Tắm nước ấm với gừng được không, tắm thế nào cho tốt?
Tắm nước ấm với gừng là phương pháp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là mùa đông giúp lưu thông máu, trị mụn và các bệnh về khớp vô cùng hiệu quả.
Tắm nước ấm với gừng giúp làm sạch da
Với da cơ thể, hơi nóng giữa nước ấm và gừng sẽ làm mở lỗ chân lông, khi đó, bụi bẩn và dầu tích lũy trong ngày sẽ được loại bỏ hiệu quả, cơ thể sẽ được làm sạch sâu hơn. Còn đối với da mặt, nước ấm sẽ giúp tế bào chết bong ra nhanh chóng hơn, lỗ chân lông sạch hơn khi da bạn là da dầu.
Ảnh minh họa
Khi tắm nước ấm với gừng, giúp cho một làn da khỏe mạnh, không bị mụn và tránh được sẹo đối với những vết thương do mụn trứng cá gây ra.
Thúc đẩy máu lưu thông
Gừng chứa nhiều khoáng chất như kẽm, crôm và magiê giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể. Ngoài ra, nhờ có tính ấm mà khi tiếp xúc với cơ thể, nước tắm ấm có pha gừng sẽ làm tăng tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng quan trọng tới các bộ phận khác nhau của cơ thể. Hơn nữa , điều này cũng góp phần làm tăng tốc độ chữa lành vết thương bên trong cơ thể.
Làm giảm đau khớp
Ảnh minh họa
Hợp chất có khả năng chống viêm được gọi là gingerol trong gừng có thể giúp hạn chế bệnh viêm khớp thông qua trình ức chế các enzyme và prostaglanding – 2 chất gây viêm, phát sinh đau ở những người mắc bệnh khớp. Ngoài việc dung gừng trực tiếp, bạn có thể pha nó vào nước ấm để tắm cũng có tác dụng tương tự. Những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp (RA) có thể gặp giảm đau đáng kể sau khi tắm gừng.
Tắm nước ấm với gừng giúp giảm cân hiệu quả
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Nước nóng giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, làm tăng nhiệt độ cơ thể, nhờ đó, sẽ đẩy nhanh quá trình đốt cháy lượng mỡ thừa tích tụ, đặc biệt là những vùng tay, bụng, đùi,.. mang lại vóc dáng gọn gàng hơn.
Tắm nước ấm với gừng giúp thải độc cơ thể
Gừng là loại gia vị có vị cay, tính nóng, nên tắm nước ấm với gừng sẽ làm tăng hiệu quả thanh lọc cơ thể. Nó giúp loại bỏ độc tố và tăng cường sức khỏe. GS.BS Susan S. Blum – Trợ lý lâm sàng Y tế dự phòng tại trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York cho biết: Khi cơ thể bạn bị nóng lên và lưu lượng máu tăng lên, độc tố được lưu trữ trong các mô mỡ trên cơ thể được đào thải và thấm qua da theo mồ hôi.
Ảnh minh họa
Tắm nước ấm với gừng còn giúp giữ ấm cơ thể rất tốt, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh cảm lạnh thông thường, thậm chí là giảm nhức đầu, chóng mặt, nghẹt mũi…
Tắm nước ấm với gừng làm giảm mùi cơ thể
Gừng có hương thơm đặc biệt nên khi tắm nước ấm với gừng, mùi này sẽ lưu lại hương vào da thịt và làm giảm mùi khó chịu từ cơ thể.
Lưu ý khi tắm nước ấm với gừng
Lấy gừng tươi giã nát rồi pha với nước ấm để tắm là tốt nhất, nếu không có thể thay thế bằng bột gừng.
Điều cần lưu ý là không nên tắm nước ấm với gừng thường xuyên, tối đa chỉ 2 lần/tuần. Bởi, mặc dù tắm nước gừng có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều mồ hôi hơn để đào thải độc tố nhưng nó cũng dễ khiến cơ thể bị mất nước. Ngoài ra, những người mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, các bệnh tim mạch… hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tắm nước ấm với gừng.
Mách chị em cách làm bánh bao ăn kiêng: Chỉ với 20 phút vào bếp, cơn vật tinh bột sẽ bị đánh bay dẹp gọn bằng hết thì thôi!
Vừa muốn sướng miệng, vừa muốn đẹp, vậy thì chị em lại phải "lăn" vào bếp ngay thôi!
Chỉ còn 5 ngày nữa, năm 2020 sẽ chính thức kết thúc. Nếu chị em vẫn đang theo đuổi chế độ ăn kiêng với mong muốn sở hữu một cơ thể chuẩn đường cong hình chữ S, vậy thì hãy nỗ lực và kiên trì lên!
Đừng để một vài phút thèm ăn, yếu lòng khiến cả quá trình kiêng khem đổ sông đổ bể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách làm bánh bao phiên bản không tinh bột. Thay vì vã những chiếc bánh bao thông thường, loại bánh bao này có lợi cho sức khỏe và hành trình giảm cân của bạn hơn nhiều!
Bánh bao Keto
Nguyên liệu làm bánh bao ăn kiêng
150gr ức gà
1 cái bắp cải
100gr đậu hũ
1 củ hành tây, hành lá, tỏi
Nước tương, bột gừng, tinh bột bắp
Dầu mè, hạt tiêu, muối
Cách làm bánh bao ăn kiêng
- Bước 1: Cắt bắp cải
Bắp cải rửa sạch, thái sợi mỏng. Sau đó, ngâm trong nước lạnh 10 phút. Tiếp theo, trộn đều bắp cải với 1/2 muỗng canh muối, để yên 10 phút. Sau 10 phút, bạn chắt bỏ nước muối, rửa sạch lại rồi vắt ráo nước.
- Bước 2: Trộn nhân thịt
Chị em hãy cắt hành tây và hành lá dưới dạng hạt lựu.
Cho vào tô 150gr ức gà băm nhỏ, 100gr đậu hũ, hành tây, hành lá, 1 muỗng canh nước tương, 1 thìa cà phê bột gừng, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 muỗng canh tinh bột bắp, 1 muỗng canh dầu mè, 1 thìa cà phê hạt tiêu.
Dùng tay bóp vụn đậu hũ rồi trộn đều với các nguyên liệu khác cho hòa quyện.
- Bước 3: Tạo hình bánh
Chị em hãy lấy một ít nhân thịt rồi vo tròn, sau đó lấy bắp cải phủ bên ngoài rồi dùng tay nắn cho dính chặt lại.
- Bước 4: Hấp bánh
Cho bánh vào lò vi sóng, chọn chế độ hấp trong vòng 7 phút. Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể đặt bánh vào xửng hấp và hấp bằng nồi. Vậy là chị em đã hoàn thành xong món bánh bao phiên bản ăn kiêng rồi!
Thành phẩm: Bánh bao bắp cải có phần vỏ bắp cải mềm, nhân bên trong bùi bùi, beo béo, cực kỳ thơm ngon và thanh đạm.
Với gợi ý này, hy vọng chị em sẽ có thêm 1 món ăn trong danh sách "món chống thèm" khi ăn kiêng.
Vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh tự miễn hơn nam giới? Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh tự miễn là bệnh nguy hiểm vì khó chữa khỏi và bệnh nhân cần phải theo dõi suốt đời để giảm thiểu tác động của các triệu chứng tới sức khỏe tổng thể. Đáng nói là so với nam giới, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh tự miễn cao hơn. Cơ địa phụ nữ vốn...