong những công cụ hữu hiệu để các trường thực hiện các...









Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nam sinh lớp 8 mất liên lạc nghi bị người lạ dụ dỗ, mẹ lên mạng cầu cứu
Tin nổi bật
23:30:12 09/04/2025
Phim ngôn tình mới chiếu đã bị chê tan nát, cặp chính diễn dở như "muốn rút ống thở của nhà sản xuất"
Phim châu á
23:15:57 09/04/2025
Bom tấn cổ trang Việt chưa chiếu đã hot rần rần: Đẹp đến từng khung hình, dàn cast nghe tên đã muốn xem
Phim việt
23:13:27 09/04/2025
Nhan sắc đẹp chấn động của Park Min Young, công chúa tóc mây có thật ngoài đời!
Hậu trường phim
23:04:27 09/04/2025
Xuất hiện nhân vật bí ẩn vung hàng chục tỷ để sở hữu 1 tài sản của Từ Hy Viên?
Sao châu á
22:49:25 09/04/2025
Nhan sắc Hà Kiều Anh 32 năm trước gây chú ý, Mai Phương Thúy sexy nghẹt thở
Sao việt
22:46:18 09/04/2025
Ter Stegen: 'Nếu muốn, Messi có thể ném bóng vào mặt bạn'
Sao thể thao
22:42:06 09/04/2025
3 phút 56 giây rơi nước mắt của thành viên BIGBANG, nỗ lực "níu kéo" T.O.P trở lại
Nhạc quốc tế
22:37:58 09/04/2025
Ukraine ồ ạt tập kích, hàng không Nga gián đoạn
Thế giới
22:37:52 09/04/2025
Tạm dừng phiên tòa Trương Mỹ Lan để làm rõ số tiền trong vụ án
Pháp luật
22:06:41 09/04/2025