Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân năm 2023 – 2024
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang vào giai đoạn mùa Đông Xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô là nguyên nhân các dịch bệnh xuất hiện và lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm, các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Người dân cần chủ động chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Để tiếp tục chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong mùa Đông – Xuân năm 2023 – 2024, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tích cực tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân, tuyên truyền vận động người dân giảm dụng cụ chứa nước không cần thiết, lật úp, thu gom loại bỏ dụng cụ phế thải; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, thường xuyên tổ chức diệt bọ gậy, lăng quăng tại hộ gia đình với thông điệp “mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng/bọ gậy”.
Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút; chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo đảm công tác y tế với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; chủ động công tác giám sát, tiếp tục triển khai giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh chuyển nặng, tử vong. Duy trì thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh, nhất là các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Tiếp tục tổ chức tốt và chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và phối hợp triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị.
Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp; tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe.
Đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động vệ sinh phòng bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường hoạt động truyền thông về phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân và thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe.Sở Tài chính: tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch theo quy định hiện hành.
Video đang HOT
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật để xử lý triệt để ổ dịch và phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người.
UBND các huyện, Thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; đảm bảo kinh phí, nguồn lực và huy động sự tham gia của các phòng, ban, các đoàn thể chính trị – xã hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
16 thông điệp truyền thông phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế
Bộ Y tế cho biết Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh 2023- ngày 27/12 có chủ đề 'Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh'...
Theo Bộ Y tế, trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa... tạo thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Quán triệt quan điểm phòng bệnh từ sớm, từ xa, chủ động hạn chế dịch bệnh bùng phát, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 10844/VPCP-QHQT ngày 25/12/2020, Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch số 1446/KH-BYT ngày 20/11/2023 triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2023 nhằm nâng cao ý thức của người dân; tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh...
Bộ Y tế cho biết Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh 2023- ngày 27/12 có chủ đề "Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh"...
Theo đó, các thông điệp truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh 2023- ngày 27/12 với chủ đề "Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh", được Bộ Y tế đã xây dựng bao gồm:
Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh;
Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác;
Chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa, từ cơ sở;
Phòng, chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng;
Thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân để phòng, chống dịch bệnh;
Ăn chín, uống sôi, an toàn thực phẩm để phòng, chống dịch bệnh;
Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nơi ở để ngăn ngừa mầm bệnh phát triển;
Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả để chủ động phòng, chống dịch bệnh;
Quan hệ tình dục an toàn để phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục;
Thực hiện lối sống khoa học, dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng;
Không tiếp xúc động vật ốm, chết và không sử dụng thực phẩm không an toàn;
Phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân: giữ ấm cơ thể; thể dục, thể thao; nâng cao thể trạng;
Khi có dấu hiệu mắc bệnh, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám kịp thời;
Không tự ý mua, sử dụng kháng sinh để phòng và chữa bệnh;
Thực hiện 2K (Khẩu trang-Khử khuẩn) để phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm;
Đeo khẩu trang khi đến cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng, tại các địa điểm tập trung đông người.
Bộ Y tế cho biết, ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam đề xuất.
Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo giao Bộ Y tế chủ động tổ chức và vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh hang năm theo Công văn số 10844/VPCP-QHQT ngày 25/12/2020.
Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh được thông qua trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới; tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả của COVID-19.
Với sự nỗ lực của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, thế giới đã có những bước tiến lớn trong việc tìm hiểu về virus gây bệnh; sản xuất, sử dụng vaccine phòng COVID-19 và thuốc kháng virus điều trị bệnh nhân... đã góp phần làm giảm số mắc bệnh, số tử vong; dịch bệnh COVID-19 đã từng bước được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu.
Ngày 05/5/2023, sau hơn 3 năm xảy ra đại dịch, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế.
Tại Việt Nam, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, phù hợp các giải pháp chống dịch; dịch bệnh đã được ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát hiệu quả; góp phần quan trọng và tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; được Nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Từ ngày 20/10/2023, COVID-19 được chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và ngày 29/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã bãi bỏ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 về việc công bố dịch COVID-19...
Chuyển Bộ Công an xác minh mua sắm chống dịch ở Hà Nội đội giá chục tỉ đồng Hàng chục gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư chống dịch Covid-19 tại Hà Nội được chuyển sang Bộ Công an xác minh, làm rõ việc chênh lệch giá. Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm vừa ký ban hành thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm,...