Tầm soát miễn phí bệnh hen, phổi tắc nghẽn mạn tính cho người dân
Ngày 2/11, Hội hen- dị ứng- miễn dịch TPHCM cùng công ty Astra Zeneca đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu tổ chức tầm soát miễn phí bệnh hen và COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) cho người dân trong huyện.
Đoàn bác sĩ khám bệnh cùng người dân được tầm soát.
Hàng trăm người dân ở huyện Gò Dầu, Tp HCM đã được khám, tầm soát bệnh hen, COPD. Đây là hoạt động mới nhất nằm trong khuôn khổ chương trình “Vì lá phổi khỏe”, Chương trình đa quốc gia nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngoại trú bệnh hen và bệnh tắc phổi nghẽn mạn tính, đồng thời hưởng ứng ngày COPD toàn cầu năm 2019.
Đây là hoạt động ý nghĩa mà Hội hen- dị ứng- miễn dịch TPHCM phối hợp với công ty Astra Zeneca thực hiện cùng các đối tác nhằm triển khai công tác khám và điều trị bệnh hen và COPD đến với tuyến y tế cơ sở.
Ngoài hoạt động tầm soát miễn phí, người dân còn được phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng dùng thuốc giãn phế quản và các biện pháp tránh cơn hen cấp và đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đội ngũ bác sĩ từ Hội cũng dành thời gian tư vấn, giải đáp thắc mắcvà trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp tại trung tâm huyện nhằm nâng cao năng lực quản lý và điều trị tốt bệnh nhân ngoại trú, giảm gánh nặng bệnh hen và COPD cho xã hội. Người dân có thể tham khảo thêm thông tin tại trang thông tin: vilaphoikhoe.kcb.vn.
THU NGUYỆT
Video đang HOT
Theo Tiền phong
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội: Thể dục sáng khoẻ hay hại?
Không khí ở Hà Nội và TP.HCM đang ở mức độ ô nhiễm nguy hại với sức khoẻ con người. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân hạn chế ra ngoài vào thời gian không khí ô nhiễm, đồng thời không tập thể dục buổi sáng.
Ô nhiễm nặng vào buổi sáng và chiều tối, đêm
Bà Lê Thị Xuân Lan (nguyên Phó phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ) nhận định cùng Zing.vn, rằng không khí ô nhiễmtại Hà Nội và TP.HCM đã đến mức báo động.
Theo ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí AirVisual quốc tế, vào sáng nay (30/9), Hà Nội tiếp tục được ghi nhận là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ, lên tới ngưỡng tím với chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 272 vào lúc 6h30 sáng. Đây là mức nguy hại đến sức khỏe người dân, nhất là người có tiền sử bệnh hô hấp, tim mạch.
Hà Nội tiếp tục là thành phố ô nhiễm nhất thế giới vào sáng 30/9. Ảnh chụp màn hình.
Ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí độc lập PAMAir cũng cho thấy tại nhiều điểm đo, mức độ ô nhiễm ở ngưỡng tím, cụ thể như tại điểm đo tại Bắc Từ Liêm AQI ở ngưỡng 249, Gamuda garden (Hoàng Mai) ở mức 238, Tây Hồ ở mức 241, Trần Quang Khải (Hoàn Kiếm) ở ngưỡng 204...
Chỉ số AQI từ 100 trở lên đã ảnh hưởng đến sức khỏe, nên khi AQI gần ngưỡng 200 thì mức độ gây hại sẽ cao hơn. Nguy hiểm nhất là bụi mịn PM2.5 và PM10 có kích thước rất nhỏ, đi sâu vào cuống phổi, gây ra các bệnh về hô hấp.
Điểm đặc biệt của đợt ô nhiễm không khí này là ô nhiễm nghiêm trọng nhất vào đêm, sáng sớm và chiều tối. Từ cuối buổi sáng đến chiều, chất lượng không khí được cải thiện. Nguyên nhân là do hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ cũng như tình trạng đốt rơm rạ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Trước tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng như trên, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam khuyến cáo, người dân hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm ô nhiễm, các trường học hạn chế hoạt động ngoài trời. Người dân hạn chế đi tập thể dục buổi sáng bởi quá trình tập thể dục, việc thở gấp sẽ khiến lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn, gây tác động nghiêm trọng hơn. Theo chuyên gia thì, tập thể dục buổi sáng hại hơn là lợi.
Các chuyên gia môi trường cũng khuyến cáo, vào giờ cao điểm ô nhiễm, người dân nên giảm hoạt động ngoài trời, sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn được bụi mịn PM2,5 thay cho các khẩu trang thông thường. Sau khi ở ngoài trời về nên xúc miệng, rửa mắt mũi và các bề mặt da tiếp xúc bằng xà bông. Đóng các cửa lưu thông với bên ngoài.
43% ca tử vong do bệnh hô hấp liên quan ô nhiễm không khí
Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ hại chết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%.
Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí. Do đó, WHO đã khuyến cáo nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta.
Chuyên gia khuyến cáo những người mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí ô nhiễm nặng.
Khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện. Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn. Do vậy, chuyên gia khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
Nếu buộc phải đi ra ngoài thì nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công tình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu, lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn).
Với bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân vẫn khó thở - không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Thảo Nguyên
Theo kienthuc
Đừng chủ quan với bệnh viêm phổi khi thời tiết chuyển lạnh, cha mẹ cần làm những điều này để phòng bệnh cho con Trong thời điểm giao mùa như hiện nay, nóng lạnh bất thường là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, đặc biệt là viêm phổi. Tuy nhiên, điều đáng buồn ở đây phần lớn mọi người vẫn chủ quan với căn bệnh này. Cần cảnh giác với bệnh phổi khi thời tiết thất thường Những ngày qua, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện...