Saudi Arabia và Nga tiếp tục cắt giảm dầu giữa căng thẳng ở Trung Đông
Việc hạn chế sản lượng dầu thô hơn một triệu thùng mỗi ngày sẽ được duy trì cho đến cuối năm 2023.
Máy bơm dầu tại một mỏ dầu ở Nga. Ảnh: Bloomberg
Theo tờ The National (UAE) ngày 6/11, Saudi Arabia và Nga sẽ tuân thủ chính sách cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm nay, bất chấp sự bất ổn địa chính trị ở Trung Đông đang gây biến động thị trường năng lượng toàn cầu.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ), sẽ tiếp tục cắt giảm tự nguyện một triệu thùng/ngày, bắt đầu thực hiện vào tháng 7/2023 và sau đó được gia hạn đến cuối tháng 12, Cơ quan thông tấn quốc gia Saudi Arabia cho biết hôm 5/11, trích dẫn một nguồn tin chính thức từ Bộ Năng lượng nước này.
Video đang HOT
“Như vậy, sản lượng của Saudi Arabia trong tháng 12/2023 sẽ đạt khoảng 9 triệu thùng/ngày. Quyết định cắt giảm tự nguyện này sẽ được xem xét vào tháng tới để đánh giá gia hạn cắt giảm, cắt giảm sâu hơn hay tăng sản lượng”, nguồn tin trên nêu rõ.
Saudi Arabia cho biết việc cắt giảm tự nguyện bổ sung nhằm “củng cố các nỗ lực phòng ngừa của các nước OPEC để hỗ trợ sự ổn định và cân bằng của thị trường dầu mỏ”.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak lặp lại bình luận từ Saudi Arabia trong một thông báo riêng. Ông Novak cho biết: “Nga sẽ tiếp tục giảm thêm 300.000 thùng/ngày nguồn cung dầu và các sản phẩm dầu của mình cho thị trường toàn cầu, có hiệu lực từ tháng 9 và tháng 10/2023 cho đến cuối tháng 12 năm nay”.
“Nga cũng sẽ tiến hành phân tích riêng để đánh giá thị trường năng lượng toàn cầu trước khi quyết định tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu hay tăng sản lượng dầu”, ông Novak nói thêm.
Động thái mới nhất của Saudi Arabia cùng với Nga nhằm bổ sung cho việc cắt giảm tự nguyện đã công bố trước đó vào tháng 4, được cho là kéo dài đến cuối tháng 12/2024. Việc thắt chặt thị trường diễn ra trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu sụt giảm do tăng trưởng kinh tế yếu ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, cuộc chiến Israel – Hamas ở Dải Gaza nổ ra vào tuần đầu tiên của tháng 10 đã làm tăng thêm sự biến động trên thị trường dầu mỏ với lo ngại rằng xung đột lan rộng sang khu vực Trung Đông rộng lớn hơn sẽ làm gián đoạn nguồn cung dầu toàn cầu.
Nga, Saudi Arabia thảo luận về thị trường dầu mỏ
Ngày 11/10, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak thông báo giới chức nước này và Saudi Arabia sẽ thảo luận tình hình trên thị trường dầu mỏ và giá dầu trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Dải Gaza.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tới dự Hội nghị Ủy ban giám sát chung cấp Bộ trưởng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) ở Vienna, Áo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới, ông Novak cho rằng cuộc xung đột hiện nay giữa quân đội Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas hiện kiểm soát Dải Gaza của Palestine có thể ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ, cũng như tình hình tiêu thụ các nguồn năng lượng. Do đó, giới chức Nga và Saudi Arabia sẽ tập trung thảo luận về vấn đề này.
Phó Thủ tướng Novak đang tham dự hội nghị năng lượng ở Moskva. Sự kiện này dự kiến có sự tham gia của giới chức cấp cao của nhiều nước, trong đó có Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al-Sudani.
Cuộc xung đột giữa quân đội Israel và phong trào Hồi giáo Hamas đã tạo ra biến động lớn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, đẩy giá dầu tăng mạnh. Giá dầu thế giới tăng hơn 4% trong phiên 9/10, khi xung đột tại Trung Đông đã gây lo ngại sẽ lan rộng. Giới chuyên gia cũng nhận định xung đột Israel- Hamas có thể khiến nhiều nước đối mặt với những xu hướng lạm phát mới, cũng như "giáng đòn mạnh" vào triển vọng kinh tế ở thời điểm có nhiều hy vọng về khả năng kiềm chế đà tăng giá vốn do đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra.
Saudi Arabia và Nga gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu Saudi Arabia và Nga ngày 5/9 cho biết sẽ gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng tự nguyện đến hết năm nay. Động thái này đã đẩy giá dầu Brent Biển Bắc lên mức cao nhất 10 tháng qua. Một cơ sở khai thác dầu của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết chương trình cắt giảm sản lượng...