TAND Cấp cao tại Hà Nội công khai xin lỗi một thanh niên bị kết án oan
Ngày 25/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tổ chức buổi xin lỗi công khai đối với anh Vũ Ngọc Dương (SN 1987, trú ở phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội), người bị kết án oan 30 tháng tù giam về tội “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tại buổi xin lỗi, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Phó Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội – cho biết: “Hôm nay, tại trụ sở UBND phường Thổ Quan, TAND Cấp cao tại Hà Nội thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng vụ án Vũ Ngọc Dương thực hiện việc tổ chức xin lỗi công khai đối với ông Vũ Ngọc Dương. Là người bị kết án oan về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.”.
Toàn cảnh buổi xin lỗi công khai.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, cùng với việc xin lỗi công khai đối với anh Vũ Ngọc Dương, TAND Cấp cao tại Hà Nội cũng đang tiến hành làm việc với gia đình người bị kết án oan để giải quyết bồi thường thiệt hại một cách thỏa đáng, theo quy định của pháp luật.
Theo nội dung vụ án, anh Vũ Ngọc Dương vốn là cộng tác viên của Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo huyện Đông Anh. Làm việc tại đây còn có Dương Diệu Thu (SN 1981), dì họ anh Dương.
Năm 2008, anh Dương vay của Nguyễn Văn Hiền (SN 1983, chồng của Dương Diệu Thu) 50 triệu đồng. Do không có tiền nên Hiền lấy số tiền đó từ Dương Quốc Linh (SN 1971, ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) để cho anh Dương vay mượn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Phó Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội.
Sau nhiều lần cùng chồng đòi nợ không được, Thu trao đổi với Nguyễn Thị Thanh Vân (SN 1969, trú tại phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội), khi đó đang công tác tại Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo huyện Đông Anh, tính chuyện trả thù người vay nợ. Vợ chồng Thu và Vân thống nhất làm giả chữ viết, chữ ký của anh Dương trong một số giấy tờ nhận tiền tài trợ nhân đạo để chiếm đoạt.
Từ tháng 4/2010 đến tháng 5/2011, Vân đã làm giả chữ ký và chữ viết của anh Dương trên hàng chục giấy tờ liên quan đến một khoản tiền mà Trung tâm Dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo huyện Đông Anh nhận tài trợ từ một tổ chức. Ngoài ra, các đối tượng này còn làm giả giấy tờ anh Dương đã vay tiền của Thu, Vân và Linh.
Video đang HOT
Tổng cộng, theo các giấy tờ mà Thu cùng đồng bọn làm giả, anh Dương đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt gần 300 triệu đồng của Trung tâm Dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo huyện Đông Anh cùng các bị cáo trong vụ án.
Sau khi làm giả các giấy tờ nhận tài trợ và vay mượn tiền, Dương Diệu Thu tố cáo anh Dương ra cơ quan pháp luật. Tiếp đó, Nguyễn Thị Thanh Vân và Dương Quốc Linh cũng mang giấy tờ vay mượn giả tố cáo anh Dương đã chiếm đoạt tiền của 2 đối tượng.
Anh Vũ Ngọc Dương (ngoài cùng bên phải) tại buổi xin lỗi sáng 25/12.
Với hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu nêu trên và việc tố cáo sai sự thật của nhóm Thu, cuối năm 2011, anh Dương lâm vào vòng lao lý. Hai cấp tòa án đều quy kết anh Dương phạm vào tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, áp dụng hình phạt 30 tháng tù giam.
Sau khi bản án phúc thẩm được tuyên, anh Dương tiếp tục kêu oan. Cơ quan điều tra – Viện KSND Tối cao tiến hành xác minh, xác định anh Dương đã bị các đối tượng làm giả chữ viết, chữ ký. Viện trưởng Viện KSND Tối cao đã có quyết định kháng nghị, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo trình tự Giám đốc thẩm, hủy cả 2 bản án để điều tra lại.
Đầu năm 2015, tại Quyết định Giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao quyết định hủy cả 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm đối với anh Dương. Ngày 5/5/2015, Viện KSND Tối cao quyết định khởi tố vụ án làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức đối với Dương Diệu Thu cùng đồng bọn.
Quá trình xét xử, TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Dương Diệu Thu và Nguyễn Thị Thanh Vân cùng mức án 40 tháng tù giam về 2 tội danh “Vu khống” và “Làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức”; Nguyễn Văn Hiền bị tuyên phạt 32 tháng tù về 2 tội danh trên và Dương Quốc Linh bị xử phạt 8 tháng tù về tội “Vu khống”.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Yêu cầu điều tra bổ sung vụ 60 luật sư bào chữa cho 1 bị cáo
Nhận thấy bị cáo oan sai nên có đến 60 luật sư tình nguyện bào chữa miễn phí cho bị cáo. Xét thấy trong quá trình điều tra vụ án có nhiều tình tiết chưa được làm rõ nên HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án này.
Sau nhiều ngày nghị án, sáng 22/12, phiên tòa xét xử Trần Thị Tuyết (sinh năm 1984, Tiền Giang) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bước vào phần tuyên án. Đây là vụ án có đông luật sư nhất tham gia bào chữa miễn phí cho một bị cáo trong một vụ án.
Xét thấy trong quá trình điều tra, xét xử vụ án cũng như diễn biến tại phiên tòa có nhiều tình tiết chưa được làm rõ nên HĐXX quyết định trả hồ sơ để điêu tra bổ sung.
Bị cáo Tuyết tại tòa
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định trong giai đoạn bà Vương Mỹ Huệ làm giám đốc (từ ngày 1/7/2010 đến 30/4/2012) xác định bị cáo Tuyết không chiếm đoạt tiền, có kiểm tra sổ sách chứng từ đầy đủ, có đối chiếu sổ sách kế toán, thủ quỹ có biên bản. Tại phiên tòa, bà Huệ khẳng định rằng giai đoạn bà Huệ làm giám đốc bị cáo không chiếm đoạt tiền.
Khi bà Huệ nghỉ việc bàn giao giám đốc cho bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai (làm giám đốc từ ngày 1/5/2012 đến 1/6/2013), có lập biên bản bàn giao trong đó có số dư cuối kì là trên 78 triệu đồng, có chữ ký của kế toán thủ quỹ, có kiểm tra tiền mặt thực tế.
Trong khi bà Mai là người đã tố cáo Tuyết chiếm đoạt tiền của công ty nhưng tại tòa, lời khai của bà Mai có nhiều mâu thuẫn. Khi thì bà này cho rằng trong giai đoạn bà làm giám đốc bị cáo Tuyết không chiếm đoạt tiền. Khi thì cho rằng bị cáo chiếm đoạt giai đoạn nào thì bà Mai không biết.
Từ đó, HĐXX yêu cầu cơ quan điều tra đối chiếu chứng từ thu chi sổ sách kế toán trong giai đoạn bà Huệ làm giám đốc để xác định xem có phải thực tế số tiền tồn lúc bà Huệ chuyển giao cho bà Mai có đúng trên 78 triệu đồng hay số nào khác. Cơ quan điều tra cũng chưa tiến hành đối chiếu chứng từ thu chi trong từng giai đoạn để xác định giai đoạn bà Mai làm giám đốc bị cáo Tuyết có chiếm đoạt, nếu có là bao nhiêu? Thời gian bị cáo chiếm đoạt?
Việc cơ quan điều tra căn cứ vào kết luận giám định tài chính để xác định bị cáo Tuyết chiếm đoạt 716 triệu đồng trong sổ quỹ 1 làm căn cứ vào phiếu thu phiếu chi của công ty. Tuy nhiên, những phiếu thu, phiếu chi này bị Nguyễn Ngọc Tuyền (kế toán) ký tên thay cho thủ quỹ mà Tuyết không hề hay biết. Tại tòa, kế toán Tuyền cũng đã thừa nhận việc làm sai này.
Trong quá trình điều tra chưa đối chất với Nguyễn Trần Khánh Linh (kế toán) nên tòa yêu cầu cần tiến hành đối chất giữa bị cáo đối với Linh) để xác định ai là người ghi số tiền âm vào sổ quỹ.
Cấn xác định rõ việc điều tra viên cho công ty Bảo Định mượn tập chứng từ để về sao chụp lại có đúng theo trình tự thủ tục tố tụng hay không và cần làm rõ tại tòa bị cáo cho rằng, điều tra viên đưa ra biên bản hướng dẫn để bị cáo khai theo ý điều tra viên. Ngoài ra, trong quá trình điều tra nếu có phát hiện những chứng cứ nào mới thì cần làm rõ theo quy định pháp luật.
Như Dân trí đã thông tin, năm 2007, ông Lê Văn Sáu, đại diện các thành viên góp vốn bán công ty bảo vệ vệ sĩ Thiên Long cho ông Trần Văn Lên với giá 200 triệu đồng. Thời gian này, Trần Thị Tuyết làm thủ quỹ.
Tháng 8/2008, ông Lên bán công ty Thiên Long cho ông Hồ Tấn Định (ông Định nay đã chết) với giá 50 triệu đồng, nhưng ông Lên không nhận tiền mặt mà tiếp tục góp vốn vào công ty Thiên Long kinh doanh.
Ngày 19/8/2008, công ty Thiên Long đổi tên thành công ty bảo vệ vệ sĩ Bảo Định và hoạt động cho đến nay, bà Tuyết tiếp tục làm thủ quỹ.
Đến ngày 11/4/2013, bà Tuyết có đơn xin nghỉ việc, công ty tiến hành đối chiếu chứng từ, sổ sách và phát hiện tồn quỹ tiền mặt 716 triệu đồng, nhưng bà Tuyết báo cáo chỉ tồn 15 triệu đồng. Sau đó, đại diện công ty tố cáo bà Tuyết.
Theo cáo buộc, bà Tuyết đã lợi dụng sơ hở trong quản lý tài chính của công ty, từ đó dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tiền của công ty.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 27/8/2015, dù bà Tuyết phủ nhận việc chiếm đoạt tiền này và kêu oan, Tòa vẫn tuyên án bà Tuyết 12 năm tù. Sau án sơ thẩm, bà Tuyết kháng cáo kêu oan.
Tại phiên tòa phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TPHCM ngày 24/2/2016, HĐXX tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra xét xử lại.
Trong quá trình tố tụng lần 2, 60 luật sư đã làm đơn tình nguyện bào chữa miễn phí cho bị cáo Tuyết, tuy nhiên chỉ có 38 luật sư kịp làm thủ tục và được TAND tỉnh Tiền Giang cấp giấy bảo vệ cho bà Tuyết trong phiên tòa sơ thẩm lần 2.
Xuân Duy
Theo Dantri
Vụ 60 luật sư bào chữa cho 1 bị cáo: Vẫn truy tố tội chiếm đoạt tài sản Nhận định bị cáo Tuyết bị oan, 60 luật sư đã tình nguyện bào chữa miễn phí cho bị cáo. Tại tòa, bị cáo một mực kêu oan nhưng đại diện Viện KSND vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố bị cáo Tuyết phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Sau hơn một tuần xét xử, chiều 19/12, phiên tòa...