Tân Quốc vương Kuwait công du Saudi Arabia
Ngày 30/1, hãng thông tấn nhà nước SPA của Saudi Arabia đưa tin tân Quốc vương Kuwait Sheikh Meshal Al Ahmed Al Sabah đã tới Riyadh trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền vào tháng trước.
Đây là chuyến thăm theo thông lệ nhằm nhấn mạnh mối quan hệ sâu sắc giữa hai nước xuất khẩu dầu mỏ vùng Vịnh.
Thái tử Kuwait Meshal al-Ahmad al-Jaber Al-Sabah. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, trong khuôn khổ chuyến thăm, Quốc vương Sheikh Meshal đã hội đàm với Quốc vương nước chủ nhà Salman tại Cung điện Arqa ở Riyadh và gặp Thái tử kiêm Thủ tướng Mohammed Bin Salman để thảo luận về quan hệ song phương, cũng như tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Trong các cuộc tiếp xúc, hai bên đã khẳng định lại mối quan hệ lịch sử gắn bó giữa hai nước và tìm kiếm các cơ hội để tăng cường hơn nữa mối quan hệ này trên nhiều lĩnh vực. Hai bên cũng trao đổi quan điểm về những diễn biến mới nhất của tình hình khu vực và quốc tế, cũng như những nỗ lực đang được thực hiện để giải quyết những thách thức này.
Quốc vương Sheikh Meshal Al Ahmad Al Sabah lên nắm quyền vào tháng 12/2023, sau khi người tiền nhiệm đồng thời là anh trai cùng cha khác mẹ Sheikh Nawaf (86 tuổi) qua đời. Tân Quốc vương đang phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là khắc phục tình trạng tê liệt chính trị kéo dài và cải cách khu vực công ở Kuwait.
Theo ông Bader al-Saif, chuyên gia phân tích chính trị của Đại học Kuwait, chính sách đối ngoại của Kuwait rất tương đồng với Saudi Arabia. Ông dự đoán “mối liên kết này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn dưới thời Quốc vương Sheikh Meshal”. Ông Bader đánh giá chương trình Tầm nhìn 2030 của Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman đã ghi nhận những thay đổi đáng kể trong chính sách kinh tế và xã hội nhằm chuẩn bị cho vương quốc vùng Vịnh này một tương lai hậu dầu mỏ. Những cải cách của Saudi Arabia đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Kuwait.
Video đang HOT
Giáp biên giới với Saudi Arabia, Kuwait – quốc gia nắm giữ 7% trữ lượng dầu mỏ của thế giới và là thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), có quốc hội quyền lực nhất tại vùng Vịnh. Tuy nhiên, cơ quan lập pháp này luôn trong tình trạng bế tắc về lập pháp do bất đồng với nội các được bổ nhiệm. Kể từ khi Kuwait áp dụng hệ thống nghị viện vào năm 1962, quốc hội của quốc gia vùng Vịnh này đã bị giải tán khoảng chục lần và cuộc bầu cử quốc hội diễn ra trong năm ngoái là cuộc bầu cử thứ 7 chỉ trong hơn 10 năm.
Sứ mệnh chưa thể hoàn thành
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa có chuyến công du dài ngày với 9 điểm dừng chân gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Jordan, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Israel, Bờ Tây, Ai Cập nhằm tìm cách tháo ngòi nổ căng thẳng ở Trung Đông.
Chuyến công du là nỗ lực kéo dài nhiều tháng qua của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm ngăn chặn "lò lửa chiến tranh" khu vực lan rộng hơn, giảm bớt xung đột đẫm máu ở Dải Gaza và đẩy lùi nguy cơ Mỹ bị lôi kéo sâu hơn vào cuộc chiến.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) tại cuộc gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ở Istanbul ngày 6/1/2024. AFP/TTXVN
Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Israel và Hamas vẫn bế tắc kể từ khi bùng phát cách đây hơn 3 tháng và chưa thể sớm kết thúc do chưa bên nào đạt được thắng lợi mang tính quyết định. Khi chưa đạt mục tiêu chính là tiêu diệt hoàn toàn Hamas và giải thoát số con tin còn lại, Israel đang điều chỉnh chiến thuật quân sự tấn công Hamas từ quy mô rộng sang hẹp và chính xác hơn, nhằm vào các mục tiêu cụ thể. Ngay trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 8/1 thông báo đã bắt đầu giảm bớt quy mô và tần suất chiến dịch quân sự trên bộ từ giai đoạn hoạt động mạnh quy mô lớn sang các hoạt động đặc biệt khác nhau. Việc Israel không mở rộng chiến dịch quân sự vào phần phía Nam của Dải Gaza, có tính đến lợi ích của Ai Cập, khi động thái này ảnh hưởng đến hoạt động cứu trợ nhân đạo, gây ra làn sóng di tản có thể gây khủng hoảng. .
Về phía Hamas, cuộc tấn công ngày 7/10 vào lãnh thổ Israel đã đưa vấn đề Palestine lên hàng đầu trong chương trình nghị sự không chỉ ở Trung Đông mà trên bình diện quốc tế, gây chia rẽ trong nội bộ Israel, giữa Mỹ-Israel và các nước Arab cũng như cộng đồng quốc tế. Các tay súng Hamas tiếp tục sử dụng mạng lưới đường hầm để phục kích và bắn tên lửa vào Israel, dù với số lượng hạn chế hơn. Các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy tỷ lệ ủng hộ Hamas đã tăng từ 12% lên 44% ở Bờ Tây và từ 38% lên 42% ở Gaza trong 3 tháng qua, cho thấy Hamas hoặc các tổ chức có quan điểm cứng rắn tương tự tiếp tục là nhân tố quan trọng trong tương lai chính trị Gaza.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại cuộc gặp ở Tel Aviv ngày 9/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện Israel đang tiếp tục nhận được sự hỗ trợ toàn diện của Mỹ cả về quân sự và chính trị. Tuy nhiên, ở trong nước, cả lãnh đạo Israel và Mỹ đều vấp phải các vấn đề nội bộ nhưng tác động theo các khuynh hướng trái ngược. Tại Israel, nếu kết thúc cuộc chiến mà không có thắng lợi quyết định, sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Benjamin Netanyahu có thể chấm dứt. Còn tại Mỹ, nếu cuộc chiến kéo dài, thiệt mạng dân thường tăng hoặc lan rộng ra khu vực thì Washington không thể cùng lúc can dự vào nhiều mặt trận, trong khi uy tín của Tổng thống Biden chắc chắn bị ảnh hưởng trong kỳ bầu cử quan trọng vào cuối năm nay. Là đồng minh chính của Israel, song Mỹ ngày càng lo ngại về mức độ thương vong của dân thường trong xung đột Israel-Hamas. Tuy nhiên, các đòn bẩy mà Mỹ có thể sử dụng đối với Irael không có quá nhiều tác dụng khi nhà lãnh đạo Netanyahu có truyền thống công khai thách thức các tổng thống Mỹ, đặc biệt là các tổng thống thuộc đảng Dân chủ mà không sợ những hậu quả tiêu cực
Trong bối cảnh đó, mục đích chính trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ là nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sinh mạng thường dân ở Israel, Bờ Tây và Gaza; đảm bảo thả tất cả các con tin còn lại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo và các dịch vụ thiết yếu nhằm khôi phục cuộc sống bình thường cho người dân ở Gaza, ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi nhắm vào hoạt động vận chuyển thương mại ở Biển Đỏ... Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chuyến công du nhắm tới mục tiêu lâu dài hơn, đó là ngăn chặn Israel mở mặt trận thứ hai nhằm vào lực lượng Hezbollah tại Liban, tiếp tục duy trì các thỏa thuận hòa bình giữa Israel và các nước Arab nhằm hình thành một liên minh rộng lớn hơn để kiềm chế Iran.
Những tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza, ngày 10/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, nỗ lực ngoại giao con thoi lần này của Ngoại trưởng Blinken là thúc ép Israel tuân thủ luật nhân đạo quốc tế cũng như yêu cầu triển khai các biện pháp ngay lập tức để tăng cường lượng hàng cứu trợ đi vào Gaza; thúc đẩy các nước Hồi giáo còn do dự ở Trung Đông chuẩn bị đóng vai trò trong việc tái thiết, quản lý và đảm bảo an ninh ở Gaza. Trong đó, hỗ trợ tài chính từ Saudi Arabia và UAE được cho là rất cần thiết đối với thành công của kế hoạch tái thiết Gaza.
Theo giới quan sát, thành quả lớn nhất trong chuyến thăm là nhóm 5 nước gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Jordan, Qatar và UAE đã nhất trí lập kế hoạch và cân nhắc khả năng tham gia vào tái thiết và quản lý Dải Gaza hậu xung đột. Đây được xem là diễn biến mang tính đột phá vì các quốc gia này trước đây từng tuyên bố phải có lệnh ngừng bắn và sự đảm bảo của Israel trong việc giảm thiểu thương vong cho dân thường, trước khi bàn về kế hoạch cho Gaza hậu xung đột.
Pause
Unmute
Loaded: 12.80%
Remaining Time -10:30
Tuy nhiên, những mục tiêu khác của chuyến công du có vẻ chưa đạt được. Phía Mỹ khẳng định bất kỳ thỏa thuận nào về tương lai ở Gaza cũng đều phải tính đến hòa bình và an ninh ở Israel, đồng thời phải bao gồm một chính phủ Palestine thống nhất ở Bờ Tây và Gaza, nỗ lực hướng tới sự hội nhập trong tương lai của Israel với khu vực và mở đường cho một nhà nước Palestine độc lập. Lãnh đạo các nước cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tạm dừng các hoạt động quân sự, tăng cường các nỗ lực nhân đạo và nỗ lực tạo điều kiện cho sự ổn định, đảm bảo các quyền hợp pháp của người dân Palestine và đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Cho đến nay, Mỹ và Israel vẫn đang mâu thuẫn nội bộ và vẫn mâu thuẫn lẫn nhau về chính sách đối với Trung Đông cũng như tương lai quản lý Gaza. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là việc tìm kiếm cơ chế quản lý cho người Palestine, cụ thể là dưới một chính quyền Palestine cải tổ và đổi mới.
Tuy nhiên, xu hướng này chỉ có thể rõ ràng sau khi Israel kết thúc chiến dịch quân sự hoặc có chính phủ mới, với quan điểm ít cực đoan hơn.
Israel cũng đang hứng chịu áp lực ngày càng tăng từ đồng minh Mỹ và các cường quốc Trung Đông yêu cầu giảm bớt các cuộc tấn công vào dải Gaza. Theo giới phân tích, không loại trừ khả năng có sự hợp tác, thỏa hiệp giữa Mỹ và Israel về tiến độ và quy mô chiến dịch quân sự. Mặc dù việc thu hẹp quy mô tấn công mới chỉ là các tuyên bố của giới chức Israel, nhưng có thể giúp Mỹ giảm áp lực cả trong nước và quốc tế, mở ra cơ hội tìm kiếm giải pháp tháo gỡ bế tắc xung đột. Về mặt chiến lược, Mỹ có thể thành công trong ngăn chặn hoặc ít nhất là trì hoãn Israel mở mặt trận thứ hai nhằm vào lực lượng Hezbollah tại Liban.
Chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục chính sách ngoại giao để giải quyết xung đột Trung Đông, vừa công khai vận động, gây sức ép Israel thay đổi chiến thuật, giảm quy mô chiến tranh trong khi tiếp tục cam kết ủng hộ và hỗ trợ nước này. Trong thời gian tới, Mỹ có thể vận động quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc thông qua các nghị quyết về khu vực, tạo thuận lợi triển khai lực lượng quân sự tới Trung Đông để răn đe Iran cộng với tiêu diệt các nhóm vũ trang cực đoan.
Thêm nữa, việc quân đội Mỹ và Anh ngày 12-13/1 liên tiếp thực hiện các vụ không kích nhằm vào các cơ sở của phong trào Houthi ở Yemen, sau khi Houthi tấn công các tàu thuyền hoạt động trên Biển Đỏ, đang làm dấy lên lo ngại xung đột sẽ lan rộng tại khu vực này. Căng thẳng có dấu hiệu leo thang bởi Houthi tuyên bố sẽ đáp trả các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu và Washington tuyên bố sẵn sàng giải pháp quân sự để bảo đảm an ninh trên Biển Đỏ và tự do thương mại hàng hải. Bởi vậy, có thể nói sứ mệnh chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông chưa thể hoàn thành.
Nga và Saudi Arabia tuyên bố tiếp tục hợp tác trong OPEC+ Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết trong khuôn khổ chuyến thăm Saudi Arabia, tối 6/12 (theo giờ địa phương), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc thảo luận với Thái tử nước chủ nhà Mohammed bin Salman Al Saud về việc tiếp tục hợp tác trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC...