Tận dụng Facebook để luyện thi Đại học hiệu quả
Bạn hoàn toàn có thể lợi dụng nhiều tiện ích từ mạng xã hội để đạt điểm cao trong những kỳ thi quan trọng sắp tới.
Facebook đang dần trở thành một món ăn không thể thiếu với nhiều bạn trẻ. Thời gian lướt Phây mỗi ngày tốn không ít thời gian và tâm trí của nhiều người. Lên kế hoạc ôn thi, một số bạn đã quyết tâm “cai nghiện” Facebook bằng cách khóa tài khoản hay để chế độ riêng tư…
Thế nhưng, bạn có biết rằng, bạn vẫn hoàn toàn có thể tận dụng mạng xã hội để ôn thi và tạo động lực thi đỗ ĐH.
Luyện thi trực tuyến chỉ từ một nút Like
Từ khi mạng xã hội Facebook phát triển, các Fanpage cũng nở rộ. Khi kỳ thi Đại học sắp đến, lướt qua một lượt bạn có thể bắt gặp vô số các trang liên quan đến kỳ tuyển sinh có tên: Hội những người ôn thi ĐH khối A, Hội những ôn thi ĐH môn Toán, Hội những người ôn thi ĐH trên Facebook, Quyết tâm đậu ĐH, Ôn thi ĐH cùng thủ khoa ĐH… với hàng ngàn, thậm chí chục ngàn lượt like.
Một fanpage về ôn thi Đại học có tới hơn 47.000 lượt like.
Với tinh thần “Học thầy không tày học bạn”, các sĩ tử đã biến các trang này trở thành diễn đàn học tập bổ ích, cùng nhau bàn luận sôi nổi về các bài tập trong chương trình ôn luyện, phương pháp ôn thi hiệu quả. Không chỉ củng cố, trao đổi kiến thức, các sĩ tử còn động viên, chia sẻ với nhau về những áp lực thi cử, về ngôi trường ĐH mà mình đang mơ ước. Chỉ cần ấn nút Like, sĩ tử đã có thể cập nhật được nội dung của các page hàng ngày và tham gia bàn luận, trao đổi.
Bạn Phạm Thu Hương, học sinh lớp 12 – THPT Hải Hậu A (Nam Định), đăng ký dự thi ĐH Y Hà Nội và cũng là một thành viên chăm chỉ đang luyện thi trên page Ôn thi ĐH cùng thủ khoa ĐH chia sẻ: “Với riêng mình, việc luyện thi ĐH trên Facebook … thích hơn việc phải chen chúc ở các lò luyện thi chật chội. Có bất cứ vấn đề gì thắc mắc về bài vở hay thông tin tuyển sinh của trường, mình đều có thể lên hỏi các anh chị thủ khoa và các bạn khác. Rất nhanh chóng, mình nhận được lời giải đáp chính xác”.
Hương cảm thấy rất thoải mái, không bị gò bó khi việc trao đổi, thảo luận trên page lúc nào cũng sôi nôi, vui vẻ khiến bạn có hứng thú và thêm quyết tâm ôn thi. Đặc biệt, gần đây trên page này còn cập nhật nhiều đề thi thử ĐH của các trường giúp cô bạn luyện đề hàng ngày.
Khi Facebook biết tạo “động lực”
Video đang HOT
Một số sĩ tử đã hô biến Facebook thành một “người bạn tinh thần” hữu hiệu. Các bạn đổi tên tài khoản Facebook, đổi avatar, thay hình bìa để thể hiện quyết tâm của mình trong kì thi ĐH.
Thời điểm thi đang tới gần, trên Facebook của nhiều sĩ tử đang rần rần nêu cao “khí thế” của mình với những khẩu hiệu như: “Nhất định phải đỗ Đại học”, “Quyết tâm đỗ Đại học”, “Sẽ đỗ Đại học”, “Cố lên tôi ơi”… trên hình đại diện hay hình bìa. Việc làm nho nhỏ nhưng không hề mang tính chất “phong trào”, “khẩu hiệu suông” mà vô cùng có ý nghĩa, tạo động lực cho các sĩ tử đang chuẩn bị bước vào kì thi quan trọng này.
Tên và ảnh đại diện của 1 Facebooker.
Bạn Vũ Thanh Tùng (Hà Nội) đăng ký thi vào trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội vừa đổi tên tài khoản Facebook của mình thành “Tôi ơi cố lên” cùng một hình đại diện vô cùng rực rỡ. Cậu cho biết: “Mỗi ngày truy cập tài khoản Facebook là một lần có thêm động lực và quyết tâm để cố gắng hết mình cho kỳ thi sắp tới. Lúc nào mình cũng tự nhắc nhở bản thân “Cố lên”…”
Với những gợi ý trên, hy vọng rằng với các sĩ tử nhà mình vào Facebook giờ đây không chỉ để chơi mà còn để học. Tuy nhiên, để luyện thi ĐH trên Facebook đạt được hiệu quả cao nhất vẫn cần rất nhiều sự quyết tâm và “tự chủ” của chính bạn. Mỗi ngày hãy tự đặt ra một khung giờ nhất định “được phép” lên Facebook để ôn luyện; không sa đà vào việc chat chit chém gió cùng bạn bè hay đọc những bài viết không liên quan mà quên mất nhiệm vụ ôn thi của mình, bạn nhé!
Theo TTVN
SAT thay đổi, liên quan gì đến Việt Nam ?
Kỳ thi SAT mà kết quả được nhiều trường đại học Mỹ sử dụng làm một trong những tiêu chí xét tuyển vừa được chỉnh sửa tận gốc rễ. Chỉnh sửa như thế nào thì quan trọng với học sinh Mỹ nhưng con đường đi đến những thay đổi như thế lại cho các nhà giáo dục VN những bài học kinh nghiệm rất thực tế.
Sinh viên luyện thi SAT. Kỳ thi này sẽ thay đổi triệt để theo hướng hạn chế cách học đối phó và các chương trình luyện thi sẽ thực hiện miễn phí qua mạng - Ảnh: Eemilykblog.org
Từ bỏ văn mẫu
Vài tháng trước khi lên làm Chủ tịch College Board, nơi tổ chức kỳ thi SAT, David Coleman tìm gặp bằng được Les Perelman, một giáo sư dạy môn viết tại MIT (Massachusetts Institute of Technology), vì xưa nay Perelman kịch liệt phê phán SAT.
Perelman từng dùng các con số và sự kiện thực tế để chứng minh những bất cập của bài thi SAT như độ dài bài luận quyết định số điểm cao hay thấp. Có lần Perelman phụ đạo cho 16 thí sinh điểm viết luận thấp trong lần đầu thi SAT bằng cách bày cho thí sinh những chiêu thức "đánh lừa" người chấm, chẳng hạn cứ cho chi tiết nhiều vào nhưng đừng quan tâm đến tính chính xác. Nói cuộc chiến 1812 bắt đầu vào năm 1945 cũng chẳng ai để ý, cứ thêm vô những từ ít dùng nhưng nghe rổn rảng, nhớ trước vài câu trích nguyên văn từ các nhân vật nổi tiếng để đưa vào bài luận, bất kể nó không liên quan gì đến đề thi. Thi lại, 15 thí sinh này đạt điểm top 10%!
Hai bên gặp nhau và Perelman hỏi Coleman rằng, có khi nào ra đời học sinh gặp tình huống ông sếp bảo: "Thất bại có phải là mẹ thành công hay không, hãy về bàn của anh và viết cho tôi một đoạn văn, 25 phút sau đem lại nộp cho tôi". Không có, thế nhưng đề thi SAT lại yêu cầu như thế.
Thế là các tay luyện thi lão luyện bày cho học sinh học thuộc những bài văn mẫu, dùng vào bất kỳ trường hợp nào cũng đúng. Đó là phải có chút câu chuyện riêng tư, những trải nghiệm cá nhân, nhắc một chút những nhân vật lịch sử, và điều chỉnh một chút cho phù hợp với đề thi cụ thể hôm đó. Làm như thế chắc chắn sẽ được điểm cao. Vậy thì kỳ thi hóa ra đã thất bại trong việc khuyến khích học sinh học viết thật sự mà chỉ để đối phó.
Không những thế, các tổ chức ăn theo cứ liên tục tung ra sách luyện thi SAT làm học sinh càng thêm rối trí.
Cốt để kiểm tra kỹ năng
Sau khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch College Board vào tháng 10.2012, Coleman bắt đầu tìm cách chỉnh sửa kỳ thi. Ngoài Perelman, ông lắng nghe than phiền của thí sinh, phụ huynh, giáo viên... Thí sinh thì bảo thi gì mà toàn các câu đánh đố, không thấy trong chương trình học phổ thông. Giáo viên bức xúc nói dù SAT không dựa vào chương trình học, kết quả kỳ thi vẫn được xem là thước đo đánh giá trình độ giảng dạy của thầy cô. Phụ huynh than nhà giàu có điều kiện thuê gia sư kèm cặp, còn nhà nghèo, nội lệ phí thi cũng đã là gánh nặng.
Bắt tay vào việc chỉnh sửa SAT, Coleman và đội ngũ chuyên gia của ông xác định được ngay từ đầu một nguyên tắc: Kỳ thi phải phản ánh được những kỹ năng quan trọng nhất mà những thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh. Ví dụ khi học sinh học bài diễn văn Tôi có một giấc mơ của Martin Luther King Jr., giáo viên sẽ không chỉ hỏi diễn văn này được đọc lên vào năm nào, ở đâu, mà sẽ thực hiện đối thoại với học sinh để hai bên cùng phân tích bài diễn văn, những điều đã làm bài nói chuyện mang tính thuyết phục cao. Cái đó sẽ cùng đi với học sinh suốt đời chứ không phải thông tin về ngày tháng.
Cái khó là làm sao viết bài thi để khơi gợi điều đó ở thí sinh thay vì kiểm tra trí nhớ hay suy luận giản đơn.
Tổ chức luyện thi miễn phí qua mạng
Những nét chính mà Coleman thay đổi về kỳ thi SAT như báo New York Times tường thuật có thể chỉ là kỹ thuật như không hỏi từ khó, từ lắt léo nữa; điểm tối đa không còn là 2.600 mà chuyển về 1.600 (cho hai phần toán, đọc - viết), còn phần viết luận trở thành tùy chọn được tính điểm riêng. Sẽ không còn bị trừ điểm nếu trả lời sai; chỉ cho dùng máy tính ở một số phần mà thôi... Tuy nhiên, có lẽ điều quan trọng hơn là triết lý đằng sau cách ra đề thi.
Để tránh tình trạng nhiều người lợi dụng SAT tổ chức luyện thi mà chỉ con nhà giàu mới đủ tiền để thuê gia sư, College Board sẽ hợp tác với Khan Academy (một loại trường dạy đại trà trực tuyến miễn phí) để phối hợp tổ chức các lớp luyện thi SAT mà bất kỳ học sinh nào cũng có thể tham gia, dù nghèo hay giàu.
Cách làm này cũng là kinh nghiệm cho VN khi giải quyết vấn nạn dạy thêm - học thêm. Ở VN, ai cũng thấy học sinh đi học thêm là chuyện lợi bất cập hại. Để giải quyết vấn nạn này, cơ quan giáo dục ra lệnh cấm hay hạn chế dạy thêm. Hệ quả là bị công luận phê phán; chuyện cấm không khả thi, học sinh vẫn đi học thêm, giáo viên vẫn dạy thêm tràn lan.
Vậy sao không làm theo con đường gián tiếp: triệt tiêu nhu cầu học thêm thì tự nhiên chuyện dạy thêm - học thêm sẽ dần dần biến mất. Triệt tiêu bằng cách thay đổi thi cử, đề thi không lắt léo, học gì thi nấy, thi để kiểm tra kỹ năng chứ không kiểm tra kiến thức. Tức là làm sao để chuyện học thêm không còn cần thiết thì ngay lập tức nhu cầu học thêm sẽ giảm dần đến chỗ bình thường hóa.
Phải đến mùa xuân năm 2016 bài thi SAT kiểu mới mới được tung ra. Dư luận phải chờ đến đó mới biết nỗ lực cải tiến của Coleman có thật sự hiệu quả. Nhưng con đường ông trải qua cũng đáng làm cho ông tự hào là một nhà giáo thật sự khi biết lắng nghe những dư luận phê phán, những cá nhân chống đối để tìm cách hoàn thiện sản phẩm bị phê phán đó.
Đổi mới theo hướng đánh giá năng lực
Theo Bộ GD-ĐT, đánh giá và thi cử là một trong những thay đổi mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới giáo dục - đào tạo sau năm 2015. Chủ trương này đang được thực hiện từng bước.
Chẳng hạn ngay trong năm nay, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ áp dụng bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh thí điểm thí sinh một số ngành. Đến năm 2016, ĐH này sẽ áp dụng đại trà cho tất cả các ngành đào tạo. Bài thi này dự kiến gồm một bài luận và 112 tiểu mục trắc nghiệm chia thành 6 phần. Kiến thức sử dụng làm nền tảng cho bài thi thuộc phạm vi chuẩn kiến thức, kỹ năng bậc phổ thông.
Từ năm 2015, một số ngành/trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM cũng tuyển sinh bằng việc đánh giá năng lực thí sinh dựa vào các bài thi trắc nghiệm. Các môn thi bao gồm toán và logic, tiếng Việt, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và ngoại ngữ. Năm 2016 sẽ áp dụng cho toàn bộ các ngành/trường.
Trong khi đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay thay đổi chỉ về mặt hình thức: giảm số môn thi, thêm môn tự chọn thay vì hoàn toàn bắt buộc. Sự thay đổi này, theo đánh giá là không có giá trị nhiều trong việc đổi mới theo chủ trương. Vì thế, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT xây dựng phương án tổ chức thi từ năm 2015 theo hướng tạo động lực để học sinh học tập, phát triển toàn diện, hướng tới một kỳ thi quốc gia đáp ứng yêu cầu cung cấp căn cứ tin cậy cho việc xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Theo TNO
Thanh Niên tặng CD luyện thi trắc nghiệm 2014 Trên suốt chặng đường dài tư vấn mùa thi từ nay đến giữa tháng 3, Báo Thanh Niên sẽ gửi tặng thí sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc sản phẩm CD luyện thi trắc nghiệm 2014 với rất nhiều thông tin bổ ích. Không cần kết nối mạng Cùng là ấn phẩm do Báo Thanh Niên phát hành, nhưng nếu giá trị...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong
Tin nổi bật
15:19:42 29/04/2025
HOT: Mỹ nhân Vbiz thông báo mang thai sau khi tái hôn chồng bác sĩ, 1 chi tiết đặc biệt gây chú ý
Sao việt
15:08:44 29/04/2025
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài
Thế giới
15:08:30 29/04/2025
Bạn trai của Jennifer Garner đưa ra tối hậu thư
Sao âu mỹ
15:05:52 29/04/2025
Lừa bán Iphone, Macbook giá rẻ chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng
Pháp luật
15:05:23 29/04/2025
Cô gái từng vạch trần tội ác của Ngô Diệc Phàm "mất tích" bí ẩn
Sao châu á
14:54:52 29/04/2025
Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc
Thế giới số
14:40:31 29/04/2025
Galaxy Z Fold 7 sẽ là điện thoại gập mỏng nhất thế giới
Đồ 2-tek
14:36:05 29/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 32: Đại biết Nguyên thích An
Phim việt
13:50:02 29/04/2025
2 triệu người "nổi da gà" khi xem clip diễu binh kỷ niệm 30/4 đúng 10 năm trước, giọng MC quá truyền cảm
Netizen
13:18:02 29/04/2025