Tâm tư của một người thầy về những đổi thay trong ngành giáo dục
Năm 2020, một năm đầy biến động, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và học tập của mọi người, mọi nhà, trong đó có ngành Giáo dục.
Bước sang năm 2021, giáo viên cũng muốn gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng, chờ mong những đổi mới tích cực hơn đối với nghề giáo.
Năm 2021, mong những đổi mới tích cực trong ngành Giáo dục. (Ảnh: Yến Nguyệt)
Phụ huynh thấu hiểu
Xã hội kỳ vọng vào giáo dục, phụ huynh giao phó trọng trách cho thầy cô, thế nhưng giáo viên gần như bị tước hết quyền giáo dục các em. Nhắc nhở học trò điều sai bị cho là làm nhục, xúc phạm thân thể học sinh; phạt roi vào mông khi trò không nghe lời bị quy chụp bạo hành thể xác.
Phụ huynh sẵn sàng mang câu chuyện lên mạng xã hội đôi khi “thêm mắm, thêm muối” để nhiều người chưa hiểu đầu đuôi lăng nhục, chửi rủa, xúc phạm thầy cô bằng những từ ngữ “chợ búa” và nhận hàng tấn “gạch đá” trút xuống trong cơn giận dữ.
Có phụ huynh chỉ nghe con về kể cũng chưa cần tìm hiểu thực hư đã xông vào trường đánh chửi thầy cô thậm tệ. Giáo viên muốn bảo vệ mình đành áp dụng chiến thuật “mặc kệ nó” dù biết là không phải nhưng đó là cách tốt nhất bảo vệ chính mình cũng là bảo vệ gia đình của mình.
Thế là, học sinh lười học cũng mặc kệ. Học sinh hư, không nghe lời cũng làm lơ. Học sinh thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp cũng chỉ nhắc nhở qua loa cho có. Khi thầy cô không nghiêm khắc, học trò ngày càng lười học và hư hơn.
Vậy nên, giáo viên chúng tôi muốn có được sự thấu hiểu, tin tưởng từ phụ huynh. Hãy để cho giáo viên được quyền dạy dỗ khi các em chưa ngoan, được quyền nhắc nhở khi các em phạm lỗi, được quyền trách phạt khi các em làm sai. Mong rằng, cha mẹ và thầy cô sẽ ngồi lại bên nhau để cùng phối hợp với nhau để giáo dục học sinh một cách tốt nhất.
Nhà quản lý giáo dục chia sẻ những áp lực với giáo viên
Trong mắt người quản lý, giáo viên luôn luôn sai. Vì thế, khi xảy ra chuyện gì với học sinh để phụ huynh phản ứng, dù thầy cô giáo lỗi một, phụ huynh lỗi mười thì giáo viên vẫn phải nhún nhường, nén giận để xin lỗi học sinh, xin lỗi phụ huynh cho êm chuyện.
Video đang HOT
Không ít cán bộ quản lý nói rằng nhịn một chút để nhà trường yên ổn vì họ sợ mất các danh hiệu thi đua. Giáo viên chịu nhiều áp lực trong việc giáo dục và dạy dỗ học sinh. Đầu năm thì chỉ tiêu bên trên áp xuống buộc thầy cô phải thực hiện.
Học trò ngày càng ít nghe lời, thường xuyên vi phạm nội quy. Vì lo cho chất lượng, lo chỉ tiêu không hoàn thành mà có đôi lúc giáo viên nóng giận khi thấy trò không nghe lời đã dùng đến đòn roi như cái bạt tai, vài roi vào mông cũng bị sa thải khỏi ngành.
Chỉ một lần sai, giáo viên cũng không còn cơ hội để sửa sai, để làm lại. Cách xử lý lạnh lùng dễ bị ngộ nhận kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”, chối bỏ trách nhiệm để xoa dịu dư luận làm nhiều thầy cô giáo thấy buồn, xót xa vì thấy mình thật sự cô đơn khi cầm phấn.
Mong học trò chịu học và biết nghe lời
Học trò thời nay khác xưa rất nhiều. Không ít em còn có thái độ chống đối, thách thức thầy cô. Chúng tôi đã từng gặp những học sinh khi nghe thầy cô nói về học bài mai kiểm tra lấy điểm đã thẳng thừng nói rằng thầy cứ cho luôn điểm 0 chứ mai em cũng không học.
Có em khi bị thầy cô nhắc nhở vì vi phạm nội quy đã lớn tiếng nói rằng em thách thầy (cô) đụng vào em đó. Thậm chí, có em còn dùng tiếng đệm chửi thề, gọi thầy cô bằng ông, bằng thằng, bằng bà, bằng con…
Thế nên mong mỏi lớn nhất của giáo viên là học sinh sẽ ngoan hơn, biết nghe lời, chịu khó học hành để thầy cô giáo chú tâm chăm lo cho việc giảng dạy.
Giáo viên được quyền cho học sinh ở lại lớp
Học sinh ra sao, học hành thế nào chỉ giáo viên là người nắm rõ nhất. Thế nhưng, ngay cái quyền được cho những học sinh yếu kém ở lại lớp cũng bị “tước” luôn. Thầy cô giáo bị các chỉ tiêu thi đua kìm kẹp chẳng khác nào vòng kim cô xiết vào cổ. Vì thế, dù muốn cũng không thể để học sinh yếu kém ở lại lớp.
Điều này, đã dẫn đến hậu quả không ít học sinh ngồi học ở lớp 3, lớp 4, lớp 5 nhưng vẫn thua một học sinh lớp 1. Học trò yếu cứ bị lùa lên hết lớp này đến lớp khác.
Cấp 2 phải chịu hậu quả nặng nề của cấp 1, còn cấp 3 gánh chịu chất lượng bết bát của cấp 2 và cuối cùng, xã hội phải gánh chịu những kẻ làm “thầy không ra thầy, thợ cũng chẳng ra thợ”.
Thực sự, các em phải “ngồi nhầm lớp” là nỗi buồn, nỗi day dứt của nhiều giáo viên chúng tôi.
Đời sống của giáo viên được đảm bảo
Với đồng lương ba cọc ba đồng, không được phép làm thêm dù bằng chính năng lực của mình nên cuộc sống của nhiều gia đình nhà giáo vô cùng khó khăn. Giáo viên “chân ngoài” dài hơn “chân trong” nên vừa ra khỏi trường là tối ngày tối mặt với cuộc mưu sinh để duy trì cuộc sống.
Mãi lo chuyện làm ăn đương nhiên việc chuyên môn là giảng dạy và giáo dục học sinh cũng ít được đầu tư đúng mức.
Mong mỏi của nhiều giáo viên lúc này sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công văn chỉ đạo cụ thể việc số tuần thực học, thực dạy cho giáo viên trong năm có dịch bệnh để những chế độ, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà giáo được thanh toán một cách công bằng.
Giáo dục để trẻ "tỏa hương" giữa đời
Chúng ta than phiền về tình trạng học sinh hư, tuổi trẻ sống vô cảm, kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, đừng quá bi quan khi nghĩ về tuổi trẻ.
Giáo dục đúng cách, trẻ sẽ trở thành người có ích. Ảnh: Văn Toản
Mầm sống yêu thương bao giờ cũng đâm chồi nảy lộc ở trong thế giới tâm hồn của các em.
Chú trọng dạy chữ gắn với dạy người
Có nhiều cách để giáo dục lòng yêu thương con người, lối sống nhân ái, nhân văn ở các em. Lồng vào trong những bài học trên lớp, nhất là các môn khoa học xã hội để đem đến cho học sinh những câu chuyện tình người. Những buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, qua các câu lạc bộ đội, nhóm với nhiều hình thức hoạt động khác nhau theo phương châm mưa dầm thấm đất, để cảm hóa các em về đạo lý sống tốt đẹp.
Trong các buổi sinh hoạt tập thể như giờ chào cờ đầu tuần hay trong các chương trình phát thanh giữa giờ, nên đưa vào nội dung những bài viết cảm động về câu chuyện tình người, từ đó cho các em thấy rằng, dù thời đại nào cũng vậy cần lắm người với người sống để yêu nhau.
Còn nhớ buổi chào cờ sáng thứ 2 (18/11/2019) ở Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế là ông Phan Ngọc Thọ đến tham dự, tặng hoa chúc mừng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam; cùng với món quà dành tặng cho thầy và trò đó là một buổi nói chuyện chuyên đề giáo dục kỹ năng sống "Lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô" do cố vấn cấp cao Nguyễn Thành Nhân diễn thuyết.
Những câu chuyện kể của thầy Nhân hôm đó đã làm lay động nhiều trái tim bạn trẻ bởi tính nhân văn và sự gần gũi của nó. Tôi nhìn thấy trên khuôn mặt của các em, những giọt nước mắt lăn dài trên má, có em khóc nức nở. Đó là giọt nước mắt của sự biết ơn, sự hối lỗi... Chứng kiến niềm xúc động đó, tôi thầm nghĩ đừng đổ lỗi cho tuổi trẻ hôm nay vô cảm.
Một trong những cách giáo dục có hiệu quả nhất là kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, lời nói phải đi đôi với việc làm, hành động cụ thể. Nghĩa là không chỉ rao giảng, tuyên truyền bài học tình thương bằng lý thuyết sách vở, giáo viên cần linh hoạt, chịu khó tổ chức cho học sinh tham gia vào nhiều các hoạt động xã hội nhân đạo khác nhau. Chính các em là nhân vật chính trong các hoạt động đó. Thay vì ngồi trong phòng, trong lớp, chúng ta có thể cho học sinh thâm nhập, trải nghiệm thực tế sống động bằng nhiều việc làm khác nhau trong cuộc sống.
Chẳng hạn ở Trường Tiểu học Phường Đúc - Huế, phong trào nuôi heo đất được phát động hằng năm. Mỗi lớp đều có một con heo đất, những ngày giáp Tết heo đất được mổ ra và những món quà tình thương đến với trẻ em nghèo vùng cao, vùng sâu. Cô giáo Ngô Thị Xuân Ninh, giáo viên Trường Tiểu học Phường Đúc - Huế chia sẻ: "Chính phong trào nuôi heo đất đã giáo dục ý thức tiết kiệm trong học sinh, đồng thời các con sẽ thấy được việc làm của mình có ý nghĩa giúp các bạn nghèo mỗi dịp Tết đến xuân về".
Gần gũi để hiểu và định hướng các em tốt hơn. Ảnh: Văn Toản
Gần gũi, đồng hành và định hướng cho trò
Với quan niệm, học trò thành công là học trò có kỹ năng sống tốt chứ không phải có bảng điểm đẹp, thầy giáo Lê Triều Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Hội, thành phố Huế luôn tập trung trang bị kỹ năng sống cho học sinh qua các buổi hội trại, sinh hoạt chuyên đề. "Trách nhiệm của người thầy, người cô hết sức cao cả. Không chỉ giỏi về chuyên môn mà thầy cô còn là người anh, người chị, người bạn, người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ, giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội", thầy Sơn bày tỏ.
Thầy Sơn nổi tiếng là người giàu tình yêu thương khi thầy đã trực tiếp giúp đỡ cho nhiều học sinh nghèo mà hiếu học. Nhẹ nhàng, cần mẫn cho từng em có hoàn cảnh khó khăn, thầy không chỉ trao cho các bạn tiền, quà mà là dạy những bài học từ cuộc sống. Mỗi lần đến giúp đỡ một bạn nào đó, thầy tập trung khoảng 30 học sinh trong trường cùng theo thầy tham gia.
Thầy kể, "chứng kiến hoàn cảnh khổ cực, rồi tận mắt nhìn thấy ngôi nhà rách nát của bạn mình, nhiều em cảm động thực sự. Qua hôm sau, thầy chẳng cần nhắc nhở, các em tự động đến phụ hồ, dọn dẹp. Có những em góp những đồng tiền tiết kiệm để mua gạch xây nhà cho bạn. Phụ huynh thấy con cái mình ngoan sau những chuyến đi nên họ nhiệt tình ủng hộ".
Cô giáo Phương Mai dạy học ở một trường THPT huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) vui vẻ kể: "Trong một lần kiểm tra môn Ngữ văn ở lớp 10, tôi ra đề: Rung động từ trái tim trước cuộc sống hôm nay. Mang bài về nhà, lật giở từng trang viết, tôi bắt gặp những rung cảm đẹp, chân thành của các cô cậu học trò mình. Các em quan sát tinh tế, lắng nghe bao điều giản dị mà yêu thương từ cuộc sống xung quanh...
Làm công tác chủ nhiệm, giáo viên phải luôn chú trọng việc giáo dục kỹ năng sống cũng như bồi đắp tâm hồn rộng mở cho các em. Vào các tiết sinh hoạt lớp, ngoài những thông báo, dặn dò các hoạt động của lớp, của trường, cô giáo Trần Thị Hà ở Phong Điền thường sưu tầm những bài báo viết về những việc làm tử tế, những tấm gương vượt khó để đọc cho các em nghe.
Ngoài giờ học, thỉnh thoảng thầy Trần Thịnh ở Huế tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động thiện nguyện để trăm nghe không bằng một thấy, từ đó dễ dàng giáo dục học sinh hơn. Thầy chia sẻ: "Một ngày đầu tháng cuối năm tôi tổ chức cho các em đến thăm hỏi, giao lưu với trẻ mồ côi, khuyết tật đang được các sơ chăm sóc, nuôi dưỡng ở Mái ấm hy vọng cộng đồng Mến thánh giá 560 Bùi Thị Xuân - Huế.
Được tận mắt nhìn thấy những trẻ em bất hạnh, được nghe các sơ ở đây kể về hoàn cảnh của các em, nhiều học sinh thật sự xúc động và rơi nước mắt. Em Diễm Trinh lớp 11 tâm sự: "Tội nghiệp các em quá, em thấy mình quá may mắn vì được sinh ra và lớn lên trong gia đình hạnh phúc, hằng ngày được bố mẹ chăm sóc, yêu thương" .
Xin đừng vội gán cho các em chứng này, tật nọ, bệnh kia... Nếu chúng ta biết cách giáo dục, uốn nắn và định hướng kịp thời thì chắc chắn những mầm xanh kia sẽ là hoa thơm, quả ngọt, tỏa hương giữa cuộc đời.
Vụ nữ sinh tự tử ở An Giang: Kỷ luật học sinh cần đảm bảo tính giáo dục, phù hợp tâm lý lứa tuổi Sự việc nữ sinh N.T.N.Y (học sinh lớp 10, trường THPT Vĩnh Xương, An Giang) nghi tự tử do uất ức xảy ra mới đây một lần nữa đặt ra vấn đề kỷ luật học sinh sao cho vừa mang tính giáo dục vừa đảm bảo nhân văn. Nữ sinh N.T.N.Y được điều trị tại bệnh viện (ảnh nhỏ) và bức tâm thư...