Tâm sự của một du học sinh Việt ‘mắc kẹt’ với quy định di trú mới của Mỹ
Bên cạnh bối cảnh dịch COVID – 19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, du học sinh Việt Nam đang đứng ngồi không yên vì chính sách di trú mới của Mỹ.
Thu Trà (bên trái), du học sinh Việt tại Mỹ
Ngày 6/7 (giờ Mỹ), Cơ quan thực thi di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo, học sinh, sinh viên quốc tế phải trở về nước nếu trường thực hiện chương trình học trực tuyến (online) 100% cho học sinh kì Thu (tháng 9).
Là sinh viên năm 3 ngành Truyền Thông của trường University of Washington Tacoma (UWT), tôi cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Ngày 15/3, tôi bay về Việt Nam khi nhận tin thành phố lân cận là Seattle đã có 12 ca tử vong sau chưa đến 1 tuần bùng dịch.
Việc học bị gián đoạn, đạt hiệu quả không cao
Kể từ ngày về nước đến nay đã gần 4 tháng, tôi không bỏ buổi học online nào. Việc học khó khăn do lệch múi giờ 14 tiếng, hầu như ngày nào tôi cũng thức trắng đêm từ 12h đêm hôm trước đến 6,7 giờ sáng hôm sau.
Việc sinh hoạt không điều độ, và làm việc không khoa học khiến sức khỏe và tinh thần tôi giảm sút, hiệu quả học không cao. Ngoài ra, do các giáo sư, hướng dẫn viên trước giờ chỉ quen với việc giảng dạy trực tiếp nên khi chuyển qua mô hình online, họ mất 2, 3 tuần đầu để ổn định dẫn đến việc sinh viên dễ bị lỡ bài, điểm kiểm tra thấp do không tìm thấy tài liệu đọc thêm.
Học phí vẫn đóng đủ nhưng…
Du học Mỹ được coi là một ngành “công nghiệp” khi mọi chi phí học tập đều rất đắt đỏ. Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát, mô hình học chuyển sang online nhưng tiền học vẫn không được cắt giảm.
Video đang HOT
Mặc dù không được sử dụng cơ sở vật chất trường nhưng phí bảo trì du học sinh vẫn phải trả. Những môn học cần sử dụng phòng thí nghiệm đều là những môn học có giá “chát” hơn bình thường, giờ đều được chuyển sang video hướng dẫn khiến việc tiếp thu của sinh viên khó khăn hơn rất nhiều so với việc trực tiếp thực hành trên trường.
Nhà ở
Khi về Việt Nam tránh dịch, tôi có thương lượng trước với chủ nhà về giá thuê phòng. Thoạt đầu, chủ nhà không hề muốn giảm giá tiền nhà bởi lẽ đại đa số người Mỹ đều chủ quan với tình hình dịch COVID-19 những ngày đầu dịch bùng phát.
Với đại đa số người Mỹ, họ đánh giá mức độ nghiêm trọng của đại dịch lần này ngang với bệnh cúm (flu) hàng năm nên khi tôi ngỏ ý muốn được giảm tiền nhà vì lý do về Việt Nam, chủ nhà tôi không những từ chối, ngược lại, ông muốn tôi thanh toán tiền 3 tháng một lần, tương đương với 1.875 USD. Ngậm đắng nuốt cay, tôi viết séc thanh toán tiền 3 tháng kì Xuân hồi đầu tháng 3 để giữ phòng và bay về nước.
Sau 2 tuần tôi cách ly tại nhà, báo đài liên tục đưa tin về tình trạng dịch bệnh trên thế giới, đặc biệt Mỹ luôn dẫn đầu với số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất thế giới khiến tôi càng bất an về vấn đề nhà ở. Sau khi liên hệ lại được với chủ nhà, ông ấy giảm xuống mức giá 490 USD/ tháng, giảm gần 200 USD so với mức thuê ban đầu.
Mặc dù không sử dụng điện, nước hay thải rác, tôi vẫn phải trả một số tiền quá đắt chỉ để “giữ chỗ” và để đồ trong căn phòng áp mái bé xíu. Hiện tại, sau khi nhận thông tin từ phía ICE cũng như tình trạng dịch không có chuyển biến tốt, tôi đề nghị dọn ra và không thuê nữa vì không biết cụ thể lịch học, lịch sang Mỹ của mình thế nào.
Và tất nhiên điều này khiến chủ nhà không hài lòng, ông bắt tôi phải bồi thường hợp đồng bằng tiền đặt cọc 750 USD và tiền nhà 3 tháng tiếp theo. Hiện tại, tôi phải dọn ra vì tiền thuê quá đắt nhưng lại không biết dọn đi đâu, mà giả sử trong thời gian gần tới trường mở cửa lại, tôi không biết chỗ ở của mình sẽ là đâu và thế nào.
Visa và thủ tục giấy tờ
Du học sinh Mỹ được cấp 2 loại visa là F1 và M1. Visa F1 của tôi chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm và phải gia hạn liên tục bằng cách gửi bảng điểm, giấy tờ khai và hộ chiếu đến đại sứ quán Mỹ gần nhất.
Visa của tôi đã hết hạn ngày 12/7/2020 nhưng vẫn chưa biết bao giờ mình có thể gia hạn visa để tiếp tục việc học tập tại Mỹ trong khi đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vẫn đang đóng cửa và từ chối cấp visa cho du học sinh. Ngoài ra, tôi cũng băn khoăn không biết liệu thủ tục cấp visa có bị thay đổi do ảnh hưởng từ những quyết định của Chính Phủ Mỹ và nếu có thay đổi, đâu là những điểm bất lợi dành cho những du học sinh như tôi.
Tóm lại, sau gần ba năm sinh sống và học tập tại đất nước này, hiện nay là thời điểm tôi cảm thấy khó khăn nhất. Tôi vẫn mong sẽ có ngày được trở lại và hoàn thành chương trình học của mình.
Du học sinh được trấn an sau thông báo trục xuất của Mỹ
Một tiếng sau thông báo từ Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ, Thân Nguyễn Bảo Dung nhận được thư trấn an từ Đại học Pennsylvania.
Sáng 7/7 (theo giờ Việt Nam), Bảo Dung, học sinh lớp 12 Anh 1 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đọc được thông báo của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) về việc du học sinh tại Mỹ có visa F-1 và M-1 sẽ phải về nước nếu chương trình đang theo học chuyển sang dạy online 100% vào mùa thu tới. Dù Đại học Pennsylvania (UPenn) thông báo sẽ áp dụng hình thức hybrid, kết hợp trực tiếp và online, Dung và gia đình không khỏi lo lắng.
Chưa kịp nghĩ gì nhiều, chỉ một tiếng sau, Dung nhận được email trấn an từ UPenn. Trong thư, nhà trường đề nghị sinh viên kiên nhẫn, chờ đợi những thông báo tiếp theo, đồng thời khẳng định trường sẽ dạy kết hợp online và trực tiếp, gửi xác nhận về mô hình học này cho tất cả sinh viên quốc tế để đảm bảo xin được visa. UPenn còn khẳng định ủng hộ các trường đại học lớn như Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) kiện chính quyền Trump về quy định tước visa của sinh viên nước ngoài nếu có chương trình học online 100%.
"Điều này cho thấy trường rất quan tâm và nghiêm túc bảo vệ quyền lợi của sinh viên quốc tế dù nhóm này chiếm tỷ lệ rất nhỏ", Dung nói.
Bảo Dung là tân sinh viên của Đại học Pennsylvania. Ảnh: Dương Tâm.
Nữ sinh thấy yên tâm vì trước đó trường thường xuyên gửi email thông báo các biện pháp phòng Covid-19 sẽ áp dụng trong mùa thu tới. Theo đó, các lớp học lớn sẽ đổi sang online, lớp học nhỏ sẽ học trực tiếp. Việc giãn cách xã hội được thực hiện ở những địa điểm tập trung đông người như nhà ăn, phòng tập thể thao. Những sinh viên ra khỏi trường (gồm cả khu ký túc xá) sẽ phải cách ly 14 ngày.
Dù hiện Việt Nam chưa mở đường bay quốc tế, Dung cũng chưa thể xin visa, em vẫn tin trường sẽ có biện pháp hỗ trợ để kế hoạch học tập của em và các bạn có hoàn cảnh tương tự không bị gián đoạn.
Sẽ cùng học ở UPenn với Bảo Dung, Ngô Minh Anh cũng bày tỏ yên tâm trước những tuyên bố và hành động mà trường đang thực hiện. Em cho biết bố mẹ rất lo lắng việc em sẽ sang Mỹ học kỳ mùa thu tới. Thế nhưng, sau khi trao đổi trực tiếp với trường, bố mẹ đồng ý để em sang Mỹ vào tháng 8 này nếu xin được visa và đường bay thuận lợi.
Sẽ nhập học Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), trường đã khởi kiện chính phủ vì chính sách bất lợi cho du học sinh, Trần Xuân Tùng vui khi thấy trường quan tâm cộng đồng sinh viên quốc tế. MIT sẽ áp dụng chính sách học hybrid vào kỳ mùa thu với sinh viên năm cuối. Với sinh viên ba năm đầu, trường dạy online 100%. Trong thư gửi tới sinh viên, MIT khuyên gap year (bảo lưu việc học) vì học online có thể có những bất cập, tuy nhiên Tùng sẽ vẫn học.
"Em nghĩ Covid-19 có thể kéo dài không quá một năm nữa. Việc học đại học kéo dài 4 năm nên phải học online năm đầu tiên cũng không phải điều gì quá nghiêm trọng", Tùng nói. Điều Tùng quan tâm nhất bây giờ là MIT và các trường khác của Mỹ thắng trong vụ kiện chính phủ nhằm thay đổi chính sách buộc sinh viên quốc tế về nước. Chỉ khi đó, việc học online ở Việt Nam trong kỳ mùa thu tới của Tùng mới không ảnh hưởng đến khả năng xin visa và quay trở lại Mỹ.
Khác với các bạn, Vũ Thu Trang, tân sinh viên Đại học Dickinson, không phải lo lắng bởi trường em có chương trình liên kết với Đại học Kinh tế TP HCM. Thay vì sang Mỹ bất chấp tình hình Covid-19 hay lo ngại việc học online 100%, Trang chỉ cần bay từ Hà Nội và TP HCM để học. Hiện, Trang đã đăng ký học hết kỳ mùa thu tại Việt Nam. Tùy tình hình Covid-19 và việc mở đường bay quốc tế ở Việt Nam, Trang sẽ quyết định học kỳ mùa xuân tại Việt Nam hay qua Mỹ.
Tại "Summit College Fair" 2020 diễn ra chiều 12/7 ở Hà Nội, bà Trần Phương Hoa, sáng lập viên, Giám đốc điều hành Tổ chức giáo dục Summit, khuyên phụ huynh và học sinh nên bình tĩnh trước thông báo của ICE. Hiện, các trường đại học ở Mỹ phản ứng rất nhanh. Ngay sau thông báo, chưa nói áp dụng cụ thể như nào thì hai trường hàng đầu là Harvard và MIT đã khởi kiện chính phủ vì đưa ra chính sách làm tổn hại đến nhà trường và du học sinh. Sau đó, nhiều trường cũng lên tiếng để chính phủ thay đổi, đưa ra những hướng dẫn thực tế, cụ thể hơn.
Bà Trần Phương Hoa chia sẻ trong tọa đàm chiều 12/7. Ảnh: Dương Tâm.
Theo bà Hoa, luật mà ICE đưa ra nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên không sang Mỹ nếu trường đóng cửa để giảm rủi ro. Các chính phủ đều hiểu có những vấn đề như khó đặt vé máy bay, một số nước chưa mở đường bay quốc tế. "Vì luật này mới, họ sẽ tính đến các trường hợp đặc biệt đó", bà Hoa nói, cho biết thêm các trường cũng sẽ phải tham vấn với chính phủ để đưa ra phương án tốt nhất bảo vệ sinh viên.
Hiện, nhiều sinh viên đã nhận được thông báo về cách thức giúp không bị ảnh hưởng bởi thông báo của ICE. Ví dụ, nếu cần có mặt ở Mỹ vì lý do nào đó mà trường đang tổ chức học online, trường có thể tạo ra khóa học mang tính cá nhân hóa để sinh viên có lý do ở lại. Một số trường đang kết hợp với nhau để cho sinh viên học ở trụ sở của nhau, nơi Covid-19 không quá căng thẳng, đảm bảo sinh viên không bị gián đoạn việc học và vẫn giữ được các quyền lợi.
Đa số trường uy tín trong top 100 của Mỹ, có tài chính tốt, đều cho phép sinh viên học chậm một kỳ, một năm mà vẫn được giữ học bổng, hoặc cho sinh viên chọn học online 100%, trực tiếp hoặc hybrid. "Các trường phản ứng rất nhanh, đưa ra nhiều biện pháp ngay từ khi có Covid-19 chứ không phải đến khi có thông báo của ICE", bà Hoa nói.
Theo Viện Giáo dục quốc tế (IIE), có hơn một triệu sinh viên quốc tế tại Mỹ trong năm học 2018-2019. Số lượng du học sinh chiếm 5,5% trong tổng sinh viên theo học giáo dục đại học tại Mỹ, đóng góp cho nền kinh tế Mỹ hơn 41 tỷ USD. Việt Nam có 24.390 du học sinh đang học tập tại Mỹ, đứng thứ sáu trong những nước có số sinh viên du học Mỹ nhiều nhất. Hiện, Việt Nam chưa mở đường bay quốc tế do ảnh hưởng của Covid-19.
Dịch Covid-19 và những ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục Thông tin về tỷ lệ học sinh đăng ký vào ĐH năm 2020; Thời gian tựu trường của học sinh khối tư thục; Du học sinh "tiến thoái lưỡng nan" khi Mỹ không tiếp nhận sinh viên quốc tế do Covid-19,... là những thông tin GD thu hút sự quan tâm dư luận. Ảnh minh hoạ (nguồn: INT) Tỷ lệ học sinh vào...