Tâm sự chua chát của kẻ bán em gái vào động mại dâm
Nhiều khi em không hiểu nổi vì sao lúc đó mình lại làm cái điều trái với luân thường đạo lý đến mức bán cả những đứa em tội nghiệp vào động mại dâm. Giờ đây, ngồi chờ tòa nghị án để đưa ra hình phạt, em ân hận vô cùng..
Em đã biến thành người con, người chị quá tồi tệ. Rồi đây khi ra tù, em còn mặt mũi nào để nhìn lại cha mẹ và các em”. Nói đến đây, bị cáo Nguyễn Thị Minh bật khóc nức nở. Chỉ vì lóa mắt trước những lợi ích vật chất mà Minh nhẫn tâm đến vậy thì quả là khó tin…
Câu chuyện của bị cáo Nguyễn Thị Minh (ngụ phường 9, quận 10, TP Hồ Chí Minh) khai tại phiên tòa khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Sinh ra trong một gia đình nông dân, Minh chỉ học hết cấp 2 rồi bỏ ngang nên không có công việc ổn định. Ngay từ nhỏ, Minh đã chịu nhiều thiệt thòi do bố mẹ ly hôn, mẹ Minh đi bước nữa và có với người chồng sau ba cô con gái. Do cuộc sống khó khăn nên Minh rời Vĩnh Long lên TP Hồ Chí Minh làm thuê. Khi Minh đang rơi vào cảnh túng thiếu thì nhận được điện thoại của một người bạn đang sống tại Campuchia là Trần Thị Hồng. Hồng tâm sự ở Campuchia rất dễ kiếm tiền, chỉ cần Minh tìm giúp một số cô gái trẻ đưa sang thì sẽ có tiền hoa hồng vài trăm đô la một người tùy vào nhan sắc. Thấy bùi tai, Minh dễ dãi đồng ý.
Minh đã biến thành một “mắt xích” quan trọng trong đường dây mua bán phụ nữ. Để có thêm nhiều nguồn “hàng”, Minh liên lạc với Nguyễn Thị Tình (ngụ phường 7 quận 5, TP Hồ Chí Minh) hình thành một tổ chức chuyên dụ dỗ các thiếu nữ đưa sang Campuchia để bán vào các động mại dâm. Tình đã móc nối với Vũ Thị Ngọc Bích (ngụ phường 7, quận 5, TP Hồ Chí Minh) dụ dỗ đưa cháu Nguyễn Thị Phương (14 tuổi, ngụ Châu Phú, tỉnh An Giang) đang ở trọ tại nhà Bích sang Campuchia giao cho Hồng. Để mở rộng địa bàn hoạt động, Minh còn móc nối với Nguyễn Văn Hòa (ngụ xã Tân Hòa, huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp), sau đó Hòa liên hệ với Nguyễn Văn Chung (ngụ xã Tân Bình, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) để đặt vấn đề về việc tìm phụ nữ đưa sang Campuchia. Nguyễn Văn Chung đã dụ dỗ bốn cô gái ở tỉnh Vĩnh Long giao cho Minh đưa sang Campuchia, còn Nguyễn Văn Hòa dụ dỗ hai cô gái ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long là Hải và Lan đưa sang Campuchia bán vào động bán dâm. Tại Campuchia, Hải và Lan biết mình bị lừa nên tìm cách bỏ trốn về Việt Nam, tố cáo sự việc đến cơ quan công an.
Những sự thật cay đắng hơn được phơi bày khi Minh khai nhận do lóa mắt vì tiền đã dụ dỗ ba người em gái cùng mẹ khác cha của mình đưa sang Campuchia với danh nghĩa là đi bán quán nước nhưng thực chất, ba em gái của Minh này đều lọt vào tay tú bà Trần Thị Hồng. Kết quả điều tra cho thấy, chỉ trong 4 tháng, Minh và đồng bọn đã đưa sang Campuchia tất cả 18 cô gái với những dụ dỗ ngọt ngào như giúp việc nhà, phụ quán ăn, phụ bán cà phê với mức lương hấp dẫn từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Thực ra tất cả 18 cô gái này đều phải bán dâm đến kiệt sức, nhiều lần trốn nhưng không thoát và bị đánh đập tàn nhẫn.
Trước tòa, bị cáo Nguyễn Thị Minh và đồng bọn cúi đầu nhận tội. Minh chua chát tâm sự trong thời gian chờ tòa nghị án: “Từ khi bị bắt giam đến nay, em không đêm nào ngủ yên. Hành vi phạm tội thì sẽ bị trả giá nhưng cảm giác có lỗi với những đứa em gái cứ ám ảnh. Không biết giờ này chúng đang ở đâu, nghĩ gì về người chị cùng một mẹ sinh ra mà nhẫn tâm bán chúng vào động mại dâm? Em không còn mặt mũi nào để nhìn chúng sau này nữa”, Minh òa khóc nức nở trong niềm ân hận muộn màng.
Với hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và có nhiều tình tiết tăng nặng, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thị Minh tổng cộng 30 năm tù về hai tội “Mua bán phụ nữ” và “Mua bán trẻ em”; các bị cáo đồng phạm khác trong vụ án đều phải lãnh mức án rất nghiêm khắc từ 16 đến 20 năm tù.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Theo Công lý
Video đang HOT
Cô dâu "ngậm" tiền vàng bỏ trốn trong ngày hôn lễ
Trải qua thời gian dài quan hệ yêu đương, Tiến mới nhận được cái gật đầu ưng thuận của Hòa. Mừng như "vớ được vàng", chàng trai nhanh chóng thúc giục gia đình tổ chức một đám cưới linh đình.
Trong ngày lễ thiêng của cuộc đời, cô dâu vẫn vui vẻ cùng chú rể đón tiếp hai họ, chúc rượu quan khách đến dự. Thế nhưng, ngay buổi tối hôm đó, khi tiệc mới vừa tàn, người nhà chú rể đã tá hỏa phát hiện cô dâu vừa "chân ướt chân ráo" về nhà chồng đã mất tích cùng toàn bộ số tiền và vàng mừng cưới.
Cô dâu mất tích trong ngày cưới
Về xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương, Nghệ An hỏi chuyện gia đình có cô dâu bỏ trốn trong ngày cưới, người dân nơi đây không ai là không biết. Dừng xe lại bên con đường làng dạm hỏi, đám trẻ đang đi chăn trâu cũng nhao lại, tranh nhau kể ríu rít về vụ việc động trời này: "Đúng là chuyện lạ có một không hai. Có xem phim Hàn Quốc, chúng cháu cũng không ngờ lại có chuyện như vậy. Cô dâu bỏ trốn, còn gia đình chú rể thì đánh xe khắp nơi để truy tìm nhưng vẫn không thấy đâu cả".
Bà Nguyễn Thị Minh buồn bã khi kể lại cuộc hôn nhân của con trai mình.
Tìm đến ngôi nhà vừa gặp phải tai họa trên, lúc đầu, bà Nguyễn Thị Minh (SN 1956), trú xóm 4B, có chút dè dặt, nhưng khi biết phóng viên đến tìm hiểu sự việc, bà như trút được nỗi ấm ức bấy lâu nay và không ngần ngại chia sẻ về vụ việc hi hữu vừa xảy ra đối với gia đình mình.
Theo đó, sau dịp Tết Nguyên Đán 2013, con trai của bà là anh Phan Duy Tiến (SN 1989) được người em họ giới thiệu cho cô bạn làm cùng công ty may mặc là Đào Thị Thanh Hòa (SN 1994), quê xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương. Vốn tính nhút nhát, ít giao tiếp ngoài xã hội nên đã 24 tuổi, Tiến nhanh chóng bị cô gái nom bề ngoài trẻ trung, ngoan hiền đánh gục.
Nhớ lại thời kỳ con trai hẹn hò với Hòa, bà Minh ngao ngán nói: "Nghe Hòa giới thiệu quê xã Hồng Sơn thì con trai tôi cũng chỉ biết vậy chứ không hề rõ lai lịch thật của cô ta. Nhưng vì thấy em họ giới thiệu nhiệt tình, nó vẫn quyết tâm đến tìm hiểu một chuyến. Nhớ ngày đầu tiên gặp mặt, tôi còn phải nhờ người chú đi cùng cho nó khỏi rụt rè".
Điều đáng nói là sau thời gian ngắn Tiến đi lại với Hòa, bà Minh liên tiếp nghe được những điều tiếng chẳng mấy hay ho về cô con dâu tương lai này. Nửa tin nửa ngờ, bà lại cất công nhờ một người có "máu mặt" trong dòng họ lên chấm điểm cô gái mà con trai mình hết lòng theo đuổi.
Sau khi nghe "báo cáo" kết quả kiểm tra: Trán cao, tính tình có vẻ hơi bướng bỉnh nhưng được cái nhanh mồm nhanh miệng, bà Minh mới thực ưng lòng. Chuỗi ngày sau đó, bà hết lòng vun vén để hai đứa sớm nên duyên. Hàng ngày, bà đều tranh thủ đi làm về sớm nấu nướng cho con trai để Tiến kịp thời gian chạy xe 20km lên gặp người yêu.
Nôn nóng muốn sớm "dứt điểm" chuyện thành gia lập thất cho Tiến nên chỉ hơn hai tháng sau khi con trai và Hòa chính thức đặt qua hệ yêu đương, bà Minh đã rậm rịch mời họ hàng nhà gái đến chơi: "Lần đó, gia đình tôi đã làm 10 mâm cơm để chiêu đãi họ nhà gái. Qua cuộc gặp gỡ đó, hai gia đình xem như đã biết nhau và hai bên đã định ngày cưới vào ngày 28/5".
Vì Tiến là con trưởng trong gia đình, đồng thời là tộc trưởng của một dòng họ, nên đám cưới được gia đình bà Minh chuẩn bị hết sức kỹ càng. Kinh tế gia đình vốn không lấy gì làm giàu có, nhưng để tổ chức lễ thành hôn linh đình cho "mở mày, mở mặt" với xóm làng, bà thậm chí còn chạy vạy vay mượn khắp anh em nội ngoại.
Về phần Tiến, từ ngày chính thức cùng Hòa đăng ký kết hôn, anh lúc nào cũng tràn trề niềm hạnh phúc. Chàng trai quê chân chất ấy đã thầm mơ về "ngôi nhà và những đứa trẻ" và cả sự hãnh diện khi đám trai làng nhìn anh ghen tỵ vì lấy được cô vợ thật giỏi giang. Chuẩn bị cho ngày trọng đại nhất đời mình, Tiến tự tay lo lắng, cắt đặt mọi công việc. Thậm chí, cả việc bên nhà vợ, anh cũng xăng xái nhận quán xuyến nhiệt tình không kém.
Thời gian trôi nhanh. Cái ngày diễn ra lễ thành hôn mà Tiến nóng lòng chờ đợi rồi cuối cùng cũng đến. Đám cưới hoành tráng của anh diễn ra trước sự ngưỡng mộ của biết bao bà con. Vì số lượng khách mời quá đông đảo, nên buổi tiệc còn phải chia thành nhiều thời điểm khác nhau mới đủ phục vụ. Trong hôn lễ, hình ảnh cô dâu xinh đẹp sánh vai bên chú rể điển trai khiến những người tham dự cũng vui lây, ai nấy thầm chúc mừng cho đôi trai tài, gái sắc.
Mọi chuyện diễn ra bình thường cho đến khi trời nhập nhoạng tối. Lúc này, khách khứa đều đã ra về hết. Thấy con dâu có vẻ mệt mỏi, bà Minh vội kéo Hòa lại dặn dò vào phòng nghỉ ngơi. Chỉ chờ có thế, nàng dâu mới "một dạ, hai vâng" răm rắp nghe theo. Bản thân bà Minh, vì quá mệt mỏi cũng cố gắng chợp mắt lấy lại sức.
Thế nhưng đang mơ màng, bà giật mình tỉnh dậy khi thấy chị Hương (chị ruột Tiến - PV) chạy vào hớt hải báo tin em dâu đột nhiên mất tích. Vì sợ cô dâu đi đâu đó lạc đường, cả nhà bà Minh vội huy động xe máy tìm kiếm nhưng vô vọng. Tệ hơn nữa, khi trở về nhà kiểm tra lại đồ đạc, bà Minh bàng hoàng phát hiện tất cả số tiền mừng cưới của gia đình mình đã bị đứa con dâu hốt đi cùng với 3 chỉ vàng đeo trên người.
Bi kịch từ tình yêu mù quáng
Sau thời gian dài tìm kiếm nhưng không có kết quả, gia đình bà Minh đã điện thoại lên nhà sui gia. Nhận được tin, ông bà Đào Văn Hồng và Trần Thị Hòe (bố mẹ Hòa - PV) cũng khẳng định con gái không hề về nhà sau đám cưới. Bà Minh bảo: "Lúc tôi gọi điện xuống, hai ông bà thông gia còn nói: "Chúng tôi không cho nó về đây. Gia đình cứ bình tĩnh, nếu nó trở lại, chúng tôi sẽ trực tiếp chở xuống trả tận nhà".
Ảnh cưới đã bị xé ra làm đôi sau khi cô dâu bỏ trốn.
Lúc đó, thấy trời đã khuya quá nên gia đình tôi đành ấm ức lên giường đi ngủ. Nhìn thằng Tiến hết ôm mặt khóc lại thở ngắn than dài trên chiếc giường tân hôn, lòng tôi như có ai xát muối".
Liên tiếp những ngày sau đó, để tránh dư luận dò xét khi không thấy con dâu, gia đình bà Minh không ai dám ra đến ngoài đường. Thế nhưng, sự việc hi hữu đó vẫn nhanh chóng lan đi như vết dầu loang. Nhiều người biết chuyện tỏ thái độ thông cảm, nhưng những lời bàn tán, xầm xì không ngớt của một số người khác cũng khiến cuộc sống gia đình bà Minh hoàng toàn đảo lộn.
Tội nhất là Tiến, sau khi vợ bỏ đi không một lý do, anh sống trong trầm cảm. Suốt một tuần đầu, Tiến nằm liệt giường, không ăn, không uống. Hoảng sợ, gia đình bà Minh đành phải đưa đi trạm xã cấp cứu. Cũng từ khi gánh chịu cú sốc trên, chàng trai quê bị vợ phản bội như người mất hồn, cả ngày im lặng, không nói nửa lời nhất là đối với người lạ.
Những tấm ảnh cưới được treo trang trọng trong nhà cũng bị anh và gia đình dỡ xuống, xé ra làm đôi. "Cũng chỉ vì tình yêu mà con tôi mới thành ra như vậy. Không biết cho đến khi nào, nó mới trở lại được như người bình thường nữa", bà Minh nhìn đứa con trai thẫn thờ.
Có lẽ vì quá đau lòng và bị tổn thương, nên chuyện nàng dâu ôm tiền vàng bỏ trốn trong ngày cưới khiến gia đình bà Minh và sui gia càng lúc càng trở nên mâu thuẫn nặng nề. Trước khi đi, vợ của Tiến đã "ẵm" luôn mấy chiếc nhẫn, dây chuyền và cả khoản tiền mừng thu được sau đám cưới. Vừa mất con dâu, vừa mất của lại mang điều tiếng, phía gia đình Tiến không thể ngồi yên, quyết tâm kéo đến nhà gái đòi trả lại số tài sản trên.
Sau đó không lâu, gia đình nhà gái đã bồi thường cho nhà trai số tiền 10 triệu đồng. Có được tiền nhưng chẳng thể mua lại niềm vui, chú rể hụt Phan Văn Tiến mệt mỏi, bẽ bàng đến đổ bệnh, phải vào Trạm y tế xã điều trị.
Được biết, cô dâu bỏ trốn là đối tượng ăn chơi lêu lổng. Không những hư về tính nết, Hòa còn hay trộm cắp lấy tiền tiêu xài để phục vụ nhu cầu ăn chơi của mình. Từ khi xảy ra sự việc, gia đình Tiến có gọi điện đến số điện thoại của Hòa nhưng không ai bắt máy. "Chỉ có một lần, tôi gọi điện đến thì đầu dây bên kia có giọng nam trả lời: "Không ai lôi được Hòa ra khỏi tay tôi" rồi cúp máy", Tiến đau lòng kể lại.
Cơ quan điều tra không xem xét vụ việc
Trao đổi với chúng tôi về vụ việc hi hữu này, ông Nguyễn Cảnh Hoàn, Trưởng công an xã Thanh Phong, cho hay: "Cơ quan công an xã có nhận được bản thương lượng của hai gia đình về chuyện bồi thường thiệt hại sau vụ việc cô dâu ôm tài sản bỏ trốn, nhưng vì phía gia đình bà Minh không có yêu cầu điều tra nên chúng tôi chỉ biết sự việc". Ông cũng cho biết thêm vì tâm lý e ngại của gia đình nên họ không muốn làm to sự việc đau lòng này.
Theo Dantri
Lẻn vào nhà hàng xóm hiếp dâm bé gái Thấy chủ nhà đi vắng chỉ có đứa bé 12 tuổi ở nhà, Đồng lên giường nằm cùng rồi giở trò đồi bại. Nguyễn Hữu Đồng tại cơ quan điều tra. Ngày 13/6, TAND tỉnh Nghệ An xét xử Nguyễn Hữu Đồng (50 tuổi, huyện Nam Đàn) về hành vi hiếp dâm trẻ em. Thời điểm bị xâm hại, nạn nhân mới 12...