Tăng cường miễn dịch cho trẻ lúc giao mùa
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa, đặc biệt là các bệnh lý hô hấp, ngoài ra còn các bệnh dị ứng và tiêu hóa.
Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển trong khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cho trẻ uống nước ấm, tránh đồ chiên rán, ngủ đủ giấc là những cách đơn giản tăng cường miễn dịch cho trẻ lúc thời tiết giao mùa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như biến chứng.
Cho trẻ uống nước ấm, tránh đồ chiên rán, ngủ đủ giấc là những cách đơn giản tăng cường miễn dịch cho trẻ lúc thời tiết giao mùa
Cho trẻ uống sữa: Trẻ cần được uống sữa tối thiểu 1-2 năm đầu đời, ưu tiên bú sữa mẹ. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể có thể tăng cường khả năng miễn dịch thụ động. Sữa đặc màu vàng (sữa non) được tiết ra trong vài ngày đầu sau khi sinh giàu kháng thể, tốt cho trẻ sơ sinh. Trẻ lớn có thể uống thêm sữa bò, sữa hạt… bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin D, canxi, để tăng sức đề kháng.
Uống nước ấm: Trẻ uống nước lạnh khi nhiệt độ ngoài trời giảm có thể dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc viêm nhiễm. Phụ huynh nên cho con uống nước ấm, hỗ trợ cơ thể thải độc tốt hơn, tiêu hóa thực phẩm dễ dàng hơn. Cơ thể có đủ lượng nước góp phần tăng cường trao đổi chất, tốt cho đường ruột và tăng cường miễn dịch.
Tránh lạm dụng kháng sinh: Bé có thể tăng sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch khi mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm nhẹ. Cha mẹ không tự ý sử dụng kháng sinh như mua ở hiệu thuốc hay sử dụng lại đơn thuốc cũ. Uống kháng sinh không đúng chỉ định có thể phá vỡ hệ vi sinh vật và làm giảm miễn dịch.
Vận động mỗi ngày: Khả năng miễn dịch mà trẻ nhận được từ mẹ sau khi sinh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và mất đi sau vài tuần hoặc vài tháng. Cơ thể trẻ tự tạo ra kháng thể khi tiếp xúc với virus hoặc vi trùng khác và hệ miễn dịch bắt đầu hoạt động. Bé nên chơi ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để nhận vitamin D, góp phần xây dựng hệ miễn dịch.
Vận động hợp lý vào mùa thu đông khi nắng ấm hay vào giữa sáng, giữa chiều… hỗ trợ cải thiện tâm trạng. Bé tập thể dục còn giải phóng endorphin giúp tăng cường đề kháng. Trẻ có thể chơi thể thao hoặc đi dạo, vận động ở sân, tránh tập luyện quá sức.
Video đang HOT
Quản lý căng thẳng: Căng thẳng khiến cơ thể yếu ớt, dễ nhiễm trùng hơn. Phụ huynh nên dành thời gian cho trẻ, tạo cơ hội cho con nói về điều khiến bé lo lắng, tham gia các hoạt động vui chơi.
Tiêm vaccine: Tiêm vaccine là cách chủ động bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm. Ngoài các vaccine cần thiết theo độ tuổi, trẻ từ 6 tháng trở lên có thể tiêm phòng cúm hàng năm.
Ngủ đủ giấc: Trẻ cần giấc ngủ chất lượng, kéo dài khoảng 9 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc giúp bé cải thiện khả năng miễn dịch, tinh thần sảng khoái. Phụ huynh khuyến khích con hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, tắt tivi, điện thoại… một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ.
Ưu tiên thực phẩm tăng cường miễn dịch: Thực phẩm giàu dưỡng chất như kẽm (bí ngô, hạt vừng), protein (thịt gà, đậu nành, đậu xanh), axit béo (các loại hạt) nên có trong thực đơn hàng ngày của bé. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng khả năng miễn dịch.
Mùa thu đông là thời điểm trẻ dễ ho, dị ứng và gặp các rối loạn hô hấp khác. Phụ huynh có thể cho bé uống sữa ấm với một chút bột nghệ trước khi đi ngủ để ngon giấc, giảm đờm.
4 loại vitamin tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng để nâng cao miễn dịch, tránh xa virus gây bệnh
Vitamin có thể giúp duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch để có thể chống lại nhiễm trùng, đặc biệt là trong mùa lạnh và cúm.
Nhưng đâu là những loại tốt nhất bạn nên bổ sung?
Trong khi một số chất dinh dưỡng đa lượng tổng hợp được biết là có vai trò đối với sức khỏe miễn dịch theo một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tạp chí Chất dinh dưỡng (Hoa Kỳ), các bác sĩ có xu hướng dựa vào nguồn thực phẩm - chứ không phải thuốc hay thực phẩm bổ sung - để cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể.
Sharon Palmer, chuyên gia dinh dưỡng tại Hoa Kỳ cho biết: " Mục tiêu chính của tôi là đảm bảo rằng cơ thể được cân bằng dinh dưỡng để có hệ miễn dịch chiến đấu tốt với virus gây bệnh" .
Đối với một số người, sự cân bằng đó có thể bao gồm vitamin hoặc chất bổ sung. Ali Bandier, một chuyên gia dinh dưỡng khác tại Hoa Kỳ cho biết: " Nếu bạn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, việc bổ sung có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bổ sung chỉ bằng thực phẩm hoặc dùng thêm thực phẩm bổ sung nếu cần".
Để giúp bạn chống lại bệnh cúm hoặc hạn chế cảm lạnh và các loại virus gây bệnh, các chuyên gia dinh dưỡng đã chia sẻ một số loại vitamin tốt nhất mà bạn có thể hấp thu được từ thực phẩm để nâng cao miễn dịch, tránh xa virus gây bệnh.
1. Vitamin E
Bandier cho biết vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể tăng cường chức năng miễn dịch.
" Hình thức tốt nhất để có được vitamin E là thông qua thực phẩm. Sự thiếu hụt vitamin E rất hiếm xảy ra, vì vậy, giống như bất kỳ thứ gì khác, quá nhiều có thể gây hại. Nguồn cung cấp vitamin E dồi dào bao gồm các loại hạt và quả hạch/bơ hạt, các loại rau có lá màu xanh đậm như rau bina và bông cải xanh, các loại trái cây như kiwi, cà chua và xoài; và dầu mầm lúa mì", Bandier cho biết.
2. Vitamin C
Mặc dù vitamin C không thể ngăn ngừa cảm lạnh theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Hoa Kỳ, một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng cho thấy nó vẫn là một chất dinh dưỡng quan trọng cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
" Cách tốt nhất để có đủ vitamin C là thông qua thực phẩm, và những loại có hàm lượng vitamin C cao bao gồm các loại trái cây họ cam quýt như cam, bưởi và kiwi; các loại rau họ cải như bông cải xanh sống và cải bruxen cũng như dâu tây, cà chua và khoai tây trắng", Bandier nói.
Nghiên cứu năm 2021 được công bố trên BMJ Global Health cho thấy vitamin C và D làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và rút ngắn thời gian xuất hiện các triệu chứng. Một phân tích ta năm 2022 được công bố trên tạp chí Đánh giá hiện tại về Dược lý học lâm sàng và thực nghiệm Hoa Kỳ cũng cho thấy vitamin C có thể làm giảm thời gian nhiễm trùng đường hô hấp.
Ngoài các bữa ăn hàng ngày, Bandier còn ăn thêm quả cơm cháy (một loại quả mọng), vitamin C, vitamin D và kẽm trong mùa lạnh và cúm.
3. Vitamin D
Nhiều người không nhận đủ vitamin D qua chế độ ăn uống của mình - thật khó để có được. Đó là lý do tại sao việc bổ sung vitamin D dường như được nhiều chuyên gia y tế ưu tiên. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Frontiers in Nutrition chỉ ra rằng vitamin D có thể ngăn ngừa nhiễm cúm.
Palmer nói: " Tôi đảm bảo rằng mình đang nhận được nguồn vitamin C, D và E dồi dào trong chế độ ăn uống của mình thông qua thực phẩm nguyên chất và thực phẩm bổ sung. Tôi dùng vitamin D".
Giống như Palmer, Zhaoping Li, giáo sư y khoa, Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng tại Viện Đại học California (Hoa Kỳ), cho biết cô ấy cũng uống vitamin D (Điều quan trọng đối với một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên).
4. Axit béo omega-3
Giáo sư Li cũng thường xuyên dùng dầu cá vì lợi ích của nó đối với hệ thống miễn dịch. Tùy thuộc vào chế độ ăn uống của bạn - ví dụ: nếu bạn không ăn cá - bạn có thể không nhận được nhiều chất dinh dưỡng này. Bổ sung axit béo omega-3 có thể là một giải pháp tốt.
Palmer cho biết cô đã ưu tiên các nguồn axit béo omega-3 tốt trong chế độ ăn uống của mình trong hơn một thập kỷ. Palmer nói: " Tôi đưa nấm vào chế độ ăn uống hàng ngày, nhiều chất xơ, men vi sinh và nguồn axit béo omega-3".
Vì sao trẻ càng nhỏ mắc cúm càng nguy hiểm? Thời tiết mưa nắng thất thường thuận lợi cho virus cúm phát triển. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị cúm tấn công và gặp biến chứng nặng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí tử vong. Vì sao trẻ có thể tử vong khi mắc cúm? Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước ghi nhận bệnh...