Tân sinh viên chật vật tìm chỗ trọ
Chỗ trọ luôn là vấn đề đau đầu của sinh viên lẫn nhà trường bởi ký túc xá chỉ đáp ứng được một phần nhỏ.
Tiếp nhận tân sinh viên vào KTX ĐHQG TP HCM
Sau khi biết mình trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Thành đã từ Phú Yên vào TP làm thủ tục và ở lại tìm chỗ trọ. Ròng rã suốt 2 tuần, em đến những nơi rao cho sinh viên thuê phòng nhưng đều nhận được câu trả lời là vừa có người đến ở. Bí quá, em phải ở ghép chỗ với người quen dù chỗ này đã quá chật chội.
“Đau đầu”
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM năm nay có 6.000 sinh viên mới nhập học. Trường có 2 ký túc xá (KTX) nhưng công suất tối đa chỉ chứa được 2.500 chỗ ở, mỗi năm chỉ giải quyết được chừng 700 chỗ nên phải xét ưu tiên.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết chỗ trọ cho sinh viên luôn là vấn đề đau đầu bởi KTX chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ.
“Có rất nhiều tân sinh viên đề nghị trường tìm chỗ trọ nhưng trường cố lắm cũng chỉ giải quyết một phần ở KTX và liên hệ với những nhà trọ tư nhân, những hộ gia đình có phòng trọ… Không thể tìm ra chỗ trọ nên nhiều sinh viên phải ở ghép, phải tạm ở những nơi không an toàn”- ông Dũng băn khoăn.
Tại Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, từ năm nay, trường chuyển gần như toàn bộ sinh viên về học tập tại cơ sở ở quận Thủ Đức. Ông Bùi Quang Tín, phụ trách Phòng Tư vấn tuyển sinh – Phát triển thương hiệu của trường, cho biết chỉ một phần nhỏ sinh viên hệ chất lượng cao học tại cơ sở ở quận 1, còn lại khoảng 10.000 sinh viên chính quy hệ đại trà và 1 phần hệ chất lượng cao học tại cơ sở Thủ Đức. KTX có 3.000 chỗ nhưng chỉ tiếp nhận được chừng 450 sinh viên khoá mới. Một bộ phận sinh viên có nhà ở TP HCM có thể đi về trong ngày, phần còn lại ở trọ xung quanh trường. “Sinh viên thường ở ghép 5-7 em trong một căn phòng trọ nho nhỏ chỉ để lấy chỗ ngủ, phần lớn thời gian các em ở trên trường” – ông Tín nói.
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên – Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho biết KTX của trường chứa được khoảng 3.000 chỗ, mỗi năm tiếp nhận khoảng trên 1.000 tân sinh viên. Một phần sinh viên ở KTX của ĐHQG TP HCM, phần còn lại trọ tại nhà dân.
TP HCM hiện có khoảng 59 cơ sở đào tạo ĐH cùng số lượng lớn các trường cao đẳng, trung cấp, mỗi năm thu hút hàng trăm ngàn sinh viên từ TP HCM cùng nhiều tỉnh, thành khác về học tập nên nhu cầu về chỗ trọ rất cao. Tuy vậy, KTX của các trường ĐH hiện chỉ đáp ứng được một tỉ lệ nhỏ, phần lớn sinh viên phải ở trọ trong khu dân cư.
Video đang HOT
Nhu cầu ở KTX tăng cao
Tân sinh viên chật vật tìm chỗ trọ không phải là chuyện mới nhưng luôn thời sự mỗi năm khi các trường đón lứa tân sinh viên. Do KTX chưa đáp ứng hết nhu cầu của sinh viên nên nhiều em phải chấp nhận ở trọ nơi không an toàn.
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường cho biết số lượng sinh viên ở trọ trong khu dân cư là rất lớn. Có nhiều nơi chủ trọ đầu tư chỗ ở rất đẹp, an toàn nhưng không ít nơi, sinh viên ở trọ trong điều kiện thiếu an ninh, an toàn cháy nổ. Thậm chí, nhiều chủ trọ bắt sinh viên phải đặt cọc phòng vài tháng.
Theo một đại diện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, trường muốn xây dựng thêm KTX cho sinh viên để các em có chỗ ở tốt và an toàn. Trường có đất nhưng hiện khó khăn về tài chính nên mong muốn được vay vốn ưu đãi của TP để xây dựng KTX.
Ông Tăng Hữu Thuỷ, Giám đốc KTX ĐHQG TP HCM, cho biết nhu cầu ở KTX của sinh viên ngày càng tăng. Trong 2 năm học 2018-2019 và 2019-2020, số sinh viên vào ở KTX tăng 10.000 so với năm học 2017-2018. Nhu cầu ở KTX của sinh viên chắc chắn còn tăng hơn nữa bởi KTX không phải là nơi ở ngoại trú mà còn là nơi sinh hoạt lành mạnh, có môi trường an toàn, an ninh cùng nhiều hoạt động văn hoá khác. Hiện KTX ĐHQG TP HCM tiếp nhận sinh viên các trường ĐH thành viên và các trường ĐH bên ngoài. KTX của ĐHQG hiện có 33.600 sinh viên đang ở.
Ông Thuỷ cho rằng TP HCM là nơi tập trung rất nhiều trường ĐH, CĐ nên nhu cầu ở KTX của sinh viên rất cao nhưng các KTX hiện có chưa đáp ứng đủ. Do vậy, TP cần có những chính sách để phát triển KTX trong các trường ĐH để đảm bảo sinh viên có chỗ ở an toàn.
Bài và ảnh: Huy Lân
Theo nguoilaodong
Đi thuê nhà trọ, tân sinh viên cần nắm rõ những điều này để tránh bị lừa
Khoảng thời gian đầu tháng 9 hằng năm là thời điểm sinh viên năm thứ nhất bước vào năm học mới. Tại các thành phố lớn, "cho thuê nhà trọ" là từ khóa hot nhất được tân sinh viên tìm kiếm.
"Cho thuê nhà" đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều. Ảnh minh họa.
Thế nhưng, để tìm được nhà trọ phù hợp, an toàn... tân sinh viên nên "bỏ túi" những kỹ năng cần thiết để tránh tình trạng bị lừa.
Nên tìm đến sinh viên tình nguyện để được hỗ trợ
Nhiều năm trước, sinh viên tình nguyện chỉ hỗ trợ tiếp sức mùa thi và các chương trình Mùa hè xanh. Chính vì vậy, nhiều tân sinh viên nhập học đã phải dở khóc dở mếu bởi chưa có kinh nghiệm gì.
Năm nay, trong chiến dịch tình nguyện của Thành Đoàn Hà Nội, nhiều trường Đại học đã thành lập tổ công tác tiếp sức cho các tân sinh viên.
Theo đó, tình nguyện viên sẽ giúp đỡ sinh viên ở các bến xe, liên hệ với chủ nhà trọ xung quanh khu vực trường để tìm hiểu về giá cả và tư vấn cho "đàn em".
Vì vậy, các bạn trẻ khi lên thành phố nhập học, có điều gì chưa biết hay cần tư vấn, có thể liên hệ ngay với Đoàn trường của mình để được trợ giúp.
Đừng quá tin vào những lời quảng cáo
Không phải chủ nhà trọ nào cũng có ý định mồi chài hay lừa các bạn trẻ nhưng trường hợp này đã từng xảy ra nhiều. Lợi dụng lần đầu xa nhà lên thành phố, các em còn trẻ và bỡ ngỡ, lại chưa va chạm nhiều nên có nhiều cò mồi đã lợi dụng lừa gạt tân sinh viên.
Những tò rơi được phát ra cho thuê nhà trọ giá rẻ, thế nhưng khi đưa đến nơi thì xa trường, phòng bẩn, lụp xụp và không đảm bảo an ninh.
Không thuê được nhà đã bực mình nhưng khổ hơn là cò đòi tiền môi giới. Vừa lên thành phố, nhiều em đã không tránh được tiền mất tật mang.
Không có chuyện mất tiền để có chỗ ở trong ký túc
Theo khảo sát trên địa bàn các quận, huyện: Tại các khu vực các quận: Đống Đa (gần trường ĐH Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, ĐH Công Đoàn, ĐH Thủy Lợi), Cầu Giấy (gần ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Thương mại), Hai Bà Trưng (gần ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng),...nhu cầu của sinh viên thuê nhà trọ rất cao và giá cả cũng leo thang theo.
Việc có được một chỗ ở trong ký túc xá là mơ ước của nhiều bạn trẻ, thế nhưng, do diện tích không nhiều, ký túc xá thường chỉ hỗ trợ cho các em sinh viên thuộc diện chính sách, hộ nghèo, con em gia đình thương binh liệt sĩ nên rất khó để có thể vào ở.
Lợi dụng tình hình này, nhiều cò đã giới thiệu rằng có thể lo được chỗ ở trong ký túc xá, chỉ cần mất một khoản tiền và photo giấy tờ là xong.
Sinh viên năm đầu nhẹ dạ vội tin ngay và mất một khoản tiền cho mồi. Cuối cùng, tiền thì mất mà chẳng biết kêu ai.
Tìm người ở chung
Ở chung phòng để giảm thiểu chi phí là điều mà hầu hết sinh viên lựa chọn, nhưng việc tìm người ở ghép như thế nào cho hợp lý thì sinh viên năm đầu dường như chưa có kinh nghiệm.
Không nhất thiết vừa lên trường, còn bỡ ngỡ, bạn phải tìm được người ở chung ngay. Việc ở chung phòng với người không hợp tính cách hoặc có nhiều mối quan hệ xã hội sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt chung.
Kinh nghiệm nên nhớ
Khi đến xem phòng các bạn nên tìm hiểu kỹ về tình hình điện nước khu vực mình thuê trọ có hay bị cắt ko? Giá cả có tăng không?...
Khi đã chọn được phòng trọ các bạn hãy mạnh dạn đàm phán mức giá thuê thấp hơn giá chủ nhà đưa ra. Sau khi thống nhất giá cả với chủ nhà, phải làm hợp đồng thuê nhà, yêu cầu chủ nhà cam kết trong thời gian 6 tháng đến 1 năm không tăng tiền nhà.
Việc sử dụng điện, nước sinh hoạt cũng cần lưu ý và cam kết từ đầu, nếu có thể hãy dùng đồng hồ riêng.
Ngọc Trang
Theo GDTĐ
Trường đại học lớn "được mùa" Kết thúc đợt xác nhận nhập học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường ĐH đã tuyển đủ chỉ tiêu. Đây là một trong những năm tuyển sinh thuận lợi của các trường ĐH lớn Tại Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, sáng 20-8, sinh viên đã chính thức làm thủ tục nhập học. TS Bùi Hữu Toàn,...