Tân sinh viên cần lưu ý gì khi lên Sài Gòn nhập học?
Rời quê lên Sài Gòn nhập học, nhiều tân sinh viên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn. Dưới đây là những kinh nghiệm của người đi trước có thể giúp các bạn nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới.
Tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ giúp sinh viên năm nhất nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới – LƯU HIỀN
Lưu ý khi thuê phòng trọ
Chị Nguyễn Cẩm Giang, 29 tuổi, cựu sinh viên khóa 29, Học viện Báo chí-Tuyên truyền (hiện làm việc tại Q.3, TP.HCM), lưu ý các em sinh viên năm nhất hãy cẩn thận khi thuê phòng trọ.
Theo chị Giang, nếu không đủ tiền thuê phòng trọ riêng, các bạn có thể thuê chung phòng rồi chia nhau tiền. Tuy nhiên, quan trọng nhất là những người sẽ ở cùng với mình (có biết nhau từ trước không, có là đồng hương không…), nên chọn người cùng mục tiêu, phong cách sống, quan điểm sống để tránh tranh cãi.
Trước khi ở cùng nhau nên ghi rõ những quy định để mọi người tuân thủ, kẻo mất lòng nhau. Ví dụ không đưa bạn về phòng (nhất là bạn khác giới), tuân thủ lịch trực nhật, không gây ồn ào…
Sinh viên ở trọ tại khu vực P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM – LÊ THANH
Còn Trần Kim Anh (sinh viên năm 3, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết bản thân đang thuê trọ tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) sau khi rời ký túc xá được 1 năm.
Theo Kim Anh việc thuê phòng trọ có 2 điều đáng quan tâm là an ninh và vị trí. Sinh viên đa phần không có nhiều tài sản nhưng nếu nơi thuê phòng có an ninh tốt sẽ giúp sinh viên yên tâm hơn về tài sản cá nhân của mình. Còn về vị trí, các bạn nên chọn phòng thuê gần với trường học để thuận tiện đi học, nhất là khi bạn vừa đặt chân đến TP.HCM chưa rành đường sá.
Tham gia các hoạt động cộng đồng
Chia sẻ về một số kỹ năng mềm, chị Nguyễn Cẩm Giang khuyên các sinh viên năm nhất nên chịu khó đọc nhiều sách, tự học tiếng Anh, kỹ năng tin học văn phòng để giúp ích cho công việc sau này. Nếu từ dưới quê lên, chưa biết nhiều về thành phố mình đang học tập, có thể làm vé xe buýt tháng, sau đó đi khám phá các quận để làm quen đường sá, môi trường mới.
“Theo quan điểm của tôi, sinh viên nên đi làm thêm từ năm thứ nhất, để không còn thời gian trống làm những việc vô bổ như lên Facebook, Tik tok quá nhiều. Nếu lúc đầu chưa tìm được việc liên quan chương trình học, bạn có thể tìm những việc như phụ bàn, phục vụ quán cà phê, làm gia sư….”, chị Giang chia sẻ.
Nhóm sinh viên tình nguyện tại điểm thi Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ với những bức tranh cổ động động viên thí sinh – NGUYỄN LOAN
Sinh hoạt ở các câu lạc bộ của trường là điều mà Nguyễn Lưu Hiền (sinh viên năm 4, Trường ĐH Tài chính – Marketing) khuyên sinh viên năm nhất nên tham gia. Điều đó sẽ giúp cho các bạn cảm thấy tự tin, năng động và sáng tạo hơn.
Video đang HOT
“Còn chuyện học ở ĐH thì phụ thuộc nhiều yếu tố. Không thể nói ai giỏi hơn ai được. Cái quan trọng là bạn phải lên lớp đều, tập trung học thật kỹ và nhất là phải có đam mê ngành mình học mới có thể học tốt được”, Hiền nói.
Trịnh Nguyễn Phương Anh (sinh viên năm 3, Trường ĐH Luật TP.HCM) chia sẻ: “Sau khi vào ĐH, bản thân mình luôn tâm đắc với câu nói của một giảng viên là các em phải luôn rèn luyện và hoàn thiện ba cái ngoại: “ngoại hình, ngoại ngữ và ngoại giao”.
Phương Anh phân tích, ngay từ nhỏ, đa phần chúng ta luôn được căn dặn kỹ càng việc ăn uống, tập thể thao để có một vóc dáng cân đối, quan trọng hơn là có một sức khỏe tốt để có thể đương đầu với cuộc sống. Điều quan trọng thiết yếu thứ 2 chính là ngoại ngữ. Việc biết nhiều ngôn ngữ, vừa làm tăng giá trị cho bản thân, vừa giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu, giao lưu với bạn bè quốc tế.
Bên cạnh đó, nếu có ngoại hình và ngoại ngữ nhưng bản thân lại không biết cách giao tiếp khéo léo, tạo mối quan hệ xung quanh thì khó phát triển toàn diện. Chính vì thế, khi bước vào môi trường mới, sinh viên năm nhất nên đặt ra cho bản thân những mục tiêu nhất định, cố gắng hoàn thành từng chút một.
Bên cạnh đó, sinh viên năm nhất hãy trải nghiệm thật nhiều bằng việc tham gia các hoạt động trong trường, ngoài trường để học hỏi thêm nhiều kỹ năng và khám phá bản thân ở nhiều phương diện.
Những kinh nghiệm thi cử không có trong sách vở
Chỉ còn chưa đầy một tháng, hơn 900.000 học sinh trên toàn quốc sẽ chính thức bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Đối với những tân sinh viên mới bước vào cổng trường đại học năm nhất, khoảng thời gian này năm ngoái thực sự là chuỗi ngày "nhớ đời".
___________________
Họ - những sinh viên năm nhất tuy chưa có kinh nghiệm trên ghế giảng đường nhưng lại nhớ rất rõ những hồi hộp, lo lắng trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 và những kinh nghiệm "xương máu" trong quá trình ôn thi, luyện thi, chọn nguyện vọng, xử lý bài thi... mà sách vở không bao giờ dạy.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, thế nhưng Vũ Văn Hảo (sinh viên năm nhất Đại học Văn hóa Hà Nội) lại thích viết lách.
"Tôi có bản tính ham tìm hiểu đời sống các vùng miền, lại muốn chia sẻ những gì mình biết với mọi người và báo chí là phương tiện thú vị làm được điều đó", Hảo chia sẻ.
Có anh trai làm phóng viên càng giúp Hảo thêm quyết tâm và động lực để theo đuổi ngành nghề này. Ở vùng nông thôn, các bạn đồng trang lứa thường lựa chọn các ngành kinh tế hoặc kỹ thuật để khi ra trường có thể kiếm được công việc với thu nhập cao, thế nhưng Hảo luôn quan niệm "mình đi ngược dòng không có nghĩa là mình không có cơ hội".
Tới năm lớp 12, Hảo đặt mục tiêu sẽ theo học ngành báo in và dành 2 nguyện vọng đầu để đăng ký tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền và Đại học Văn hóa Hà Nội, cuối cùng cậu đã đạt được mục tiêu khi đỗ vào khoa Viết văn, Báo chí của Đại học Văn hóa Hà Nội.
Trước đó, nhờ sớm xác định được con đường sẽ đi, Hảo đã tự vạch ra cho mình một lộ trình chuẩn bị dài hơi và tập trung vào các môn khoa học xã hội cũng như Ngữ văn nhằm bổ trợ cho nghề viết lách.
"Càng sát tuần thi quyết định, tôi càng đúc rút ra được kinh nghiệm rằng đối với các môn khoa học xã hội thì bản thân người học phải có được tinh thần thoải mái. Nếu một ngày mình mệt mỏi mà cố gồng mình lên để học thì thực sự không hiệu quả. Bỏ ra một ngày học như vậy không bằng một buổi ôn tập khi tâm trọng thư thái", Hảo nói. "Cứ khoảng vài ngày học căng thẳng, tôi cho phép bản thân xả hơi bằng cách đạp xe, đi dạo hoặc xem phim để có tâm trạng thật tốt".
Một bí quyết để tiếp thu tốt các môn học thuộc "khó nhằn" như Lịch sử hay Địa lý đối với Hảo đó là tham gia các hội nhóm ôn thi trên mạng xã hội Facebook. Các thành viên khi có một đề bài hoặc một câu hỏi khó, mang tính vận dụng cao sẽ đăng lên nhóm để mọi người cùng giải đáp, bàn luận mà theo Hảo đó cũng là một hình thức giải trí kết hợp với ôn tập bổ ích. Hảo cho rằng việc học từ các nhóm trên mạng rất hiệu quả bởi ở đó có những thày cô tâm huyết mở các lớp để dạy cho các bạn không đủ điều kiện đi học thêm ở vùng sâu vùng xa.
"Thày cô trong nhóm thường tổ chức những cuộc thi nhỏ đi kèm phần quà để các thành viên tham gia giải đáp. Thay vì tự mình làm thì được chấm bài và sửa lỗi sai tạo động lực cho tôi rất nhiều", Hảo nói.
Ngoài hội nhóm trên mạng xã hội, Hảo còn tìm tới các ứng dụng ôn thi trên điện thoại di động, nhờ đó người học không cần phải "ôm khư khư" lấy các bộ đề mà vẫn có thể học ở bất cứ đâu. "Việc học qua công nghệ chỉ nhằm bổ sung thêm vốn hiểu biết chứ không thể thay thế vai trò của thày cô được. Nhìn chung, việc học ở đâu cũng là tự lực ở bản thân chứ không thể ỷ vào một phía" - cậu tân sinh viên khoa Viết văn Báo chí nói.
Được gia đình hướng theo nghiệp "nhà binh" giống bố, Xuân Phú đã được gia đình đầu tư rất nhiều để chuyên tâm theo các môn Khoa học tự nhiên. Không phụ sự kỳ vọng của gia đình, cậu đã đỗ vào lớp chọn của một trường tốp đầu khu vực. Nhưng chứng kiến cảnh bố mình nhiều năm xa nhà do đóng quân ngoài đảo Phú Quốc, Phú bắt đầu thay đổi suy nghĩ và muốn tìm một ngành nghề khác gần gia đình hơn. Cậu quyết định đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Trái với kỳ vọng của bản thân, Phú kể rằng ngay sau khi hoàn thành xong bài thi môn Toán, kết quả không mong muốn, Phú tự nhủ phải gác lại giấc mơ làm kỹ sư IT.
"Tối hôm đó về tôi đã vắt tay lên trán và suy nghĩ khá nhiều, thế nhưng phải nhanh chóng sốc tinh thần để làm tốt các môn còn lại".
Khi biết điểm thi, gia đình có khuyên tôi nên chọn một ngành nghề khác phù hợp với bản tính hòa đồng, vui vẻ của mình thay vì tiếp tục đi theo con đường kỹ thuật. Tôi đã tìm hiểu rất nhanh để lượng sức mình chọn nguyện vọng phù hợp với điểm số. Có người quen từng học Khoa Du lịch thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội, Phú tò mò đọc về nghề hướng dẫn viên du lịch và không ngần ngại điền vào nguyện vọng 3 ngôi trường mà trước đó Phú "chưa từng nghĩ đến".
Chỉ mới kết thúc năm nhất, nhờ bản tính chăm chỉ và cầu toàn nên Phú đã được nhận vào làm cho một công ty lữ hành và được dẫn đoàn đi tour mỗi cuối tuần. Dần dần trong Phú nảy sinh một tình cảm đặc biệt với nghề hướng dẫn viên du lịch. "Bất cứ nghề nghiệp nào cũng đều hữu ích, thời buổi này không có chuyện thất nghiệp mà chỉ do bản thân mình nỗ lực hay không", Phú chia sẻ.
Theo Phú, ai cũng có những ước mơ chinh phục ngôi trường yêu thích của mình, nhưng nếu không chinh phục được, đừng buồn quá lâu. Ngành học rất phong phú, nghề nghiệp cũng nhiều vô cùng, hãy tỉnh táo chọn nguyện vọng 2,3 vì biết đâu, sở thích lại nhen nhóm từ những ngày ngồi trên ghế giảng đường.
Phương Thảo vốn là một học sinh chuyên khối C trong hai năm đầu THPT, cô bỏ ra không ít tâm sức cho việc ôn luyện cho các kỳ thi chuyên địa phương, đồng thời dành được nhiều thành tích đáng chú ý, đặc biệt là giải thưởng học sinh giỏi môn Lịch sử. Tuy nhiên, sang đến năm lớp 12, Phương Thảo bỗng chốc quyết định sẽ chuyển sang ôn luyện khối D để tham gia vào kỳ thi xét tuyển đại học năm 2019.
"Tôi nhận ra rằng, những dự định trong tương lai không còn phù hợp với môn chuyên mà mình ôn luyện suốt 2 năm trước" Phương Thảo chia sẻ.
Dựa vào định hướng của gia đình cũng như sở thích cá nhân, Thảo mạnh dạn chọn nguyện vọng là ngành Kế toán và nộp nguyện vọng vào các trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Thương mại.
Việc chuyển khối ngay vào thời điểm "nước rút" gây ra nhiều khó khăn cho Phương Thảo, cô học sinh chuyên Sử không khỏi choáng với lượng kiến thức mình phải tiếp thu và ôn luyện chỉ trong vòng một năm. Dành hơn 10 tiếng mỗi ngày chỉ để luyện đề liên tục trong nhiều tháng, nhưng Thảo không khỏi lo lắng trước viễn cảnh ngày thi sắp tới gần.
"Dù trải qua không ít kỳ thi học sinh giỏi trong hai năm đầu, nhưng ngày bước vào phòng thi tốt nghiệp tôi mới hiểu được cảm giác 'tim đập, chân run' là thế nào", Thảo nhớ lại. Ngày nhận được kết quả, Phương Thảo đã không thể tin rằng mình thậm chí còn thừa điểm để đỗ vào nguyện vọng đầu là khoa Kế toán của Đại học Ngoại Thương.
Suy ngẫm lại, Phương Thảo cho rằng có lẽ mình đã có thể vượt qua được chướng ngại thi cử nhờ việc đã áp dụng các phương pháp học từ thời còn đang ôn luyện đội tuyển. Cô chọn cách hệ thống hóa những kiến thức mới để việc ôn luyện rành mạch, rõ ràng hơn. Cô cố gắng lĩnh hội tỉ mỉ lời giảng của thầy cô và không ngại hỏi các bạn để xem mình đã sai ở đâu. Hễ không hiểu gì là Thảo hỏi bạn bè để nhanh chóng thu nhận kiến thức.
"Cho tới bây giờ, tôi vẫn nghĩ rằng thời điểm một năm trước hết sức đáng nhớ, khi phải đối mặt với những thách thức mà mình chưa từng trải qua và phải vận dụng 100% tất cả phương pháp học để đạt mục tiêu", Thảo nói.
Gửi gắm vài lời tới các bạn thí sinh năm nay, Thảo cho biết: "Mình mong rằng các bạn thi năm nay hãy chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và đặc biệt phải tỉ mẩn trong quá trình ôn luyện".
Sau một năm, Thu Thảo cho biết mình vẫn không thể quên bầu không khí ngột ngạt bên trong các lò luyện thi. "Trung tâm luyện thi thường là những căn phòng khép kín, những ngày đầu chỉ có ít bạn tới theo học, thế nhưng càng vào những ngày cuối mọi người đổ về đây rất đông", Thu Thảo nói. "Không khí học tập khẩn trương, cùng áp lực ganh đua điểm số và bầu không khí nóng nực của mùa hè khiến tôi thực sự cảm thấy như mình đang ở trong một cái nồi áp suất".
Khi đó, một ngày của Thảo bắt đầu từ 6 giờ sáng, cô tranh thủ ăn uống qua loa rồi tới trường, kết thúc hai ca học sáng và chiều, Thảo tiếp tục học tại trung tâm ôn luyện thêm hai tiếng trước khi về nhà, có những ngày mải làm đề Thảo giật mình khi thấy đồng hồ đã chỉ 2 giờ sáng.
"Thời điểm đó một ngày của tôi chỉ xoay quanh tam giác: nhà, trường và lò luyện thi. Suốt một năm trời tôi cứ lặp lại hành trình này một cách vô thức, nhiều khi ngồi vào lớp mà không rõ mình đi như thế nào", Thảo nhớ lại.
Nhận thức được lực học bản thân không giỏi, nên Thu Thảo đã phải cố gắng rất nhiều và tự đặt ra áp lực cho bản thân để không làm bố mẹ thất vọng. Áp lực kép về điểm số và thành tích trên lớp khiến cô học sinh nảy sinh suy nghĩ buông xuôi và tìm cho mình một hướng đi khác.
"Từng có lúc tôi rất mệt mỏi và chỉ muốn từ bỏ, áp lực cứ đổ dồn lên vai và dồn nén lại trong khoảng 2 tháng cuối", Thảo trải lòng. "Thế nhưng, vào những ngày cận kề thi, tôi nhận ra rằng nếu như buông xuôi tất cả thì sẽ thật lãng phí công sức mà bản thân và tiền bạc của bố mẹ trong một năm qua". Điều mà Thu Thảo nhớ nhất vào những ngày thi đó là cảm giác ấm áp, san sẻ gánh nặng mà cô nhận được từ gia đình, đặc biệt là bố mình.
"Cũng phải rất lâu rồi, tôi mới được bố đưa đi thi, những lời động viên của bố trước cổng trường thi thực sự đã xóa đi mọi nghi ngờ và áp lực tôi tự đặt lên bản thân bấy lâu nay", Thảo chia sẻ.
Không phụ sự quyết tâm của gia đình và bản thân, Thu Thảo đã có được một điểm số mĩ mãn giúp cô tự tin với nguyện vọng vào ngành Thông tin đối ngoại của Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
Một kinh nghiệm mà Thu Thảo rút ra từ kỳ thi năm ngoái, đó là không nên dựa dẫm vào may mắn mà phải tự mình giải quyết khó khăn, luôn giữ tinh thần lạc quan trong mọi tình huống. "Việc học theo trung tâm luyện thi là một chỗ dựa tinh thần rất hiệu quả, khi mà các cơ sở này đặt ra những lộ trình ôn tập cụ thể, nhưng khả năng tự học kết hợp cùng với sự hướng dẫn của giáo viên trên lớp mới là yếu tố chính giúp thí sinh có thể chủ động và tự tin hơn khi tham gia kỳ thi xét tuyển đại học" - Thu Thảo chia sẻ.
36 trường đại học Úc xin chính quyền cho du học sinh trở lại Năm 2020, dự kiến các đại học ở Úc lỗ từ 3,1-4,8 tỉ AUD (tương đương 50.600-78.500 tỉ đồng) do không thể đón sinh viên quốc tế. Các chuyên gia giáo dục cho rằng mọi kỳ vọng về số lượng sinh viên tiếp tục gia tăng đã tan biến. Nhiều trường đại học ở Úc vắng bóng sinh viên quốc tế trong hơn...