Tâm lý và dinh dưỡng: Yếu tố quan trọng cho kỳ thi Đại học
Sát đến ngày thi, các sĩ tử tập trung vào học mà quên việc giữ gìn sức khỏe nên lăn ra ốm, mọi công sức “dùi mài” 12 năm bỗng “bỏ sông bỏ bể”, vậy làm sao để tránh?
Thi tốt nghiệp THPT, nhiều sỹ tử bỏ thi vì ốm
Thông tin từ Ban chỉ đạo thi Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, ngày đầu tiên của kì thi tốt nghiệp THPT năm nay có lượng lớn thí sinh bỏ thi vì ốm, cụ thể là 95 em. Đối với giáo dục phổ thông thì chỉ trong buổi thi môn Văn buổi sáng đã có 82 thí sinh vắng mặt trong đó có 47 em do bị ốm.Trước đó, kỳ thi năm 2013, có tới 3.801 thí sinh bỏ thi, trong đó có 1.203 bạn thí sinh bị ốm, còn lại vì các lý do khác.
Như vậy, có thể thấy ốm là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều thí sinh bỏ thi vì những lý do như bị sốt, suy nhược thần kinh, rối loạn tiêu hóa, bị tụt hồng cầu, tụt huyết áp…
Mùa thi đến cũng là lúc thời tiết nắng nóng, các em học sinh phải trải qua quá trình học tập căng thẳng kéo dài, nếu không có những biện pháp hợp lý để bảo vệ sức khỏe bộ não và thể chất trước kỳ thi, nguy cơ “bỏ thi vì ốm” hoàn toàn có thể xảy ra khiến bao nỗ lực trước đó của các em bỗng dưng “bỏ sông bỏ biển”.
Làm thế nào tránh bị ốm khi kỳ thi đại học đến gần?
Video đang HOT
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa: “Sức khỏe của sỹ tử bị suy kiệt, rồi bị ốm chủ yếu do quá căng thẳng về tâm lý, học tập thiếu nghỉ ngơi kéo dài. Các cháu bị sức ép phải vượt qua kỳ thi để vào đại học. Sức ép này đến từ bố mẹ, từ việc phải học bằng bạn bằng bè, từ quan niệm trượt đại học là mọi cánh cửa đều đóng lại”.
Vì vậy, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, người từng có nhiều năm dạy học cho rằng: “Học tốt tức là học giỏi tất cả các môn nhưng khi thi đại học lại chỉ thi có 3 môn. Vì vậy, trong quá trình học ôn thi từ trước đó, các em cần tập trung vào 3 môn này, bố trí thời gian hợp lý có ưu tiên cho 3 môn chính. Đó là học thi có trọng tâm. Người học phải biết rõ mình thực sự mạnh ở môn nào, từ đó chọn ngành, chọn khoa sao cho phát huy được thế mạnh của mình. Đó là học có định hướng”.
Trước khi thi là giai đoạn nước rút, phải tập trung năng lực trí tuệ để “bứt phá”. Lúc này, học có động cơ, mục đích rõ ràng sẽ giúp mình học hiệu quả hơn, không để đầu óc bị phân tán bởi những chuyện không liên quan đến mục đích chính.
Càng gần đến ngày thi, đầu óc càng phải thanh thản, minh mẫn, tâm trạng vui vẻ phấn khởi, tránh bị quá tải thậm chí “treo máy” chẳng nhớ gì cả. Đầu óc minh mẫn, làm việc và nghỉ ngơi khoa học, kèm theo việc ăn uống đủ chất sẽ tránh bị ốm đau vào đúng kỳ thi.
Về chế độ dinh dưỡng, Tiến sỹ – Bác sỹ Phan bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng: Trung bình học sinh nam cần 2700-3000 calo/ngày. Học sinh nữ cần 2300-2500 calo/ngày.
Bên cạnh những thực phẩm thông thường thì các thực phẩm chứa thành phần L-Carnitine rất quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng cho tế báo não và nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch. Bời vì, dù cơ thể nạp vào nhiều thức ăn nhưng “nhà máy chuyển hóa” không vận hành tối ưu thì năng lượng cho não bộ và thể chất vẫn thiếu hụt.
L-Carnitine có sẵn trong thực phẩm hàng ngày như: thịt, cá, sữa… Tuy nhiên, giai đoạn não và cơ thể cần rất nhiều năng lượng để học thi và làm việc tăng cường thì thực phẩm hàng ngày khó có thể đáp ứng lượng L-carnitine cần thiết.
Theo Trí thức trẻ
Thành hay bại phụ thuộc chủ yếu vào thầy, cô
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có quyết định về cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014.
Theo đó, mỗi thí sinh chỉ thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, 2 môn còn lại do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ, Địa lý và Lịch sử; thời gian làm bài môn Văn, Toán chỉ còn 120 phút; thời gian tổ chức thi trong 2,5 ngày; cấu trúc đề thi môn Văn có nhiều thay đổi so với năm trước, hạn chế tối đa tình trạng văn mẫu; đưa kết quả học tập ở lớp 12 tham gia vào kết quả thi tốt nghiệp. Điểm mới này giảm được nhiều áp lực, căng thẳng về ôn tập thi tốt nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, đổi mới này cũng gây khó khăn cho các trường trong công tác tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp THPT. Đó là, các trường phải sắp xếp lại thời khóa biểu cho hợp lý để học sinh không được bỏ trống tiết học, có thời gian nghỉ ngơi trong quá trình học tập và không chồng chéo ảnh hưởng đến quá trình ôn tập của các em.
Một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đang có chung băn khoăn, lo ngại rằng: Số môn thi ít đi có thể sẽ kéo theo hệ quả là học sinh sẽ học lệch, chỉ chú trọng vào các môn thi tốt nghiệp và thi ĐH-CĐ; cho tự chọn 2 môn thi còn lại, học sinh sẽ bỏ rơi các môn xã hội, các môn thi theo hình thức tự luận. Khá nhiều học sinh có tư tưởng thực dụng đó. Thực tế, ở một số nhà trường, khi đăng ký xong các môn tự chọn, nhiều học sinh có dấu hiệu chán nản, lơ là, thiếu tập trung học những môn không thi, không đăng ký thi khiến giáo viên dạy những môn này lo ngại.
Là một người làm công tác quản lý giáo dục, có gần 20 năm giảng dạy bậc THPT, tôi lại nghĩ rằng, việc học sinh học lệch, thiếu toàn diện hay không, phụ thuộc nhiều vào cách quản lý, đánh giá, kiểm tra của nhà trường, thầy, cô giáo. Trường nào, thầy cô nào cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm cho đúng, đánh giá cho chính xác theo quy định của Bộ GD-ĐT đã ban hành; nghiêm túc đánh giá em nào học yếu, không đủ điểm... thì liệu có học sinh nào dám chểnh mảng, lơ là việc học tập các môn không thi tốt nghiệp và đại học không? Về điều kiện được dự thi tốt nghiệp THPT, theo tôi, Bộ GD-ĐT nên quy định bổ sung thêm, trường hợp học sinh học lực loại yếu năm lớp 12 sẽ không được dự thi tốt nghiệp. Quy định như vậy buộc học sinh phải học nghiêm túc, đồng thời góp phần nâng tính tự giác, ý thức học tập toàn diện cho các em học sinh, tránh học tủ, học lệch.
Ảnh minh hoa: TIẾN THÀNH.
Riêng việc đưa kết quả học tập lớp 12 tham gia vào xét tốt nghiệp, thì không ít ý kiến băn khoăn, đây rất có thể là kẽ hở để các trường vì chạy theo "bệnh" thành tích hay vì "thương" học trò nên dễ dãi, nâng điểm các bộ môn văn hóa, đẩy điểm lên cao... Quan ngại này hoàn toàn có cơ sở, vì trước đây, khi Bộ GD-ĐT có quyết định tuyển thẳng vào đại học đối với học sinh có kết quả học lực và thi tốt nghiệp loại giỏi thì đã nảy sinh tình trạng nhờ cậy giáo viên, nhà trường cho điểm thật cao khiến số học sinh được tuyển thẳng đại học các năm đó nhiều đến bất thường. Thấy không ổn trong thực hiện quyết định trên, mấy năm sau, Bộ đã hủy bỏ.
Chúng tôi cho rằng, chống tiêu cực trong việc đánh giá, cho điểm học sinh lớp 12 năm nay, trước hết đó là trách nhiệm, lương tâm của thầy, cô giáo, nhà trường. Nói không với bệnh thành tích, gian dối trong thi cử không thể là những lời nói suông, trên giấy hay hội nghị mà bằng những việc làm đúng đắn của nhà trường, thầy cô giáo, góp phần đánh giá đồng bộ, khách quan, chính xác giữa các trường, các địa phương. Về phía Sở GD-ĐT, khi phát hiện trường hợp bất thường thì phải kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Cách thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT tới đây cần làm nghiêm túc, đúng quy chế. Kể từ khi không còn thanh tra Bộ ủy quyền tại các hội đồng thi, 4 kỳ thi tốt nghiệp THPT gần đây để xảy ra nhiều tiêu cực, thí sinh ngang nhiên gian lận, quay cóp, sử dụng tài liệu; hội đồng thi, nhiều thầy, cô "tháo khoán", mặc kệ, dẫn đến hậu quả đánh giá không thực chất, toàn con số ảo, học sinh càng khinh nhờn, lơ là việc học hành; giáo viên ngán ngẩm, chán nản. Lỗi tại ai? Tất cả lỗi thuộc về người lớn, thầy, cô giáo, nhà trường làm việc, đánh giá, thi cử không đến nơi đến chốn. Bệnh thành tích vẫn còn đè nặng, rồi người thân quen nhờ vả và tâm lý "dễ người, dễ ta", mình coi thi đúng quy chế nhưng chắc gì họ coi thi giống như mình? 12 năm học vất vả, nếu bị trượt thì cũng "tội" học sinh nên dễ dãi... cho qua! Toàn những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực như thế thì làm sao thi cử nghiêm túc, đúng quy chế được?
Muốn giáo dục nước nhà mạnh lên, trường học có kỷ cương, nền nếp, học sinh học tập toàn diện, thi cử nghiêm túc, không gian dối... gần như phụ thuộc tất cả vào quyết tâm và hành động của đội ngũ thầy cô, nhà trường. Thầy cô không hưởng ứng, không quyết tâm thì mọi ý tưởng hay, quyết sách đúng của ngành giáo dục cũng trở thành vô nghĩa.
Theo Datviet
Ôn thi theo cách ra đề mới Những thay đổi về cách thức ra đề thi môn văn năm nay sẽ kéo theo những thay đổi đáng kể về việc ôn tập và tập dượt làm bài. Giáo viên Trường THPT Nhân Việt (TP.HCM) ôn tập môn văn cho học sinh lớp 12 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Theo ghi nhận của Thanh Niên, sau những khẳng định của Bộ...