Tân trang Apple Plus II “siêu cổ” thành máy mới
Những thiết bị điện tử dù ra đời cách đây mấy thập kỷ vẫn luôn là niềm đam mê với nhiều người, điển hình là Todd Harrison, một người có nhiều đam mê với máy tính tại Mesa, bang Arizona (Mỹ). Thiết bị được đem ra “mổ xẻ” lần này là cỗ máy Apple Plus II ra đời cách đây 35 năm. Ông đã dành thời gian lau chùi và khôi phục lại một số linh kiện để biến cỗ máy đã rất cũ trở nên mới và hoạt động lại như trước.
Quá trình tân trang lại Apple Plus II được Todd Harrison quay lại thành 2 video với tổng thời lượng gần một giờ. Trong video clip, Todd chia sẻ một số mẹo để làm sạch hoàn toàn lớp bụi bám vào thiết bị sau hơn 30 năm, và cũng cho thấy ông là một “cao thủ” về phần cứng.
Qua video clip, bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về bo mạch chủ của Apple Plus II và cách mở rộng bộ nhớ RAM lên 64k bằng cách sử dụng Language Card. Video clip cũng hé lộ một vài thông tin về CPU 6502 từ MOS Technology và Applesoft BASIC ROM của Microsoft, và một số thú vị được Todd khám phá bên trong màn hình Apple Monitor III.
Theo ITC news
'Mổ xẻ' một trò chơi dở tệ
Khen game hay thì dễ nhưng chê game dở mới khó.
Mỗi người có một quan điểm riêng, cách đánh giá và nhìn nhận riêng về trò chơi yêu thích của mình. Việc tranh cãi việc game này tốt hơn, hay hơn game kia luôn gây ra những trận tranh cãi nảy lửa và thường không có tiêu chuẩn để phán xét.
Vì sao có một số game nhập vai Nhật Bản (JRPG) đạt được sự quan tâm và điểm số đánh giá tốt hơn các sản phẩm khác mặc dù chúng có một hệ thống gameplay tương tự nhau? Phải chăng độ khó quyết định chất lượng game? Nếu vậy thì sao chúng ta lại tung hô dòng game Demon Souls?
Câu trả lời ngắn là không có yếu tố đơn lẻ hay thần bí nào có thể tác động lên chất lượng game. Còn câu trả lời dài, theo các chuyên gia game, 4 yếu tố có thể dùng để xác định một game hay hoặc dở là kỹ thuật, cảm giác, thiết kế và sự phát triển.
Kỹ thuật
Kỹ thuật nhắc đến ở đây chính là các lỗi (bug, glitch) và sự ổn định trong khi chơi của các game cả online và offline. Hiện tượng giật hình ảnh trên màn hình, không kích hoạt được các lệnh, sự kiện trong game, kỹ năng tung ra không giống như dự định... là các vấn đề tuy không thường xuyên xuất hiện nhưng luôn gây ức chế cho game thủ nếu còn tồn tại.
Một số game có thiết kế nhân vật, bối cảnh, kỹ năng, gameplay được đánh giá là tuyệt vời nhưng những lỗi tiềm ẩn trong nó đã phá sụp ấ tượng tốt ban đầu và gây nên những hậu quả đáng tiếc.
Video đang HOT
Với game online, mặc dù được sự hỗ trợ của cả hãng phát triển và việc chăm lo thường xuyên của các nhà phát hành nhưng càng ngày, game thủ càng phải đối mặt với nhiều vấn đề "cỏn con" nảy sinh trong các sản phẩm.
Magicka, một sản phẩm thành công nhờ sự nhanh nhạy và tỉnh táo của đội ngũ kỹ thuật.
Một ví dụ điển hình có thể nhắc tới là Magicka, MMORPG phát hành năm 2011. Trò chơi được đánh giá là có thiết kế đồ họa cùng nội dung tuyệt vời nhưng nhanh chóng bị cộng đồng tẩy chay và "ném đá" vì game thủ gặp phải rất nhiều lỗi về lag, tốc độ khung hình và việc kết nối với game thủ khác khi chơi. Rất nhiều người chơi đã tức giận vì các thiệt hại về cấp độ và tài sản trong game. Tuy nhiên, rất may Magicka có được một đội ngũ phát triển thẳng thắn và trung thực. Paradox Interactive đã đối thoại trực tiếp với cộng đồng, tung ra hàng loạt bản vá, cập nhật và sửa lỗi thường xuyên và nhanh chóng. Mối quan hệ thân thiết và gắn bó vì lợi ích chung đã đem lại thành công khá rực rỡ và to lớn cho trò chơi thời gian sau đó.
Một vấn đề kỹ thuật cũng hay được người chơi dị nghị với game offline là việc sử dụng kỹ thuật DRM (Digital Rights Management - Quản lý bản quyền nội dung số). Biện pháp này yêu cầu game thủ phải luôn ở trạng thái trực tuyến (kết nối Internet) khí chơi. Ngoài việc gây ức chế và khó khăn (về đường truyền, tình trạng lag, lỗi đăng nhập), điều mà game thủ muốn tránh đầu tiên khi lựa chọn game offline thì các kỹ thuật này còn thường xuyên gây ra các vấn đề về hệ thống máy tính.
Diablo III đã gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề bắt buộc game thủ online khi chơi.
Cảm giác
Cảm giác, liên quan đến những gì má người chơi nhìn thấy, nghe thấy hoặc điều khiển trong game. Nghe có vẻ to tát nhưng đây là những vấn đề thực ra khá nhỏ nhặt, ví dụ như việc đối thoại với các NPC, biểu cảm giọng nói của nhân vật, các thao tác tay chân vụng về hoặc quá phức tạp, cách người chơi quan sát nhân vật và bối cảnh.
Mặc dù đồ họa là một phần ảnh hưởng tới cảm giác của game thủ nhưng hiện nay, không dễ gì để xác định đồ họa của một trò chơi là đẹp hay xấu, bởi đó chỉ là ý kiến chủ quan của người đưa ra nhận xét. Một số game thủ coi đồ họa khủng phải là các game tầm cỡ Battlefield 3 hay Gears of War trong khi đó nhiều người lại ca ngợi phong cách hoạt hình ngộ nghĩnh, cách điệu của Mario Galaxy hay Team Fortress 2.
Mang tiếng là đồ họa xấu hơn nhưng DotA vẫn không hề lép vế trước HoN, LoL, DotA 2.
Ngoài hình ảnh, âm thanh, việc lồng tiếng nhân vật giờ đây cũng là một trong số các yếu tố ảnh hưởng tới cảm nhận của game thủ. Giọng nói đã dần trở thành một yếu tố không thể thiếu để người chơi hòa nhập hơn vào với một sản phẩm game. Lồng tiếng tác động đến cảm xúc về cốt truyện game và chất lượng game.
Khi các trò chơi ngày càng hướng tới việc sử dụng tiếng nói thay cho các hình ảnh bằng văn bản thì một âm thanh tồi tệ, không phù hợp gây tác động mạnh hơn cả việc không có tiếng nói nào trong game. Nó sẽ ảnh hưởng tới nội dung cốt truyện và cả chất lượng của trò chơi.
Bên cạnh đó, một vấn đề khá được quan tâm đó là góc nhìn của hệ thống camera trong game. Một số người ưa thích một khung hình cứng theo phong cách 2D, 2,5D như Võ Lâm Truyền Kỳ hay MU, màn hình ngang nhưDragonica hoặc tự do kiểu 3D như Bá Chủ Thế Giới, Loong Online.
Góc nhìn cố định và đồ họa đơn giản của MU vẫn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều game thủ.
Một hệ thống camera nghèo nàn (cố định) hoặc quá rối rắm, xoay chuyển không cần thiết có thể khiến người chơi xóa bỏ những ấn tượng đẹp ban đầu sau một thời gian trải nghiệm. Bên cạnh đó, vấn đề góc nhìn này còn gây ra các lỗi về kẹt nhân vật, góc lag, các hành động kỹ quặc, những vấn đề khi nhảy nhót...
Để kiểm soát những vấn đề về cảm nhận này, các nhà thiết kế ngày càng cho người chơi khả năng tùy chỉnh hơn. Theo nhiều chuyên gia phát triển game dành cho PC, các tiêu chuẩn chung của việc thiết kế và điều khiển bằng gamepad trên console được coi là khá chuẩn mực.
Thiết kế
Đây là một trong những vấn đề thường được nhắc tới đầu tiên khi game mới được ra mắt. Vấn đề thiết kế game bao gồm rất nhiều công đoạn từ lựa chọn engine đến thiết kế nhân vật, trùm, cách tương tác trong khi chơi (gameplay)...
Khác với các loại hình giải trí khác, các trò chơi video game hiện nay có thể nhìn nhận một cách đơn giản là một loạt cách quy tắc, nguyên tắc cơ bản được đề ra và game thủ phải đồng ý, tuân thủ và chấp nhận nó trong suốt thời gian chơi. Những nhà thiết kế đã quy ước việc làm thế nào để bắt đầu, làm thế nào để giành chiến thắng, làm thế nào để hạ trùm ...
Ví dụ khi chơi Super Mario Galaxy, chẳng ai hỏi tại sao Mario lại có thể ăn mặc như thế, quy tắc nào cho anh chàng sửa ống nước này nhảy nhót như vậy.
Không nói tới việc sử dụng các phần mềm hack hay bản mod game, các hãng phát triển những game dở được ví như đứa trẻ con hay thay đổi luật lệ, nội dung và các quy tắc trong những trò chơi để mình không bao giờ bị thua thiệt.
Các game hay sẽ đảm bảo các quy tắc được thực thi và ổn định từ đầu tới cuối, trong khi đó trong những game bị đánh giá là dở thì phần lớn các quy tắc chơi này đều bị nội dung của game "phá bỏ".
Để có được thành công hôm nay, "Chiến thần" đã tốn rất nhiều thời gian hoàn thiện.
Đôi khi, các nhà thiết kế thay đổi nội dung ban đầu và cách chơi với mục đích đưa ra các khó khăn và thách thức lớn hơn cho game thủ trong từng màn đấu. Với series game kinh điển Grand Theft Auto, việc phá vỡ các quy tắc thông thường cũng xuất hiện và gây nên một số điểm khó chịu cho game thủ. Thiết kế nhiệm vụ của GTA hay yêu cầu game thủ hạ sát một ai đó nhưng kẻ đó thông thường sẽ bất khả xâm phạm cho đến khi kịch bản của trò chơi "tạo điều kiện" cho người chơi ra tay.
Một điểm xấu nữa trong thiết kế là vấn đề xung đột giữa cơ chế chơi và thiết kế. Đơn cử như có thời điểm các nhà thiết kế God of War đã thay đổi kỹ năng của Krattos theo hướng chậm và có khả năng sát thương rộng hơn. Điều này trở nên hợp lý khi nhân vật chính dọn dẹp các đám lâu la nhưng lại vô cùng bất lợi và gây ức chế khi phải đối mặt với một kẻ thù duy nhất như boss trùm. Sau đó, nhà sản xuất đã phải thay đổi và trả lại thiết kế ban đầu, cho phép Kratos thực hiện những combo liên hoàn và nhanh như chớp, vừa đủ khả năng giải vây vừa hữu ích khi tấn công một đối thủ.
Các món đồ, trang bị mua bằng thẻ nạp ngày càng tác động nhiều vào phong cách chơi của game trực tuyến.
Triển khai nội dung game
Đối với các trò chơi nói chung và MMO nói riêng, việc lên cấp và phát triển trong game là một trong những yếu tố sống còn để thu hút sự quan tâm của game thủ. Một trò chơi bị xếp hạng kém thường sẽ đem tới cho game thủ một bộ sưu tập tăng dần về trang bị và vũ khí, lặp đi lặp lại việc đánh quái nhạt nhẽo, đối mặt với từng quân đoàn quái vật có độ kinh dị tương tương nhau để rồi kết thúc chúng bằng những combo quen thuộc.
Với các game nhập vai hiện nay, thông thường các nhà sản xuất thường dẫn người chơi đi theo hai hướng chính. Một là game có hệ thống tùy biến lớn, cho phép game thủ kết hợp, sáng tạo để tự mình tạo ra các kỹ năng, vũ khí hay trang bị mới. Loại thứ hai thì giới hạn người chơi ở một số trang bị, kỹ năng nhất định.
Các sản phẩm của PopCap Games luôn giữ được sự thú vị, hấp dẫn sau mỗi màn chơi.
Việc thiết kế một game đơn giản với thời gian chơi từng màn ngắn ngủi sẽ khác với các siêu phẩm có thời lượng trung bình vào khoảng 30 tiếng trở lên. Game online sẽ yêu cầu đơn giản nhưng cần sự tuần tự, hợp lý hơn về sự thay đổi qua các cấp độ và thời gian.
Thách thức lớn của những người làm game là việc tránh lặp đi lặp lại kịch bản cũ, thậm chí như một gamePacman đơn giản cũng phải thay đổi bản đồ và hành vi của những bóng ma. Một trò chơi được xem là thành công về mặt xây dựng gameplay và cách phát triển nội dung là Plants vs. Zombies. Sự đa dạng về bản đồ, nhân vật, nội dung, quái vật và phương thức phát triển đã cuốn hút và hấp dẫn nhiều game thủ.
Trước khi kết thúc, một ví dụ "khét tiếng" cần được nêu ra chính là phần hướng dẫn kéo dài 20 tiếng đồng hồ trongFinal Fantasy XIII mà người chơi bắt buộc phải hoàn thành trước khi nội dung game thực sự mở ra.
Bài viết này chủ yếu tập hợp một số kinh nghiệm để giúp game thủ và các nhà thiết kế game tương lai có thể đánh giá và né tránh những cách làm game "dở ẹc".
Theo Game Thủ
"Mổ xe" trộm cắp... "né" công an Để tránh bị cơ quan công an phát hiện, các đối tượng "cẩn thận" mài số khung - số máy, "mổ" xe bán lẻ phụ tùng. "Đầu vụ" - Đào Quốc Cường (SN 1970), HKTT ở phường Yên Phụ có tới 4 tiền án, 3 tiền sự can tội trộm cắp và ma túy. Nhà ở quận Tây Hồ (Hà Nội, nhưng lâu...