Tân sinh viên, hãy triển khai ngay dự định bạn đang ấp ủ
Năm 12 bận bịu với chuyện bài vở đã khiến teen gác lại những dự định của mình. Khi đã nắm chắc trong tay mình chìa khóa vào cánh cổng ĐH thì lúc này teen mới tính đầu tư vào những dự định mà mình đã ấp ủ từ lâu.
Trở thành một người người đảm đang
Bao năm vùi đầu vào sách vở đã khiến nhiều bạn gái phó mặc việc nội trợ cho mẹ mình. Khoảng thời gian học năm đầu còn thảnh thơi nên nhiều teen đã bắt tay vào học nấu ăn, bổ sung cho mình những kiến thức gia chánh mà mình đang thiếu sót rất nhiều.
Mai Lan (SV năm nhất ĐH Kinh Tế) chia sẻ: “Mình nghĩ việc nấu ăn rất đơn giản nên mình phó thác cho mẹ mình làm hết, còn mình chỉ phụ mẹ quét nhà, rửa chén… Mình đã hứa là sau khi đậu ĐH sẽ nhờ mẹ bày cho mình nấu ăn. Qua vài bữa thực hành với thành quả là cháy khét thì mình đã học được vài món bỏ túi. Công nhận việc nấu ăn rất công phu và nhiều giai đoạn. Mình thấy thương mẹ mình nhiều hơn í.”
Trở thành một gia sư
Tận dụng kiến thức của mình đã học, teen đã có thể tự trang trải cuộc sống sinh viên bằng cách làm gia sư. Với những sinh viên năm đầu thì ta có thể nhận dạy những em học cấp 1 hoặc 2. Còn với những sinh năm 3, 4 thì có thể nhận dạy cấp 3. Bên cạnh đó, những sinh viên được dạy theo chuyên môn của mình thì chất lượng dạy sẽ được đảm bảo hơn.
Tuy nhiên, teen vẫn phải sắp xếp thời gian của mình hợp lý để tránh tình trạng ham làm thêm mà bỏ bê việc học nhé!
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Học thêm một ngôn ngữ
Anh văn là một trong những ngôn ngữ rất cần thiết cho công việc của teen sau này, nhưng với một số teen khối A, B thì môn này vẫn thuộc hàng “khó nhai”. Hơn nữa, việc tập trung vào môn chính nên teen vẫn chưa thể đầu tư vào môn này nhiều. Biết rõ được tầm quan trọng cũng như lợi ích của Anh văn nên khi lên ĐH nhiều teen đã đổ xô đi học Anh văn.
Tại trường phổ thông, việc dạy Anh văn chỉ nằm trong phạm vi về ngữ pháp, văn phạm là chủ yếu nên teen rất cần học thêm những khóa giao tiếp. Nếu đã thông thạo được một ngôn ngữ rồi thì teen vẫn có thể học thêm những thứ ngôn ngữ khác như Trung, Nhật. Những ngôn ngữ này sẽ là một lợi thế cho việc xin làm của teen sau này.
Tham gia câu lạc bộ tình nguyện
Khoảng thời gian cuối cấp dày đặc việc học thêm nên một số teen chẳng thể có cơ hội tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Hay những teen đang vốn là tuýp người hay tự ti, kém tự tin thì nhân cơ hội vào ĐH này tham gia một câu lạc bộ nào đó để trở nên mạnh dạn hơn.
Được biết, khi là sinh viên thì sẽ có nhiều hoạt động tình nguyện như tiếp sức mùa thi chẳng hạn, teen hãy mạnh dạn đăng kí để có cơ hội giao lưu học hỏi thêm. Vốn giao tiếp cũng là một trong những chìa khóa thành công của teen trong tương lai đó.
H.Nam (SV năm 2 ĐH Bách Khoa) chia sẻ kinh nghiệm: “Trước đây mình vốn là người kém tự tin suốt ngày chỉ biết chúi vào sách vở, lên ĐH cũng chẳng khá gì vì mình định cư miết ở thư viện. Thấy vậy, thằng bạn thân đã rủ mình tham gia vào mấy câu lạc bộ tình nguyện của trường. Thú vị nhất là khi được đi giao lưu với các tổ chức khác. Mình thấy mình tự tin lên hẳn, bây giờ mình đã có thể mạnh dạn nói chuyện với người lạ mà không sợ ấp úng nữa”.
Tạm kết
Teen nào mê kinh doanh mà khéo tay thì sao mình không thử làm những món đồ handmade xinh xinh để “làm giàu”? Teen nào ham viết lách thì sao không thử trở thành một cộng tác viên viết báo nhỉ?… Vẫn còn rất nhiều cơ hội để teen chứng tỏ mình.
Trên đây chỉ là bốn trong số nhiều dự dịnh mà teen đang ấp ủ, vẫn còn rất nhiều cơ hội để teen tự tin thể hiện tài năng của mình. Tại sao teen không thử F5 mình một chút khi đã là sinh viên nhỉ?
Theo PLXH
Tân sinh viên nghèo và nỗi lo tay không nhập học
Không có tiền đóng khoản học phí đầu năm nhưng Danh vẫn khăn gói nhập học. Danh phải học, không chỉ cho bản thân mình mà còn vì người cha mới qua đời, người mẹ đau yếu và anh trai tâm thần.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông của vùng quê nghèo tỉnh Long An, ngay từ nhỏ Lê Tuấn Danh phải trầy trật với những công việc nhà nông nặng nhọc để theo đuổi việc học. Vì vậy, em luôn ý thức được là mình phải học thật giỏi mới mong thoát nghèo.
Khó khăn chồng chất khi cha Danh, ông Lê Văn Mót mắc phải bệnh ung thư cột sống ngực. Gia đình phải bán đi 2 công ruộng được 70 triệu đồng để trả viện phí. Nằm điều trị khoảng 2 tuần, bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm nên bác sĩ cho về nhà và kê toa thuốc trong 10 ngày. Nào ngờ, bệnh biến chuyển theo chiều hướng xấu, ông liên tục thổ huyết, bụng ngày một lớn và chân sưng phù, không ăn uống gì được. 3 ngày sau thì ông mất.
Trái ngang thay, ngày cha mất cũng là ngày Tuấn Danh bước vào kỳ thi đại học. "Nghe tin dữ đó, em không còn tâm trí nào để làm bài nữa" - Tuấn Danh tâm sự. Tưởng chừng Danh bỏ dở kỳ thi nhưng được sự động viên của mẹ và anh trai, Danh cố gắng hết sức và kết quả là đã đậu đại học, một "hiện tượng" hiếm thấy của vùng quê nghèo. Nhưng khi cầm giấy trúng tuyển từ ĐH Sài Gòn, lòng Danh buồn rười rượi.
Lê Tuấn Danh và mẹ trong ngôi nhà lụp xụp ở quê nhà Long An
Căn nhà lá ọp ẹp, nhiều chỗ rách bươm nhìn thấy trời xanh là chỗ che mưa nắng cho 3 mẹ con. Từ ngày cha mất dến nay, cảnh nhà đã túng càng túng hơn vì nợ nần chồng chất. Mẹ Danh trước đây quanh năm làm mướn, nay mắc chứng bệnh thần kinh tọa, chạy chữa nhiều nơi vẫn không thuyên giảm.Sinh hoạt gia đình đều trông chờ vào những đồng tiền công làm thuê ít ỏi của hai anh em Danh.
Vô phương xoay xở khoản học phí đầu năm là 1,5 triệu đồng nhưng Danh không bỏ cuộc. Dù chưa có tiền đóng học phí, Danh vẫn khăn gói ra TPHCM vì em tin "thế nào cũng có cách" để bước tiếp con đường học vấn.
Cánh cửa đại học đã mở ra với cậu học trò nghèo chân ướt chân ráo đến Sài Gòn. Danh nung nấu quyết tâm "Tìm một việc làm phù hợp để tự nuôi lấy việc học." Một cơ hội việc làm lúc này với Danh quý giá biết bao.
Theo Dân trí
Cô bé mồ côi đậu 2 ngành đại học Cha bỏ đi từ khi em còn trong bụng mẹ. Mẹ lâm bệnh nặng nên bà ngoại đón em về nuôi, nhưng rồi đến năm 2006 thì bà qua đời. Nước mắt khóc bà chưa khô thì 4 tháng sau người thân yêu nhất - mẹ em cũng lặng lẽ đi vào cõi vĩnh hằng. Côi cút về nhà người dì ở, cũng...