Tâm sen, không dùng làm thuốc tùy tiện
Sen là loại cây rất quen thuộc với người Việt chúng ta. Hoa sen dân dã nhưng cũng đẹp một cách kiêu kỳ, sang trọng. Lá sen thơm mát, một hương thơm kỳ diệu khó tả thành lời.
Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Nó có thể chịu được rét tới khu vực 5 theo phân loại của Mỹ. Loài cây này có thể trồng bằng hạt hay thân rễ.
Hoa, các hạt, lá non và thân rễ sen ăn được. Tại châu Á, các cánh hoa đôi khi được sử dụng để tô điểm món ăn, trong khi các lá to được dùng để gói thức ăn. Thân rễ (ngó sen) có thể dùng chế biến nhiều món ăn (súp, canh, món xào) và là phần được dùng nhiều nhất.
Các cánh hoa, lá non và thân rễ có thể ăn sống, mặc dù cần quan tâm tới việc truyền các loại ký sinh trùng sang người (chẳng hạn sán lá Fasciolopsis buski).
Các nhị hoa có thể phơi khô và dùng để ướp chè. Các hạt nhỏ lấy ra từ bát sen có nhiều công dụng và có thể ăn tươi (khi non) hoặc sấy khô và cho nổ tương tự như bỏng ngô.
Hạt sen già cũng có thể luộc cho đến khi mềm và được dùng trong các món như chè sen hay làm mứt sen. Lá sen có đặc điểm không thấm nước. Hiện tượng này được ứng dụng trong khoa học vật liệu, gọi là hiệu ứng lá sen, để chế tạo các bề mặt tự làm sạch.
Trong lĩnh vực thảo dược học, có lẽ ít loài cây nào mà hầu như tất cả các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen gồm hạt, lá, hoa, tâm sen, tua sen, gương sen, ngó sen… Dưới đây xin chỉ nói đến tâm sen- vị thuốc hay.
Tâm sen là tim của hạt sen còn gọi là Liên tử tâm. Tên khoa học Embryo Nelumbinis. Tên vị thuốc là Liên tâm. Bộ phận dùng làm thuốc là Tâm của hạt sen. Tâm sen nằm trong các hạt sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt.
Thành phần hóa học: Tâm sen có chứa Alcaloid, flavonoid, acid amin.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy tim sen (mầm) nằm giữa hạt sen có vị đắng tính hàn, tác dụng thanh tâm khử phiền, chỉ huyết sáp tinh. Dùng làm thuốc được ghi trong sách “Thực tính bản thảo” (đời cuối nhà Đường).
Trên súc vật thực nghiệm, Liên tâm có tác dụng giãn mạch ngoại vi, hạ áp. Trên lâm sàng, dùng trị chứng sốt cao mê man, chảy máu cam, phối hợp với Sinh địa, Mao căn, Tê giác để lương huyết chỉ huyết, dùng trị chứng thận hư hoạt tinh, di tinh phối hợp với Tang phiêu tiêu, Sa uyển tử, Kim anh tử. Liều thường dùng: 1,5 – 3g sắc uống.
Tính vị quy kinh theo đông y tâm sen có vị đắng, tính hàn, vào kinh tâm. Công năng thanh tâm hỏa, trấn kinh, an thần, gây ngủ, bình can hạ áp. Chủ trị của liên tâm là tác dụng thanh nhiệt, dùng đối với bệnh ôn nhiệt tà nhiệt, khi tâm phiền bất an, mất ngủ, cao huyết áp. Liều dùng, cách dùng dược liệu: Ngày dùng 4 – 10g dạng thuốc sắc.
Video đang HOT
Đông y dùng tâm sen chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp, hoảng hốt, mất ngủ, mỗi ngày dùng 1 – 3g.
Tuy vậy trong tim sen lại có chứa độc tính vì vậy muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc có trong nó rồi mới dùng vào thang thuốc, có nghĩa là người ta phải sao tâm sen, nếu không sao sẽ không khử được độc tố có trong tim sen.
Do đó khi tim sen phối hợp với lạc tiên thì kết quả lại tăng cao nhưng chỉ nên dùng với người lớn không nên sử dụng cho trẻ. Bởi vì tim sen có độc tính, mặt khác ngay cả người lớn khi dùng tâm sen có vị đắng, tính lạnh nên những người thực nhiệt uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ được.
Ngược lại, trường hợp người hư nhiệt uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng tâm sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục. Do hàm lượng alkaloid cao nên tâm sen cho tác động dược lực mạnh và ảnh hưởng trên tim, do đó cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài.
Những người bị âm hư (không nên dùng) uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý (Dysfonction Érectille), nữ thì kinh nguyệt xáo trộn. Ngoài ra tim sen nếu không sao đúng sẽ có độc tố. Độc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận và tim.
Còn việc dùng tim sen sao vàng nghĩa là sao để không còn màu xanh và không cháy đen (sao tồn tính) hoặc không sao thì như người ta dùng dao 2 lưỡi (bởi không sao sẽ không khử độc tố trong có trong tim sen).
Y học cổ truyền cũng như dân gian có những món ăn bài thuốc chữa mất ngủ rất đơn giản, không độc, dễ làm như ăn canh bí đỏ khoai lang, chè hạt sen long nhãn, lá vông nem hoặc lá dâu tằm non xào với trứng, nước sắc dây nhãn lồng, mắc cỡ cũng giúp giảm các chứng mất ngủ, tim hồi hộp, suy nhược thần kinh, lo âu, căng thẳng do lao tâm lao lực làm việc quá sức, suy nhược cơ thể.
Dưới đây là một số phương thuốc trị bệnh từ tâm sen.
* Thanh tâm trừ phiền, chỉ huyết sáp tinh, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao gồm tâm sen, cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng, mỗi thứ đều có lượng bằng nhau cho vào trộn đều, mỗi lần lấy 1,5 – 3g cho vào hãm trà uống trong ngày.
* Trị huyết áp cao, hay mờ mắt, đầu ong ong khó chịu: Tâm sen 4g, hòe hoa 10g, cúc hoa 8g. Ba vị sao vàng, pha như pha trà uống hàng ngày.
Theo VNE
Những tác dụng không ngờ của rau má
Từ lâu, rau má đã được dùng làm rau ăn, nước giải khát và làm thuốc chữa nhiều bệnh. Rau má là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện...
Rau má là một loại thảo dược lâu năm, mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn tạo hình quạt. Rau má là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn Độ... Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.
Tốt cho các bệnh tim mạch
Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân có tĩnh mạch tăng huyết áp dùng giả dược hoặc rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân so với giả dược.
Rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét,...
Làm lành vết thương
Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.
Một nghiên cứu năm 2006 đã kiểm tra tác động của rau má vào vết thương ở chuột. Các nghiên cứu cho thấy rằng các vết thương được điều trị với nước chiết xuất từ lá rau má lá có thể chữa lành nhanh hơn đáng kể hơn so với các vết thương không được điều trị bằng chiết xuất này. Mặc dù thử nghiệm trên người chưa được thực hiện đầy đủ nhưng bằng chứng này xuất hiện có thể xác nhận việc sử dụng loại thảo dược rau má như là một thảo dược có tá dụng chữa lành vết thương.
Giảm lo âu
Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Theo một nghiên cứu, xuất bản trong tạp chí Journal of Clinical Psychopharmacology năm 2000, những người tiêu thụ rau má có thể giảm sự giật mình đi rất nhiều. Trong khi những phát hiện này cho thấy rau má có thể có hoạt động chống lo âu ở người, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu quả điều trị các triệu chứng lo âu vẫn còn chưa rõ ràng.
Các lợi ích khác
Từ hàng ngàn năm nay, các thầy lang đã biết dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai...
Trong y học Trung Quốc, rau má cũng được biết đến là loại thảo dược "nguồn mạch sự sống" bởi vì nó giúp làm tăng tuổi thọ. Mặc dù nghiên cứu khoa học vẫn chưa chứng minh hiệu quả của của loại thảo dược này đối với các rối loạn trong cơ thể, nhưng người ta cũng không phủ nhận tác dụng của rau má trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.
Những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Một số bài thuốc từ rau má
1. Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng: Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi.
2. Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải cứu 50g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.
3. Chữa kiết lỵ: Bài 1 (rau má 150g, muối ăn 10g). Rửa rau má thật sạch, để ráo nước, cho vào cối sạch, bỏ muối vào, giã thật nhỏ, sau chế thêm một bát nước sôi, quấy đều, để lắng, gạn lấy nước trong uống. Người lớn uống cả một lần, trẻ em tuỳ theo tuổi mà giảm liều lượng. Khi uống thuốc nên ăn cháo, kiêng các thứ khó tiêu, kiêng mỡ, các thức ăn tanh, cay, nóng; Bài 2, rau má, rễ cây ngải cứu, rễ cỏ may, rễ mơ lông, liều lượng bốn vị bằng nhau (khoảng 100g), sao vàng, hạ thổ, sắc uống ngày hai lần cho tới khi khỏi.
4. Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần trong 5 ngày liền.
5. Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.
Rôm sẩy không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể gây biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm. Đông y có vài bài thuốc trị rôm sảy mang lại kết quả tốt.
Tác dụng phụ có thể có khi dùng rau má
Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Theo VNE
Ngừa mất trí nhớ nhờ quế Quế có chứa hợp chất có thể góp phần giúp ngừa bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ). Các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) phát hiện rằng các hợp chất trong quế là cinnamaldehyde và epicatechin có thể giúp ngăn ngừa việc hình thành nhiều mảng bám protein có hại trong não được gọi là protein tau, từ đó...