Tâm sự sau hơn 10 năm sử dụng điện thoại của một cộng tác viên công nghệ
Vậy là đã thấm thoát hơn 10 năm trôi qua kể từ ngày đầu tiên mình được sử dụng một chiếc điện thoại di động. Trong quãng thời gian ấy, mình đã có không ít kỷ niệm đáng nhớ gắn liền với thiết bị mà ngày nay đóng vai trò quan trọng với nhiều người.
Chiếc điện thoại đầu tiên
Mình không nhớ cụ thể là năm nào, chỉ biết là khi lên cấp 3, mình được bố mẹ cho dùng điện thoại. Đó không phải máy mới, chỉ là một chiếc Nokia cũ lấy từ anh họ mình (anh ấy mua bán – sửa chữa điện thoại). Và dĩ nhiên rồi, thời đó học sinh làm gì có smartphone, chỉ được dùng điện thoại cơ bản, với màn hình đen trắng bé tẹo và những phím bấm vật lý đòi hỏi sự nhanh nhạy khi bấm.
Thật may, nó vẫn được cài một ít trò chơi. Mình nhớ là ngày ấy đã “chiến” không biết bao nhiêu trận đánh golf trên chiếc Nokia “thần thánh” của mình. Còn bây giờ, có lẽ trẻ em cấp 1 cũng đã lướt ngón tay thành thạo trên màn hình cảm ứng của smartphone. Nói đâu xa, em họ mình năm nay 6 tuổi tối ngày cứ đòi bố đưa Xperia Z5 để chơi game.
Mình làm mất chiếc điện thoại đầu đời vào một lần đi taxi về nhà khi gia đình đang có tang. Có lẽ nó đã rơi ra từ túi quần lúc nào mà mình không biết. Giờ ngồi viết những dòng này lại có chút nhớ về nó.
“Những kỷ niệm đầu tiên bao giờ cũng đáng nhớ, nhất là khi chúng diễn ra ở thời kỳ chúng ta sống một cách giản dị với những trang thiết bị thô sơ, chưa phụ thuộc vào máy móc”.
Những ngày quay cuồng với đam mê
Từng có quãng thời gian vài năm, mình rất thích mua điện thoại mới. Mình không mua theo kiểu dân công nghệ gọi là “vọc” máy – tức tìm hiểu sâu về mọi chi tiết bên trong, về những tính năng, chức năng hay ho của nó, chỉ đơn giản là “mình thích thì mình mua thôi”.
Năm 2013, mình là một trong những người đặt hàng trước giúp LG lập kỷ lục “smartphone được đặt mua nhiều nhất trong giờ đầu tiên ra mắt” cho chiếc Optimus G. Cảm giác khi bước lên sân khấu được Thế Giới Di Động dựng hoành tráng tại siêu thị trên đường Lê Văn Sỹ (Quận 3, TP.HCM) nhận máy trước hàng loạt ống kính của giới báo chí và sau đó chờ đợi rút thăm trúng thưởng tivi thật là “đã”.
Người viết (thứ 2 từ trái sang) lên sân khấu nhận LG Optimus G năm 2013
Video đang HOT
Đó cũng là cột mốc cho một hành trình “điên rồ” mà bây giờ hồi tưởng lại, mình không muốn đi qua một lần nữa.
Từ LG Optimus G, mình chuyển sang sử dụng đủ loại điện thoại của rất nhiều thương hiệu khác nhau: BlackBerry Z10, Nokia Lumia 520, Xperia XR, Xperia Z1 Compact, Xperia Z3 của Sony, HTC Radar, Zenfone 5 (2014), Xiaomi Redmi 4 Prime, Samsung Galaxy S7 – S7 Edge, Huawei GR5 (2017), iPhone 5… Có thể, mình vẫn chưa nhớ ra hết để liệt kê đầy đủ.
Thậm chí, mình còn dùng qua điện thoại của Wiko, Philips và Sky Hàn Quốc. Có thời mình còn trang bị hẳn miếng dán da ở mặt lưng và ngồi mò cách up ROM cho những con Sky A870 hay Vega A900.
Điện thoại nào cũng được vài tháng là coi như “hết hạn sử dụng”. Có lúc, mình mất kiểm soát đến mức, dùng 3 chiếc điện thoại Xiaomi khác nhau chỉ trong gần 1 tháng, nghĩa là cứ canh vừa đến hạn đổi trả chịu mất phí 10% (hoặc 15%, mình cũng không nhớ rõ) là mang ra đổi.
Bây giờ thì mình đã qua cái thời mua điện thoại vô tội vạ, không suy nghĩ. Càng lớn, chúng ta càng phải cân nhắc thận trọng hơn khi đưa ra một quyết định, nhất là khi nó khiến chúng ta tốn tiền. Sau này nếu bệnh tật, điện thoại có xịn, có đẹp đến đâu cũng không chữa được bệnh.
“Sẽ có lúc bạn phải biết rằng mình không thể làm những gì mình thích, mà chỉ nên làm những gì mình cần”.
Đọc qua danh sách điện thoại mình đã sử dụng, chắc bạn sẽ nghĩ nhà mình rất khá giả. Thật ra thì điều kiện kinh tế nhà mình cũng bình thường, mình không quá dư dả về tài chính. Mình có thể mua được nhiều điện thoại như vậy là vì những nguyên nhân sau đây:
- Mình được lì xì nhiều và mua chủ yếu bằng nguồn tiền này (mình chưa bao giờ xin tiền bố mẹ để mua điện thoại). Lên đại học mình cũng có đi làm kiếm được thêm một khoản nhỏ.
- Hầu hết những sản phẩm mình mua đều ở phân khúc giá rẻ – tầm trung, một số sản phẩm là máy cũ.
- Mình đổi sớm nên bán lại cũng được giá hơn, có khi mình bán cho người dùng khác chứ không phải bán cho cửa hàng. Như vừa chia sẻ ở trên, có lần mình bán lại chỉ sau chục ngày nên chỉ mất vài trăm nghìn theo quy định của shop.
- Lý do thứ tư và cũng là quan trọng nhất, mình nhiều lần mua trả góp, đến mức mà bây giờ lâu lâu công ty cho vay lại gọi hỏi “anh ơi bên em đang có gói lãi suất hấp dẫn”. Ngoài ra, nhờ mối quan hệ với một người bạn bên ngân hàng mà mình làm được thẻ tín dụng để hưởng ưu đãi mua trả góp 0%.
Với những ai có hợp đồng lao động tạo ra nguồn thu nhập ổn định, làm được thẻ tín dụng thì sẽ rất tiện. Bạn chỉ cần quẹt thẻ rồi điền đơn / gọi điện thông báo đến ngân hàng (hoặc cửa hàng làm thay bạn) để được hưởng lãi suất 0% (hoặc chỉ chịu thêm một khoản phí rất nhỏ), thậm chí không phải trả trước, cứ tới hạn thì thanh toán số tiền theo sao kê, thế là xong.
Còn trong trường hợp bạn chỉ có thể mua trả góp thông qua các tổ chức tài chính, thủ tục sẽ đơn giản hơn, thường là chỉ cần giấy CMND bằng lái xe / hộ khẩu. Đổi lại, lãi suất sẽ cao hơn, đồng thời, bạn hoặc người thân / bạn bè có thể nhận cuộc gọi xác thực thông tin và nhắc nhở thanh toán khoản vay.
“Trả góp mang lại nhiều tiện ích cho chúng ta, nhưng hãy biết cách cân đối giữa nhu cầu và thu nhập để sử dụng hiệu quả dịch vụ này. Khi đã quyết định mua trả góp, hãy chắc chắn rằng bạn thật sự cần sản phẩm đó cũng như có khả năng chi trả đầy đủ và đúng hẹn những khoản vay để quá trình trả góp diễn ra thuận lợi, tránh phát sinh những rắc rối không đáng”.
Còn bạn, bạn có kỷ niệm nào đáng nhớ về việc sử dụng điện thoại trong 10 năm qua? Cùng chia sẻ với mọi người ở phần bình luận phía dưới nhé!
Theo Thế Giới Di Động
Sau 10 năm dùng iPhone, tôi chuyển sang Android nhưng không được quá 3 ngày, đây chính là lý do
Đối với cây viết của Business Insider, có một thứ mà chiếc điện thoại Android không thể nào thay thế được iPhone, đó chính là iMessage.
Trong bài viết mới đây, Harris Jacobs và Annie Zhang - phóng viên của tờ Business Insider đã cho biết cảm nghĩ của mình sau khi chuyển sang dùng điện thoại Android sau nhiều năm trung thành với iPhone. Theo đó, chỉ sau 3 ngày sử dụng Anni đã nhanh chóng quay trở lại với chiếc iPhone thân yêu, trong khi Harris nghĩ rằng mình sẽ từ biệt iPhone mãi mãi.
Dưới đây là những cảm xúc thú vị mà Anni muốn chia sẻ với mọi người qua bài viết: " Sau 10 năm dùng iPhone tôi đã chuyển sang dùng điện thoại Android, nhưng lại không được quá 3 ngày".
Theo Annie chia sẻ, cô ấy là một tuýp người mà bạn có thể gọi là fan cuồng của Apple. Cô ấy đã "nghiện" các sản phẩm của Apple bắt đầu từ lúc nào chẳng biết, chỉ nhớ là cô đã từng mượn chiếc Macbook của bố mẹ để sử dụng, kế đến là nhiều đời máy iPad, iPhone như iPhone 3GS, 4S, 5S, 6S, từ năm này qua năm khác.
Chiếc iPhone 6S được Anni sử dụng lâu nhất và cô cũng từng có ý định mua iPhone mới, nhưng cái giá 999 USD cho iPhone X hoặc gần đây là iPhone Xs, là một cái giá vô cùng chát.
Sau khi hoàn thành chuyến du lịch vòng quanh thế giới sau 9 tháng, Annie thấy rằng đã đến lúc cô đổi sang điện thoại mới vì hàng tá lý do, như: pin sạc không ăn, điện thoại tắt nguồn đột ngột hay camera của nó đã quá lỗi thời.
Mẫu điện thoại Android đầu tiên mà cô và anh bạn Harris chọn là chiếc Moto G6 có giá 230 USD, theo hai người, chiếc điện thoại này được nhiều người đánh giá cao về hiệu năng và mức giá tốt của nó.
Cũng như bất kỳ ai, Annie đã phải dành vài giờ đồng hồ để làm quen với hệ điều hành, các ứng dụng và phần cài đặt hệ thống. Theo Annie, nó dễ dùng hơn cô tưởng, chỉ sau vài giờ cô đã hàng tá ứng dụng khác (Instagram, WeChat, WhatsApp, Spotify...). Tuy nhiên, có một thứ mà chiếc điện thoại này không thể nào thay thế được iPhone, đó chính là iMessage.
Từ bỏ iMessage là một việc quá sức đau lòng
Annie cho biết, cô thấy rằng thiệt thòi lớn nhất khi phải chuyển từ hệ điều hành iOS sang Android đó là không được dùng iMessage. Apple đã rất khôn khéo khi "gây nghiện" người dùng iOS bằng tính năng tưởng chừng rất đơn giản này.
Hầu hết người sử dụng iOS, như bạn bè và gia đình, đã quen nhắn tin bằng iMessage nên Annie gặp rất nhiều khó khăn khi thuyết phục họ sử dụng một phần mềm thay thế là WhatsApp.
Đối với Annie, ứng dụng này chỉ được xem như sự thay thế bất khả kháng vì dịch vụ nhắn tin của WhatsApp còn thua xa iMessage.
Cha mẹ của Annie cũng không phải những người rành công nghệ nên cũng không tha thiết gì với tính năng chat video của WhatsApp. Mà theo Annie thì thực ra Facetime của Apple cũng chất lượng và tinh tế hơn.
Càng sử dụng Android, Annie càng nhận thấy rằng iMessage là sự khác biệt lớn nhất giữa hai hệ điều hành. Ví dụ, khi cả nhóm bạn đang cùng chat nhóm, các tin nhắn luôn nằm trong một khung chat trên iMessage. Tuy nhiên, điều này lại không được tốt đối với Android, tin nhắn của mọi thành viên có thể phân tán "loạn xà ngầu" cho đến khi bạn và mọi người khắc phục sự cố trong cài đặt.
Chưa kể, đối với những người hay phải đi công tác ngoài nước như Annie, chi phí cho những tin nhắn văn bản SMS-MMS là quá đắt đỏ, trong khi với iMessage chúng hoàn toàn miễn phí, miễn là bạn có Wi-Fi hay kết nối 3G/4G.
Sau 2 ngày, Annie đã quyết định trả lại chiếc Moto G6 nhờ chính sách hoàn trả tiện lợi của Amazon và thay vào đó là mua iPhone Xr. Dù có giá tận 750 USD nhưng cô lại có thể sử dụng nó để đồng bộ ảnh qua dịch vụ lưu trữ đám mây iCloud, tính năng chuyển tệp tin nhanh qua AirDrop, nhắn tin qua iMessage trên cả Macbook hay iPad và không phải bận tâm học hỏi cách sử dụng Android.
Theo Báo Mới
Đây là chiếc điện thoại mỏng nhẹ nhất thế giới, có thể nhét vừa hộp đựng danh thiếp Danh thiếp vẫn là một phần gì đó không thể tránh được trong cuộc sống của hầu hết người lao động tại Nhật Bản. Thế nên, nhà mạng lớn nhất xứ sở hoa anh đào này đã phát triển một chiếc điện thoại có thể vừa vặn bên trong hộp đựng danh thiếp. Theo The Verge, "chiếc điện thoại có kích thước bằng...