Tân thủ khoa cử nhân tài năng và bí quyết dành điểm số xuất sắc
Ngày 29/7, Trường Đại học (ĐH) Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức bế giảng và trao bằng cử nhân khoa học hệ chính quy năm 2020.
Trong số các gương mặt xuất sắc, sinh viên Trương Tấn Sang lớp K61, Cử nhân Tài năng Hóa học đã trở thành thủ khoa đầu ra của trường với số điểm gần tuyệt đối: 3.95/4.0. Tân thủ khoa cho rằng, mình may mắn có được danh hiệu này, nhưng thầy cô, bạn bè đều hiểu rằng, không có con đường nào tự nhiên rải đầy hoa hồng thành quả xuất sắc vượt trội này của em có được sau nhiều năm tháng em miệt mài đèn sách, học bài bản, nghiêm túc với phương pháp học tập khoa học…
Tân thủ khoa Trương Tấn Sang đam mê Hóa học. Với em, Hóa học, Hóa dược luôn đem đến cho em niềm vui, sự hứng thú và cảm hứng. Từ những năm tháng học tại Trường THCS Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội, em đã được chọn đi thi học sinh giỏi môn Hóa. Năm lớp 9 em được đi thi học sinh giỏi môn Hóa ở huyện Thường Tín và đạt giải nhất.
Tân Thủ khoa Trương Tấn Sang nhận học bổng của Honda Y – E – S Award
Tiếp tục thi cấp thành phố, em đạt giải nhì. Sau đó, được sự hướng dẫn và gợi ý của anh trai (vốn là học sinh chuyên Sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên) và nghe theo lời khuyên của thầy giáo dạy Hóa ở Trường THCS Thắng Lợi, Sang làm hồ sơ thi vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, chọn chuyên Hóa để tiếp tục theo đuổi đam mê.
Việc thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên đối với Sang « như một giấc mơ », bởi lẽ là một học sinh ở một huyện ngoại thành Hà Nội, em không được học ôn luyện để thi chuyên, mà tự học. Đỗ vào ngôi trường danh tiếng này, Sang như được chắp cánh ước mơ học chuyên sâu về Hóa học. Năm lớp 11, Sang được chọn đi thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học và đạt giải Ba. Kết thúc THPT, em đăng ký xét tuyển vào khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội và đỗ vào lớp Cử nhân tài năng.
Khi tôi hỏi về bí quyết học tập để đạt kết quả cao, Sang cởi mở: « Ở trên lớp, em luôn cố gắng tiếp thu bài tốt nhất một cách có thể cố gắng đọc hiểu, sau đó về ôn tập lại. Mỗi môn học, thầy cô thường cung cấp nội dung chương trình nên em sẽ tìm hiểu trước. Việc tìm hiểu trước nội dung bài giảng sẽ khiến quá trình tiếp thu bài trên lớp thuận lợi và dễ dàng hơn ».
Một ngày có 24 giờ, Sang thường chia ra 8 tiếng học tập và làm việc, 8 tiếng nghỉ ngơi (ngủ), và 8 tiếng làm các công việc riêng (vui chơi, cải thiện các kỹ năng như: thuyết trình, học lập trình, ngoại ngữ,…). Sang còn cho hay, để việc học đạt hiệu quả thì nên làm việc nhóm. Ở lớp đại học học của Sang, các bạn thường chia các phần/lĩnh vực để học và giảng lại cho nhau. Điều này giúp tất cả các thành viên nắm kiến thức nhanh và vững hơn.
Sinh viên Trương Tấn Sang (áo xanh, ở giữa) cùng các bạn học trong buổi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên gặp mặt sinh viên tốt nghiệp năm 2020 vào ngày 28/7/2020.
Theo Sang, ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Việc khai thác điểm mạnh của mình và đặt ra mục tiêu phù hợp rất quan trọng. Bản thân em cảm thấy mình rất yêu thích môn Hóa, đặc biệt là Hóa hữu cơ. Vì thế, em dành nhiều thời gian cho môn Hóa học, thường xuyên đọc báo về các sự kiện khoa học hoặc các lĩnh vực có liên quan đến Hóa học, từ đó em được trau dồi đam mê.
Không chỉ chăm chỉ học tập, Sang cung cac ban của mình rất chú tâm vào nghiên cứu khoa học và đã thu đươc môt sô kêt qua nghiên cưu tôt. Cac kêt qua nay đa đươc biên tâp, soan thao va đang đươc gưi đên tap chi Mendeleev Communication (thuôc nhom Q2). Hiên bai bao đang đươc gưi phan biên,
Video đang HOT
TS. Phạm Tiến Đức, giảng viên Khoa Hóa học cho biết: « Sang là sinh viên có nhiều thành tích học tập đặc biệt nổi trội. Trong 4 năm học tập, Sang luôn đứng đầu khoá học. Đặc biệt, Sang từng đạt giải nhất Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc năm 2018. Với các thành tích của mình Sang đạt được nhiều học bổng rất uy tín như: Giải thưởng Honda Y-E-S, học bổng UOP của Tập đoàn Honeywell (Hoa Kỳ).
Còn PGS.TS Lê Tuấn Anh cho biết: “Sinh viên Trương Tấn Sang co nên tang kiên thưc tôt. Trong thơi gian lam viêc tai Phong thi nghiêm thuôc Khoa Hoa hoc, Sang thê hiên đam mê, sư quyêt tâm và luôn cô găng hoan thanh công viêc, kê hoach đươc giao. Bên canh sư tư chu trong viêc giai quyêt cac vân đê phat sinh khi tiên hanh cac thưc nghiêm, Sang cung cho thây em biêt lam viêc tâp thê, lam viêc nhom tôt. Em co đây đu tư chât cua môt nha khoa hoc va se rât thanh công nêu tiêp tuc giư đươc đam mê kham pha nhưng điêu mơi me va quyêt tâm chinh phục những đỉnh cao mới”.
Biết được nguyện vọng muốn tới Pháp học sau đại học của Sang, TS. Phạm Tiến Đức đã giúp Sang liên hệ giáo sư tại Đại học Paris-Sud (một trong những trường đại học lớn nhất và danh tiếng nhất của Pháp). Và mới đây, Trường Đại học Pari-Sud chấp thuận cho Sang theo học chương trình thạc sĩ 2. Em còn đạt học bổng của trường. Dự kiến nếu không có diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì tháng 9/2020, Sang sẽ sang Pháp học tập.
Với thành tích học tập xuất sắc, sinh viên Trương Tấn Sang được kết nạp Đảng ngay từ năm thứ 2, trở thành một trong những “hạt giống đỏ” của nhà trường. Và chúng tôi hy vọng, “hạt giống đỏ” đó sẽ tiếp tục nảy mầm vươn cao, đầy sức sống, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và cộng đồng.
Thủ khoa trường Tự nhiên giành học bổng vào ĐH hàng đầu nước Pháp
Với điểm tổng kết 3.95/4.0, xếp loại Xuất sắc, Trương Tấn Sang (K61, Cử nhân Tài năng Hóa học) đã trở thành thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH học Quốc gia Hà Nội) năm 2020.
Mới đây, Sang còn đón nhận thêm tin vui khi giành được học bổng toàn phần của Trường ĐH Bách khoa Paris - một ngôi trường hàng đầu nước Pháp.
Trương Tấn Sang là thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH học Quốc gia Hà Nội) năm 2020.
Tình yêu thiết tha với môn Hóa
Sang cho biết, tình yêu của mình với môn Hóa học nảy nở rất tự nhiên, bắt đầu từ những năm lớp 8. Khi ấy, cậu học trò luôn có những thắc mắc và suy nghĩ về các hiện tượng tự nhiên nhưng không thể lý giải.
"Tại sao trời mưa giông, sấm chớp thì cây lúa sẽ phát triển tốt?", "Tại sao ấm nước đun sôi để nguội lại có cặn bám?", "Vì sao khi đổ nước chè xanh vào nước giếng khoan lại xuất hiện màu tím?"...
Và rồi, "một thầy giáo dạy Hóa đã kể cho em rất nhiều hiện tượng tự nhiên và giải thích chúng bằng những ngôn từ hóa học. Khi ấy, em thực sự rất hứng thú và quyết tâm phải theo đuổi bằng được".
Quê ở Thường Tín, đỗ vào trường Chuyên Khoa học Tự nhiên với Sang tựa như một giấc mơ. "Em biết đến Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên vì anh trai cũng học tại đây. Nhưng thời điểm thi, em không được đi học ở đâu cả mà đều phải tự học. Bố mẹ cũng không cho em đi học thêm vì quãng đường từ quê lên Hà Nội ôn luyện khá xa".
Nhưng tình yêu thiết tha với môn Hóa đã "dẫn lối" giúp cậu đỗ vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
"Khi ấy, em bắt đầu biết đến Hóa hữu cơ là gì. Em được tham gia vào các thí nghiệm, giải thích thêm được nhiều hiện tượng hơn. Nó như thể càng học, càng mở ra cho mình nhiều điều mới lạ".
Sang có niềm đam mê Hóa học từ năm lớp 8
Năm lớp 11, Sang giành giải Ba trong kỳ thi HSG quốc gia. Đến lớp 12, cậu quyết định không tham gia thi tiếp, vì muốn dành nhiều thời gian cho những trải nghiệm và đầu tư thêm vào các kỹ năng mềm.
"Năm lớp 12, khi các bạn trong lớp đã có những định hướng cho con đường du học, thì bản thân em vẫn chưa thể do còn yếu ngoại ngữ. Em chọn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên vì nghĩ đó là con đường thích hợp nhất để tiếp tục theo đuổi chuyên sâu về Hóa học".
Đúng như mong muốn, sau khi nộp hồ sơ tuyển thẳng, Sang được chọn vào hệ cử nhân tài năng.
"Bước vào năm nhất, em được học các môn đại cương cơ bản từ Toán giải tích cho đến Triết học. Chương trình không bắt buộc tiếng Anh, nhưng các thầy cô luôn cố gắng giảng dạy bằng tiếng Anh để sinh viên được trau dồi thêm ngoại ngữ.
Đến năm thứ hai, chúng em bước vào một số môn chuyên ngành mang tính chuyên sâu hơn và chủ yếu học bằng tiếng Anh. Nó thực sự rất khó và đôi khi, các thầy cô sẽ phải giảng lại bằng tiếng Việt để sinh viên nắm được. Đến năm 3, năm 4, với chương trình chuyên ngành, độ khó sẽ càng tăng lên".
Sang nhận xét đây thực sự là một môi trường khắc nghiệt.
"Lớp em có 16 bạn, nhưng kết thúc khóa chỉ còn 10 bạn. Đây đều là những bạn xuất sắc và có sức bền. Thực tế, em cảm thấy môn nào cũng cần phải bỏ sức lực và sự nỗ lực tuyệt đối.
Nhiều môn học em thực sự yêu thích vì nó giúp em mở mang nhiều điều, ví dụ như với Triết học. Đây đúng là khoa học của mọi khoa học vì nó giúp em tiếp cận vấn đề một cách rõ ràng và cơ bản hơn".
Giành học bổng vào Đại học hàng đầu nước Pháp
Ngoài việc học, Sang còn dành nhiều thời gian cho những nghiên cứu về lĩnh vực Hóa dược. Năm thứ 3 đại học, cậu bắt đầu tham gia sâu hơn vào các nghiên cứu mang tính ứng dụng, trong đó có nghiên cứu tổng hợp các hợp chất có hoạt tính dược học trong việc điều trị ung thư và kháng khuẩn. Hướng nghiên cứu của cậu đã được gửi cho tạp chí Mendeleev Communication (thuộc nhóm Q2).
Sang vừa nhận học bổng toàn phần của Trường ĐH Bách khoa Paris - một ngôi trường hàng đầu nước Pháp.
Kết thúc 4 năm đại học, "trái ngọt" mà Tấn Sang thu về là danh hiệu thủ khoa toàn trường và thư chấp nhận với học bổng toàn phần cho chương trình thạc sĩ tại Trường ĐH Bách khoa Paris.
Mặc dù yêu cầu tuyển chọn của Trường ĐH Bách khoa Paris rất khắt khe, từ bài luận đến các thành tích nghiên cứu hay thư giới thiệu từ giáo sư uy tín trong khoa học,... nhưng may mắn hồ sơ của Sang được chấp nhận.
Sang cho rằng đây sẽ là nơi để mình có thể theo đuổi đam mê về tổng hợp các hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học và trở thành một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tổng hợp hữu cơ và xúc tác.
"Trường ĐH Bách khoa Paris là môi trường nghiên cứu tiên tiến với nhiều máy móc, dụng cụ hiện đại. Đây sẽ là nơi lý tưởng giúp em được làm thí nghiệm và cập nhật những xu hướng mới trong khoa học tự nhiên", Sang nói.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, Sang dự định tiếp tục theo con đường nghiên cứu khoa học cơ bản về lĩnh vực Hóa học.
Ước mơ khởi nghiệp từ ngành khoa học cơ bản
Cho rằng những ngành khoa học cơ bản cũng có "đất" không thua kém gì những ngành "hot" trong xã hội, theo Sang, người theo đuổi những ngành này hoàn toàn có thể khởi nghiệp hay làm các dự án.
"Em nghĩ người học chuyên ngành Hóa hoàn toàn có thể start-up theo hướng giáo dục STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) và truyền cảm hứng về các hiện tượng hóa học. Đây cũng là ý tưởng khởi nghiệp em đang ấp ủ trong tương lai", Sang nói.
Nhận xét về học trò, PGS.TS Lê Tuấn Anh, Khoa Hóa học, Trường Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho rằng, Sang là người có đam mê và tư chu trong viêc giai quyêt cac vân đê phat sinh khi tiên hanh cac thưc nghiêm. Chinh vi vây, bản thân cậu đa thu đươc môt sô kêt qua nghiên cưu tôt, đap ưng yêu câu cua cac tap chi quôc tê chuyên nganh.
"Nêu chon theo con đương nghiên cưu va tiêp tuc được đao tao tai cac quôc gia phat triên, tai năng cua Sang se con phat triên va giúp em găt hai đươc nhiêu thanh công hơn nưa", PGS. TS Lê Tuấn Anh nói.
510 giảng viên đại học giám sát coi thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội Theo phân công của Bộ GD&ĐT, Hà Nội sẽ có 510 cán bộ đến từ 4 cơ sở giáo dục đại học giám sát coi thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi, Bộ GD&ĐT đã có quyết định phân công cơ sở giáo dục đại học tham gia đoàn kiểm tra công tác coi thi...