Tận thấy “bác sĩ” phòng khám ‘đẻ’ bệnh… moi tiền bệnh nhân
Không có bệnh nhưng “bác sĩ” vẫn phán cho khách hàng có bệnh, nhiều bệnh nhân khi lên bàn mổ bị bác sĩ vẽ bệnh để lấy thêm tiền… là tình trạng đang diễn ra ở Phòng khám đa khoa Thái Dương tại Đồng Nai.
Từ thông tin của bạn đọc về việc họ bị mất tiền oan khi đến Phòng khám Đa khoa Thái Dương ở số 18-19-20 Đồng Khởi, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, sáng 17/4, trong vai bệnh nhân PV Tiền Phong đã vào cuộc đièu tra.
Sau khi đóng 50.000 đồng mua sổ khám bệnh, tôi được nhân viên phòng khám hỏi khám gì?. Nghe phóng viên nói bị ngứa bộ phận sinh dục và tiểu rát, nhân viên này đưa phóng viên vào phòng để được khám. Một người giới thiệu là “bác sĩ” của Phòng khám Đa khoa Thái Dương nhưng không mang bảng tên. Sau khi quan sát bộ phận sinh dục, ông này bảo tôi thực hiện một số xét nghiệm về máu, nước tiểu… tổng cộng 730.000 đồng.
Người đàn ông mặc áo blouse giới thiệu là bác sĩ nhưng không mang bảng tên khi khám cho bệnh nhân- ảnh L.N
Gần 20 phút sau, nhân viên phòng khám cầm kết quả xét nghiệm và dẫn phóng viên lên phòng gặp người đàn ông khám trước đó. Mặc dù kết quả bình thường nhưng ông này “phán” phóng viên bị viêm đường tiểu do da bao quy đầu quá dài. Khi tôi hỏi thông tin nào trong phiếu kết quả xét nghiệm cho thấy bị viêm đường tiểu?.
Ông này chỉ vào dòng chữ “Tế bào biểu mô/Squamous epithelial cell 1 “. Vị “bác sĩ” này cho rằng bệnh rất nguy hiểm phải điều trị: cắt bao quy đầu và viêm đường tiểu.
“Điều trị là cắt da bao quy đầu đi. Còn đường tiểu thì dùng thuốc kháng viêm để trị liệu”- vị “bác sĩ” này nói với tôi. Theo vị này, có nhiều gói cắt bao quy đầu không đau, không ra máu, về đi làm bình thường. “Cắt loại phổ thông 2,5 triệu đồng, công nghệ Hàn Quốc thì 4,5 triệu đồng. Riêng truyền thuốc trị đường tiểu hết khoảng hơn 1 triệu đồng” – ông này nói tiếp.
Chỉ chưa tới 20 phút nơi đây cho ra kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu và doạ phóng viên là viêm tiết niệu để yêu cầu điều trị- ảnh L.N
Tôi ngần ngại vì sợ đau, ông này tiếp tục thuyết phục: “Nên cắt để sạch sẽ, bạn gái thấy bao da quy đầu dài sẽ chê. Cắt để tránh tình trạng tái viêm đường tiểu. Không cắt da bao quy đầu sẽ gây tình trạng gai sinh dục mọc quanh đầu dương vật, ủ rất nhiều khuẩn trong ấy. Sau này sinh hoạt với vợ dễ bị viêm đỏ và loét quy đầu”.
Khi tôi hỏi gai sinh dục sẽ tự động hết hay sao?, ông này liền đáp: “Không, phải đốt mới hết được, thêm mấy trăm ngàn đồng nữa”. Theo vị này, nếu không cắt bao quy đầu thì điều trị viêm đường tiểu trước cũng được. “Thuốc kháng viêm được truyền vào tĩnh mạch, sau đó dùng máy trị liệu đưa điện từ trường vào trong sẽ thêm vài triệu nữa”- ông này vẽ ra.
Thấy không thuyết phục được tôi, ông này ghi vào phần chẩn đoán ở sổ khám bệnh dòng chữ: “Viêm tiết niệu”. Trong sổ khám bệnh, phần bác sĩ điều trị đóng mộc, ghi “BS Hoàng Đức Mạnh” kèm chữ ký.
Điều đáng nói, trước và sau khi đến Phòng khám Đa khoa Thái Dương ở Biên Hoà, phóng viên không có một bệnh lý nào. Ngày 18/4, phóng viên đến khám tại Khoa Nam học, BV Bình Dân TPHCM.
Video đang HOT
Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học BV Bình Dân sau khi làm các xét nghiệm và thăm khám khẳng định “không có bệnh viêm đường tiểu và bao quy đầu dài” như vị “bác sĩ” ở Phòng khám Đa khoa Thái Dương phán. Còn chẩn đoán: “Tế bào biểu mô/Squamous epithelial cell 1 ” là viêm tiết niệu, ThS-BS Dũng khẳng định: “Cái này không phải viêm tiết niệu”.
Không chỉ “đẻ” bệnh để bắt người bệnh phải điều trị, nơi đây còn có đội ngũ “bác sĩ” chẩn bệnh qua online và yêu cầu người bệnh đến để chữa trị. Ảnh: L.N
Không chỉ “đẻ” ra bệnh để moi tiền bệnh nhân, tại phòng khám này, chúng tôi đăng ký khám qua online được nhân viên tư vấn và “phán” nhiều bệnh mặc dù chưa thấy mặt, chưa tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Khi phóng viên thông tin hay ngứa ở bộ phận sinh dục, một nhân viên tư vấn qua online của phóng khám cho rằng “anh đã mắc bệnh xã hội rồi. Ở đây là bệnh lậu”.
“Anh phải đến phòng khám em gấp để bác sĩ trị cho không thì sẽ phải cắt dương vật và bị vô sinh”- người này doạ. Đáng nói, khi hỏi về nạo phá thai, nhân viên của phòng khám đa khoa Thái Dương cho biết họ thực hiện phá thai 3 tháng tuổi- một trong những thủ thuật được Bộ Y tế cấm thực hiện ở các cơ sở y tế vì nguy cơ tai biến cao.
Lập đoàn thanh tra toàn diện Phòng khám đa khoa Thái Dương
Trao đổi với Tiền Phong qua điện thoại, TS-BS Phan Huy Anh Vũ- Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết sẽ lập đoàn thanh tra kiểm tra toàn diện Phòng khám đa khoa Thái Dương, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm, thậm chí rút giấy phép hoạt động.
Trước đó, theo bác sĩ Vũ phòng khám này từng bị phát hiện có “bác sĩ” người Trung Quốc hoạt động “chui” tại đây và đã bị sở Y tế tỉnh này xử phạt.
Trước thông tin phản ánh của bạn đọc về việc phòng khám này còn nhận phá thai dù thai phụ đã mang thai trên 3 tháng tuổi; ngoài ra, nhân viên nơi này làm xét nghiệm máu và nước tiểu chỉ trong phòng chưa tới 10 phút cho ra kết quả và tất cả bệnh nhân đều có chung căn bệnh “viêm đường tiểu”… bác sĩ Vũ cho biết đây là việc làm vô đạo đức. “Chúng tôi sẽ xử lý và báo cáo kết quả với báo chí”- bác sĩ Vũ nói.
Bộ Y tế hướng dẫn sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật
Tiền sản giật - sản giật (TSG-SG) là rối loạn chức năng đa cơ quan liên quan đến thai nghén, chiếm tỷ lệ khoảng 2 -10% trong toàn bô thai kỳ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký Quyết định số 1911/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn Sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật trước bối cảnh dù đã có những nỗ lực trong quản lý giai đoạn tiền sản nhưng tiền sản giật (TSG) vẫn là môt trong những gánh nặng bệnh tật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Tiền sản giật - sản giật (TSG-SG) là rối loạn chức năng đa cơ quan liên quan đến thai nghén, chiếm tỷ lệ khoảng 2 -10% trong toàn bô thai kỳ.
Mặc dù đã có những nỗ lực trong quản lý giai đoạn tiền sản nhưng TSG-SG vẫn là môt trong những gánh nặng bệnh tật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Có thể hạn chế các ảnh hưởng của TSG-SG thông qua dự báo và điều trị dự phòng bệnh, tối ưu là dự phòng xuất hiện bệnh, ngăn chặn tiến triển nặng và ngăn chặn các biến chứng.
Quyết định số 1911/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn Sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật.
Trong 2 thập kỷ qua tỷ lệ TSG đã tăng khoảng 25%, đặc biệt là nhóm TSG sớm.
Tại Châu Á, môt thống kê từ 2001 -2014 cho thấy TSG sớm tăng từ 0,5% lên 0,8% trong toàn bô thai kỳ.
Tại Việt Nam, tỷ lệ TSG trước 34 tuần là 0,43%, tỷlệ TSG từ 34 -37 tuần là 0,70% và tỷ lệ TSG sau 37 tuần là 1,68% so với toàn bô thai kỳ.
Loạt nghiên cứu từ năm 2012 đến 2016 tại Huế cho thấy tỷ lệ TSG khoảng 2,8 -5,5%. Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý TSG-SG trong những năm gần đây đã tập trung vào lĩnh vực dự báo xuất hiện bệnh, dự báo tiến triển bệnh và kết quả thai kỳ cũng như điều trị dự phòng TSG.
Tiền sản giật dẫn đến nguy cơ tử vong cao ở phụ nữ mang thai.
Tiền sản giật là bệnh lý có nhiều biến chứng đối với cả mẹ và thai nhi, là môt trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, tử vong chu sinh trên toàn thế giới.
Tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến tăng huyết áp (HA) trong thai kỳ nói chung và TSG chiếm khoảng 14%. Tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến tăng HA trong thai kỳ khoảng 12,9 -16,1%.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của TSG-SG còn kéo dài sau sinh, liên quan đến các lần sinh tiếp theo và là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch về sau.
Theo Bộ Y tế, triêu chứng của TSG-SG bao gồm: Tăng huyết áp; Protein niêu; Các triêu chứng lâm sàng khác liên quan đến rối loạn chức năng nhiều cơ quan do ảnh hưởng của bệnh lý TSG gồm: rối loạn thị giác và tri giác, đau đầu không đáp ứng với các thuốc giảm đau, đau vùng thương vị - hạ sườn phải, căng bao Glisson, tan máu, phù phổi... (triệu chứng phù ít có giá trị và không còn là tiêu chuân chân đoán TSG);
Triêu chứng cận lâm sàng như giảm tiểu cầu, các thay đổi liên quan đến thận bao gồm giảm mức lọc cầu thận, tăng nồng đô creatinin, acid uric huyết thanh, hoại tử và xuất huyết quanh khoảng cửa ngoại vi phân thùy gan gây tăng các men gan (SGOT, SGPT, xét nghiệm nước tiểu có protein niệu và hồng cầu niệu, soi đáy mắt biểu hiện co các đông mạch võng mạc ở môt điểm hay môt vùnghoặc phù võng mạc.
Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc sàng lọc TSG-SG:
Tích hơp sàng lọc TSG thực hiện thường quy vào quy trình quản lý thai, khám thai cho tất cả mọi thai phụ.
-Thực hiện sàng lọc TSG theo mô hình hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: tại thời điểm 11 -13 6 tuần tuổi thai, mục tiêu tập trung vào sàng lọc TSG sớm và can thiệp dự phòng,
Giai đoạn 2: vào 3 tháng giữa và/hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, sàng lọc TSG đươc tiếp tục thực hiện cho cả TSG sớm và TSG muôn, nhằm mục đích quản lý phù hơp các trường hơp nguy cơ cao, xác định thời điểm, địa điểm và cách thức kết thúc thai kỳ hơp lý cho từng trường hơp.
Có thể hạn chế các ảnh hưởng của TSG-SG thông qua dự báo và điều trị dự phòng bệnh.
Điều trị dự phòng tiền sản giật
*Đối với tuyến y tế cơ sở: Xác định nhóm nguy cơ cao cần điều trị dự phòng TSG dựa vào các đặc điểm mẹ, các yếu tố tiền sử, bệnh sử, yếu tố gia đình liên quan đến TSG:
-Điều trị dự phòng nếu có môt trong những yếu tố nguy cơ sau: Tiền sử TSG (đặc biệt khi có biến chứng nặng), đa thai, tăng HA mạn, đái tháo đường typ 1 hoặc 2, bệnh thận, bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, hôi chứng kháng phospholipid...)
-Cân nhắc điều trị dự phòng TSG nếu có từ 2 yếu tố sau: thai con so, béo phì(BMI>30kg/m2), tiền sử gia đình TSG (mẹ hoặc chị,em), mẹ trên 35 tuổi, đặc điểm xã hôi (điều kiện kinh tế xã hôi thấp), tiền sử thai nhẹ cân, kết quả thai kỳ bất lơi, khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 10 năm.
-Đối với nhóm không có yếu tố nguy cơ cao, quản lý thai nghén thường quy
*Đối với tuyến tỉnh và trung ương :
- Thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ
Các trung tâm có thể triển khai thường quy mô hình sàng lọc TSG: Xác định nhóm nguy cơ cao TSG dựa vào mô hình phối hơp các yếu tố nguy cơ mẹ, HA đông mạch trung bình, siêu âm doppler chỉ số xung đông mạch tử cung và xét nghiệm sinh hoá PlGF hoặc PAPP-A (sử dụng PAPP-A nếu không thể xét nghiệm PlGF). Cần điều trị dự phòng khi nguy cơ xác định bằng mô hình phối hơp 1/100.
Các trung tâm chưa triển khai thường quy mô hình sàng lọc TSG: khuyến cáo ưu tiên lựa chọn nhóm nguy bằng mô hình phối hơp hơn so với chỉ dựa vào các yếu tố nguy cơ mẹ. Có thể áp dụng mô hình phối hơp yếu tố nguy cơ mẹ và HA đông mạch trung bình, sau đó, những đối tương nguy cơ cao sẽ phối hơp thêm siêu âm Doppler chỉ số xung đông mạch tử cung và xét nghiệm sinh hoá như trong mô hình tối ưu đươc khuyến cáo để xác định nhóm cần can thiệp và chỉ định điều trị dự phòng tại tuyến tỉnh trở lên.
- Thời điểm 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ:
Tiếp tục sàng lọc TSG bằng mô hình dự báo phối hơp yếu tố nguy cơ mẹ, HA đông mạch trung bình, chỉ số xung đông mạch tử cung và PlGF, sFlt-1.
Không có chỉ định điều trị dự phòng.
Nam sinh lớp 10 nhập viện vì bị nhóm bạn cùng lớp nhỏ "thuốc lạ" vào miệng Ngày 24-3, Sở GD-ĐT TP Cần Thơ cho biết, cơ quan công an và các ngành chức năng đang tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc một nam sinh lớp 10 bị nhóm bạn cùng lớp nhỏ "thuốc lạ" vào miệng phải nhập viện điều trị. Trường THPT An Khánh, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: TUẤN QUANG Trước đó, vào chiều...