Tân sinh viên chật vật tìm nhà trọ ở Hà Nội
Năm học mới cận kề, nhu cầu tìm kiếm nhà trọ tăng cao, do vậy, nhiều khu trọ trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn trong tình trạng “cháy phòng”.
Năm học mới bắt đầu, nhiều gia đình ở ngoại tỉnh có con đỗ đại học lại chạy đôn đáo khắp Hà Nội tìm phòng trọ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, để tìm được một phòng trọ vừa “tươm tất”, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế một chút là không dễ, bởi do nhu cầu thuê nhà cao nên giá thuê nhà cũng bị đội lên so với trước.
Theo khảo sát của PV, phòng trọ có diện tích từ 15-17m2 có giá từ 2,5 triệu đồng/tháng. Với các căn phòng khép kín ở chung cư mini, giá thuê từ 3,5-4 triệu đồng.
Phân khúc nhà ở phổ biến nhất có giá thuê từ 2,5-3,2 triệu đồng/tháng, có thể ở ghép 2-3 người. Phòng được trang bị nội thất cơ bản như giường, tủ quần áo, bếp, điều hòa, nóng lạnh… Do nhu cầu thuê tăng cao nên tất cả các phân khúc nhà trọ đang trong tình trạng “cháy phòng”.
Còn các khu nhà trọ trên phố Yên Hoà, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hồ Tùng Mậu, Dịch Vọng, Trần Thái Tông, Nguyễn Phong Sắc, Trung Kính, Trần Duy Hưng, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Quốc Việt…gần Học viện Báo Chí, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Thương mại… cũng đều kín phòng.
Một khu nhà trọ trên phố Xuân Thủy dán thông báo “hết phòng”.
Tại các ngõ nhỏ trên phố Xuân Thủy, nhiều dãy nhà trọ dán thông báo “hết phòng”. Một số khu nhà trọ khác quanh khu vực Cầu Giấy, khi PV gọi vào các số điện thoại dán trên tường để liên lạc, hầu hết chủ trọ cho biết, không còn phòng trọ hoặc nếu còn thì chỉ là những phòng trọ không khép kín được cho thuê với giá rẻ, từ 1,2 triệu-1,5 triệu đồng/tháng, không đủ đồ dùng thiết yếu, phòng xuống cấp và ẩm thấp.
Video đang HOT
Chị Ngô Thanh Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đã 3 ngày nay chị đi tìm phòng trọ cho cháu (ở Quảng Ninh) vừa đỗ đại học, tuy nhiên, đi đến đâu cũng được trả lời là hết phòng trọ. Chị Vân than vãn, trước đây cũng đã nhiều lần đi tìm nhà trọ cho em, cháu từ quê xuống học nhưng chưa bao giờ chị thấy việc đi tìm nhà trọ lại khó như năm nay.
Trước tình trạng “cháy phòng” thuê trọ, em Linh Anh ( sinh viên năm thứ 3, trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, do việc tìm nhà quá khó nên trong năm học mới này, em và một nhóm bạn cùng nhau thuê 1 căn nhà với giá hơn 7 triệu đồng ở Mai Động, cách trường học từ 2-3 km. Tính ra, mỗi người chỉ phải trả từ 1-1,2 triệu/người/tháng (bao gồm cả điện, cả nước).
Em Nguyễn My (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cũng cho hay, do khó tìm nhà trọ và để giảm bớt chi phí, em cùng 2 bạn nữa phải thuê trọ 1 căn phòng trọ với giá rẻ, chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Theo My, đây là giải pháp tạm thời vừa giảm thời gian tìm nhà trọ, vừa giảm bớt chi phí hàng tháng.
Lý giải về sự khan hiếm phòng trọ, anh Nguyễn Hữu Văn, chủ một dãy nhà trọ trên phố Xuân Thủy cho biết, nhiều tân sinh viên ở ngoại tỉnh, ngay từ khi biết kết quả đỗ đại học, gia đình đã nhờ anh em ở Hà Nội hoặc trực tiếp lên Hà Nội đi tìm chỗ trọ và đặt cọc trước tiền nhà cho con em mình. Hiện, 100% phòng trọ của anh đã được đặt cọc, trong số này có cả sinh viên năm 2, 3 và cả tân sinh viên đang chuẩn bị nhập học. Ngày nào anh cũng phải nghe hàng chục cuộc điện thoại hỏi thuê nhà, nhưng rất tiếc không còn nhà cho thuê.
Cẩn trọng “treo đầu dê, bán thịt chó”
Nắm bắt được nhu cầu thuê nhà trọ của sinh viên, thời gian này, trên các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều bài đăng tìm phòng trọ với các thông tin cho thuê phòng trọ, chung cư giá rẻ, chung cư mini dành cho sinh viên tại Hà Nội. Tuy nhiên, do nhu cầu thuê phòng trọ của sinh viên tăng cao nên rất khó để tìm được phòng trọ có giá rẻ, chất lượng tốt.
Bên cạnh đó, có tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”, quảng cáo một đằng, thực tế một nẻo. Hơn nữa, chủ nhà hét giá quá cao, do đó, nhiều sinh viên cảm thấy ái ngại khi tìm kiếm thông tin thuê nhà trên các diễn đàn này.
Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hội, nhóm đăng thông tin cho thuê phòng trọ, chung cư giá rẻ, chung cư mini.
Em Đào Thu Hồng, sinh viên trường ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ cho hay, trước đây, em ở trọ cùng bạn ở phố Hoàng Hoa Thám, nhưng địa điểm này xa trường nên em muốn tìm một căn phòng trọ gần trường hơn. Mấy ngày nay, ngày nào cũng tìm kiếm phòng trọ ở các hội, nhóm trên mạng xã hội nhưng vẫn chưa tìm được căn ưng ý và phù hợp với điều kiện kinh tế.
“Ngoài việc đi tìm nhà trực tiếp ở các khu phố gần trường học, thời gian rảnh, e vào hội, nhóm trên mạng xã hội để tìm nhà trọ. Tuy nhiên, khi gọi điện thì các chủ nhà trọ nơi thì kêu hết phòng, người thì hét giá quá cao, thường từ 4 – 5 triệu đồng/phòng, mức giá này thực sự quá sức với sinh viên tỉnh lẻ như chúng em”, em Hồng chia sẻ.
Số lượng sinh viên đến học tập và người lao động đến làm việc tại Hà Nội ngày càng tăng, nguồn cung nhà ở cho thuê hiện nay còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của hàng triệu người dân có nhu cầu. Do đó, rất mong các trường học sẽ có những giải pháp hỗ trợ việc tìm kiếm phòng trọ trong đợt cao điểm. Cùng với đó, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ nhằm tăng số lượng nhà ở dịch vụ, phòng trọ, ký túc xá… cho sinh viên tại Hà Nội để các em có chỗ ở ổn định và yên tâm học tập, nghiên cứu./.
Tôi nhận được tin nhắn từ HR chỉ 20 phút sau khi ứng tuyển
Chưa biết tôi có được nhận làm thực tập sinh công ty hay không nhưng nhờ tin nhắn thân thiện của nhân viên bộ phận nhân sự, tôi được truyền động lực và cảm thấy khá hơn rất nhiều.
Tôi là sinh viên năm 4, chuyên ngành Marketing một trường đại học ở Hà Nội. Kỳ này, tôi đăng ký với trường sẽ đi thực tập dù vẫn chưa tìm được chỗ làm.
"Ngành này đang hot, thế nào chẳng có chỗ nhận mình, nhất là với vị trí thực tập sinh", tôi thầm nghĩ.
Thông thường, tôi ứng tuyển qua trang web của bên tuyển dụng nên không biết được quy trình xử lý hoặc CV của mình có được đánh giá hay không. Tôi chỉ có thể đợi email phản hồi từ phía công ty.
Dần dần, tôi nhận ra bản thân đã quá chủ quan. Đã hơn 10 ngày kể từ lúc tôi gửi chiếc CV đầu tiên, hầu như có rất ít hồi âm. Một, hai bên gửi yêu cầu tôi làm bài kiểm tra, nhưng làm xong cũng không có thêm phản hồi gì. Tôi dần thấy bế tắc và tiêu cực với hành trình tìm chỗ thực tập.
Hôm trước, tôi đổi hướng, lên các hội nhóm tuyển dụng trên Facebook và tình cờ đọc được tin tuyển dụng của một công ty này. Tôi đánh giá mọi thứ về công ty khá ổn và đã gửi CV.
Chỉ sau khoảng 20 phút, bạn HR (quản trị nhân sự) của công ty kết bạn với tôi trên mạng xã hội.
"Chào Hiền, mình là Tuấn thuộc bộ phận HR. Mình có nhận được CV ứng tuyển của Hiền rồi, chúng mình sẽ báo cho bạn ngay khi quản lý duyệt CV nhé ạ. Cảm ơn Hiền rất nhiều vì đã tin tưởng ứng tuyển vào công ty. Chúc bạn một ngày nhiều niềm vui và đợi tin tốt từ chúng mình nhé", tin nhắn nhanh chóng được gửi đến.
Tất nhiên sau đó, Tuấn cũng gửi email thông báo về việc hẹn phỏng vấn cho tôi theo quy trình.
Chưa biết tôi có được nhận làm thực tập sinh hay không, song nhờ tin nhắn thân thiện của bạn, tôi được truyền động lực và cảm thấy khá hơn rất nhiều.
Sinh viên học viết CV để tăng cơ hội cạnh tranh nghề nghiệp Sau nhiều lần thất bại trong ứng tuyển, Thi Nguyễn cân nhắc việc tham gia khóa học viết CV để tránh hồ sơ của mình bị loại từ vòng đầu tiên. Trong thời gian chờ bằng tốt nghiệp, Thi Nguyễn (23 tuổi, Đồng Nai) trải qua hơn 3 tháng gửi CV song không nhận được phản hồi từ công ty tuyển dụng. Trong...