Hành lang IMEC và những thách thức
Sáng kiến Hành lang Ấn Độ – Trung Đông – Châu Âu (IMEC), được công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa qua ở Ấn Độ, có tiềm năng lớn trong thúc đẩy hội nhập kinh tế, thương mại, đầu tư, cũng như tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.
Mặc dù có thể tạo ra lợi ích kinh tế và chiến lược lớn, nhưng việc triển khai sẽ gặp phải những thách thức và rủi ro cần phải được xem xét.
Dự án tham vọng này hướng đến mục tiêu thiết lập một cung đường thương mại liền mạch kết nối Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Jordan, Israel và châu Âu, có khả năng tạo ra cuộc cách mạng động lực thương mại toàn cầu. IMEC được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua việc thiết lập một hành lang thương mại gắn kết giúp giảm chi phí thương mại, tăng khả năng tiếp cận thị trường và khuyến khích cơ hội đầu tư giữa các nước tham gia.
IMEC sẽ trở thành con đường thông thương trải dài từ Á sang Âu
Siêu dự án này cũng được kỳ vọng là sẽ giúp tăng cường kết nối khu vực nhờ việc cải thiện hạ tầng vận tải, hợp tác xuyên biên giới, cung ứng năng lượng và mức độ hiệu quả của hoạt động logistics. Kết nối đó sẽ thúc đẩy gắn kết kinh tế chặt chẽ hơn. Quan trọng hơn, hành lang này có thể đóng vai trò như chất xúc tác giúp tăng cường điều phối ngoại giao và ổn định địa chính trị giữa các nước tham gia. Quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn nhờ hành lang này sẽ tạo thêm động lực cho hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh, chống khủng bố và sự ổn định của khu vực. Ngoài ra, lợi ích kinh tế chung cũng tạo nền tảng cho quan hệ ngoại giao, hợp tác an ninh, thúc đẩy đối thoại, tăng cường cân bằng địa chính trị mạnh mẽ hơn.
Video đang HOT
Có tiềm năng lớn, nhưng IMEC có thể phải đối mặt với những thách thức, rào cản không nhỏ, cần phải được giải quyết để bảo đảm triển khai thành công và tối đa hóa lợi ích. Một trong những thách thức hàng đầu đối với IMEC chính là việc ứng phó với tình hình địa chính trị phức tạp của khu vực. Hành lang này chạy qua nhiều quốc gia có động lực chính trị, lợi ích khác nhau cùng với những căng thẳng trước đó. Sự phức tạp này có thể kìm hãm sự hợp tác, cản trở việc phát triển kết nối liền mạch giữa các nước liên quan. Đối thoại ngoại giao và một tầm nhìn thống nhất giữa tất cả các thành viên tham gia là điều đặc biệt cần thiết để giảm thiểu những quan điểm xung đột và tạo ra môi trường thuận lợi cho hợp tác.
Sự phức tạp liên quan đến những thách thức về logistics cần được giải quyết vì nó bao trùm một khu vực địa lý rộng lớn. Sự thành công của hành lang phụ thuộc phần lớn vào việc phát triển được mạng lưới vận tải hiệu quả kết nối liền mạch 3 khu vực. Bên cạnh đó, hài hòa những khung pháp lý là thách thức lớn đối với IMEC. Hành lang này quy tụ nhiều nước với hệ thống pháp luật, chính sách, quy định và giao thức vận tải khác biệt. Hợp lý hóa và thống nhất những khung quy định này là điều không thể thiếu nếu muốn thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế.
Về đầu tư, một trong những cản trở lớn nhất đối với IMEC chính là việc phải đảm bảo đủ nguồn vốn. Các dự án hạ tầng quy mô lớn thường đòi hỏi nguồn tài chính lớn và việc huy động vốn đầu tư cần thiết một cách kịp thời khi liên quan đến nhiều nước là thách thức không nhỏ. Về mặt này, việc thu hút các khoản đầu tư quy mô lớn từ nhiều chủ thể khác nhau, như chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các thực thể tư nhân, đòi hỏi khuôn khổ tài chính hùng mạnh kết nối tất cả các nước liên quan. Nếu không, việc chậm trễ trong cấp vốn cho bất kỳ dự án hạ tầng nào liên quan đến IMEC và ở bất kỳ quốc gia nào cũng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Bài toán cạnh tranh lợi ích kinh tế cũng như khía cạnh minh bạch và quản trị cũng cần phải được tính đến. Nếu như trong bài toán cạnh tranh lợi ích kinh tế là những hành lang liên châu lục đã đưa ra trước đó như Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), thì việc áp dụng cơ chế minh bạch cao giữa các nước tham gia, tiến hành thẩm định, ưu tiên cho bền vững và khuyến khích các tập quán quản trị tốt sẽ giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực trong dài hạn và tránh được những cạm bẫy tiềm tàng.
Bảo đảm an ninh và ổn định cho tất cả các nước tham gia IMEC cũng là một thách thức lớn. Khu vực mà hành lang này đi qua dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa an ninh khác nhau như khủng bố, xung đột và bất ổn chính trị. Tăng cường hợp tác khu vực về quốc phòng, an ninh, chia sẻ thông tin tình báo và xây dựng sáng kiến chung nhằm chống lại các nguy cơ mất an ninh là bước đi cần thiết để xây dựng và vận hành thành công hành lang này. Môi trường ổn định và an toàn là điều không thể thiếu để thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dọc hành lang. Tuy nhiên, những thách thức về an ninh và chính trị có thể xuất phát từ cục diện địa chính trị phức tạp của khu vực mà hành lang này đi qua.
IMEC có tiềm năng lớn đối với tăng trưởng kinh tế, mở rộng thương mại, thúc đẩy kết nối khu vực, hợp tác năng lượng và tăng cường trao đổi văn hóa. Nhưng những thách thức cũng là điều phải được tính đến. Nổi bật trong số đó là căng thẳng liên quốc gia, sự thù địch địa chính trị và các mối đe dọa an ninh. Mỹ có vai trò then chốt trong hỗ trợ IMEC. Với việc chủ động tham gia chia sẻ thông tin, hợp tác tình báo, hợp tác an ninh và tập trận quân sự chung, Mỹ có thể đảm trách vai trò quan trọng trong tăng cường khuôn khổ an ninh cho hành lang. Hơn nữa, với vô số thách thức địa chính trị và xung đột lâu đời ở khu vực Trung Đông, sự tham gia của Mỹ là rất quan trọng đối với thành công của hành lang. Sự hiện diện và những nỗ lực của Mỹ giúp khích lệ hợp tác bền chặt giữa các nước tham gia hành lang, đồng thời tạo nền tảng cho đối thoại, giải quyết xung đột và thúc đẩy lợi ích chung.
Thành phố lớn thứ hai của Anh tuyên bố vỡ nợ
Birmingham, thành phố lớn thứ hai của Anh, tuyên bố vỡ nợ, ngừng mọi chi tiêu không thiết yếu.
Thành phố Birmingham của Anh (Ảnh: Getty).
Hội đồng thành phố Birmingham, nơi cung cấp dịch vụ cho hơn 1 triệu dân, ngày 5/9 tuyên bố vỡ nợ, ngừng tất cả chi tiêu, ngoại trừ các dịch vụ thiết yếu.
Tuyên bố được đưa ra sau khi thành phố này được yêu cầu thanh toán các khoản lương bằng nhau với tổng giá trị lên tới 760 triệu bảng Anh (956 triệu USD).
Thâm hụt ngân sách năm tài khóa 2023-2024 của Birmingham được dự đoán ở mức 87 triệu bảng Anh (109 triệu USD).
Sharon Thompson, một quan chức Hội đồng thành phố Birmingham, nói với các thành viên trong hội đồng rằng họ đang phải đối mặt với "các vấn đề trong dài hạn, trong đó có trách nhiệm chi trả lương ngang nhau".
Quan chức này cũng đổ lỗi một phần cho đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh và nói rằng Birmingham "đã bị các chính phủ Đảng Bảo thủ liên tiếp lấy mất 1 tỷ bảng Anh tài trợ".
"Giống các hội đồng khác trên khắp đất nước, rõ ràng chúng ta đang phải đối mặt với các thách thức tài chính chưa từng thấy do sự gia tăng lớn về nhu cầu phúc lợi và sự sụt giảm đáng kể trong doanh thu của doanh nghiệp cũng như tác động của lạm phát", bà nhấn mạnh.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Rishi Sunak hôm qua nói với báo chí rằng các chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý ngân sách của mình và đảm bảo sử dụng tốt nhất tiền thuế của người dân.
Vừa đến Mỹ, tân Đại sứ Trung Quốc cảnh báo ngay "thách thức nghiêm trọng" Tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong khẳng định sẽ tìm cách tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, song cảnh báo rằng, mối quan hệ này đang phải đối mặt với những "thách thức nghiêm trọng". "Là đại diện của nhân dân Trung Quốc, tôi đến đây để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc, và tôi...