Tăng an toàn, lãi suất càng khó giảm
Từ lâu NHNN đã muốn giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về mức 30%, nhằm hạn chế tình trạng NHTM cho vay các lĩnh vực rủi ro, nâng cao an toàn chung của hệ thống.
Nhưng tại thời điểm này, cơ quan quản lý phải dự kiến kéo giãn lộ trình này thêm 6 tháng hoặc 1 năm nữa so với yêu cầu tại Thông tư 22/2019 của NHNN. Bởi nghịch lý trong hệ thống NH là càng tăng an toàn, lãi suất càng khó giảm.
Muốn lãi suất giảm phải giãn Thông tư 22
Để đối phó với dịch Covid-19, NHNN đã hạ lãi suất điều hành 2 lần vào tháng 3 và tháng 5, cũng như hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn và trần lãi suất cho vay trong lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, các NHTM cắt giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19, đã đẩy lãi suất huy động ở kỳ hạn trên 6 tháng giảm trong giai đoạn cuối quý II để giảm chi phí vốn. Tuy nhiên, khi khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp (DN) trong 6 tháng đầu năm rất thấp, và huy động vốn được nhưng không cho vay ra được, bắt buộc họ phải giảm lãi suất đầu vào, từ đầu tháng 7 đến nay mức giảm trung bình 0,25-0,5%/năm.
Như vậy khả năng NHNN hạ lãi suất điều hành thêm lần nữa trong nửa cuối năm 2020 rất thấp, khi áp lực lạm phát đang có dấu hiệu tăng. Xem ra xu hướng mặt bằng lãi suất huy động thời gian tới phụ thuộc 2 yếu tố chính: tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm và lộ trình siết tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có hiệu lực vào tháng 10. Theo đó, lãi suất huy động tăng nhẹ trong 2 quý còn lại, khi tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng hồi phục. Còn lộ trình siết tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có thể đẩy mạnh mức độ cạnh tranh về tiền gửi, làm đảo chiều xu hướng lãi suất tiền gửi đang giảm.
Tại một hội thảo diễn ra hồi tháng 5, cố vấn cao cấp của một NH từng đề cập, việc NHNN ban hành lộ trình giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại Thông tư 22/2019 là hợp lý, để NH và DN tính toán (từ ngày 1-10-2020 giảm xuống 37%, từ ngày 1-10-2021 giảm xuống 34% và từ 1-10-2022 còn 30%).
Tuy nhiên, các DN mong muốn NH giảm lãi suất trong thời gian tới, trong khi dư địa để NHNN điều hành giảm lãi suất có hạn. Và như vậy NHNN chỉ còn cách xem xét giãn thời hạn thực hiện lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về 30% đến năm 2024. Như vậy, NH sẽ có thêm nguồn vốn để cho vay, giảm áp lực huy động. Từ đó, việc cạnh tranh lãi suất của các NH sẽ từ từ giảm, như vậy DN mới vay được lãi suất rẻ.
NHTM phải tự cơ cấu nguồn vốn
Video đang HOT
Có thể thấy, sau một loạt giải pháp về chính sách tiền tệ được NHNN thực hiện nhằm duy trì xu hướng lãi suất thấp vẫn là bài toán khó đối với ngành NH. Thực tế này, giữa tuần trước NHNN đã đưa ra dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động NH. Trong đó, NHNN đưa ra 2 phương án:
(1) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, hạn và dài hạn từ ngày 1-1 đến hết ngày 31-3-2021 là 40%; từ ngày 1-4-2021 đến hết ngày 31-3-2022 là 37%, từ ngày 1-4-2022 đến hết ngày 31-3-2023 là 34% và từ ngày 1-4-2023 giảm về 30%.
(2) Kéo giãn lộ trình giảm: từ ngày 1-1 đến hết ngày 30-9-2021 áp dụng tỷ lệ 40%, từ ngày 1-10-2021 đến hết ngày 30-9-2022 về 37%, từ ngày 1-10-2022 đến hết ngày 30-9-2023 về 34% và từ ngày 1-10-2023 áp dụng mức 30%.
Thuyết minh dự thảo trên, NHNN cũng cho biết để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các NH tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn. Do vậy, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn theo lộ trình tại Thông tư 22/2019, có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các NH gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, do tình hình sản xuất kinh doanh còn khó khăn, lượng tiền gửi của khách hàng tại NH dự kiến còn giảm. Để đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung, dài hạn ổn định cho khách hàng, cơ quan thanh tra giám sát NH thấy rằng có thể xem xét lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn.
Liên quan đến vấn đề này, một chuyên gia tài chính NH nhận định, để tăng độ an toàn, các nhà băng phải chạy đua huy động dài hạn để giảm chênh lệch đáo hạn huy động – cho vay. Trong khi đó, lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn do NHNN đặt ra không làm giảm xu hướng cho vay trung, dài hạn của NH. Vì thế, để có thêm nguồn lực cho vay, các NH không ngừng tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để cơ cấu nguồn vốn, đã đẩy mặt bằng lãi suất lên cao. Các kênh vốn cung cấp cho vay trung và dài hạn như thị trường trái phiếu và cổ phiếu lại chưa đáp ứng kịp nhu cầu vốn thực có.
“Đặt vào hoàn cảnh dịch bệnh, sự điều chỉnh này cũng có lợi, tiếp sức cho việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp. Như vậy, khi hoạt động sản xuất dần phục hồi sau dịch thúc đẩy tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020, DN sẽ được vay vốn với mức lãi suất hợp lý. Tuy nhiên, khi áp dụng lộ trình mới, NHNN cũng cần yêu cầu NHTM kiểm soát dòng vốn vay chặt chẽ, tránh để vốn chảy vào các lĩnh vực rủi ro (nhất là lĩnh vực bất động sản), khiến chính sách hỗ trợ DN phục hồi bị lợi dụng, cũng như mang lại rủi ro cho hệ thống NH” – chuyên gia khuyến cáo.
Để tăng độ an toàn, có thêm nguồn lực cho vay, các NH không ngừng tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để cơ cấu nguồn vốn, đã đẩy mặt bằng lãi suất lên cao.
NHNN muốn lùi việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
Cơ quan quản lý tiền tệ đề xuất 2 phương án lùi quy định siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 6 hoặc 12 tháng so với quy định trước đó tại Thông tư 22.
Thông tin trên là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019.
Dự thảo thông tư mới chủ yếu tập trung vào việc xem xét lùi thời hạn áp dụng quy định siết tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng trong hệ thống để ứng phó với dịch Covid-19.
Theo cơ quan quản lý tiền tệ, hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh từ bên ngoài.
Nửa đầu năm nay, kinh tế xã hội trong nước diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của nền kinh tế.
Dịch bệnh cơ bản đã được khống chế từ đầu tháng 5 nhưng vẫn còn phức tạp trên thế giới, làm cho các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động trực tiếp.
Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp cảnh thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Trong khi đó, áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất lùi thời gian áp dụng quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng thêm tối đa 1 năm. Ảnh: Hoàng Hà.
Để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn. Do vậy, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn từ 40% về 37% kể từ ngày 1/10 theo lộ trình tại Thông tư 22 có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn.
Do đó, NHNN đề xuất lùi lộ trình đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch.
Bên cạnh đó, do áp lực của dịch Covid-19, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng dự kiến sẽ còn giảm.
Vì vậy, để đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cho rằng, có thể xem xét lùi lộ trình theo 2 phương án.
Một là, lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ này thêm 6 tháng. Trong đó, từ ngày 1/1/2020 đến hết 31/3/2021 sẽ duy trì ở mức 40%; từ 1/4/2021 đến 31/3/2022 giảm về 37%; từ 1/4/2022 đến hết 31/3/2023 giảm thêm về 34%; và áp dụng tỷ lệ 30% từ 1/4/2023.
Với phương án thứ 2, cơ quan quản lý đề xuất lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ này thêm 1 năm. Theo đó, tỷ lệ 40% sẽ được duy trì từ 1/1/2020 đến 30/9/2021; sau đó giảm về 37% từ ngày 1/10/2021 đến 30/9/2022; từ 1/10/2022 đến 30/9/2023 áp dụng tỷ lệ 34%; và giảm về mức 30% từ 1/10/2023.
Vì sao ngân hàng 'thừa tiền' nhưng vẫn ồ ạt phát hành trái phiếu? BIDV, VPBank, HDBank, VIB, OCB... thông báo huy động thành công hàng nghìn tỉ đồng trái phiếu trong quí II. Trong bối cảnh thanh khoản đang ở trạng thái 'dư thừa', nhiều ngân hàng vẫn phải tăng cường nguồn vốn dài hạn khi tỉ lệ vốn ngắn hạn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm về 37% từ ngày 1/10. Ngân...