Tạm ‘khóa’ đề xuất tăng học phí ở đại học công lập tự chủ tài chính

Theo dõi VGT trên

Báo cáo của kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy một trường đại học công lập tự chủ tài chính chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.

Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tạm dừng tăng mức thu học phí cho đến khi ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật làm căn cứ để các trường đại học công lập xây dựng giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo phù hợp với thu nhập bình quân trên đầu người, để học phí không trở thành gánh nặng của người học, đặc biệt là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Tạm khóa đề xuất tăng học phí ở đại học công lập tự chủ tài chính - Hình 1

Ảnh minh họa.

Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đối với 25 trường đại học công lập tự chủ tài chính đã cho thấy hàng loạt sai phạm, từ công tác tuyển sinh, chương trình đào tạo đến thu chi tài chính.

Tuyển sinh sai quy định

Theo Kiểm toán Nhà nước, qua kiểm toán cho thấy, một số trường đại học thực hiện việc tuyển sinh chưa đảm bảo quy định hiện hành như xác định chỉ tiêu, thực hiện tuyển sinh vượt năng lực đào tạo về giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất. Một số trường không xác định chỉ tiêu tuyển sinh hệ liên kết đào tạo quốc tế trong xác định chỉ tiêu đào tạo, hoặc sử dụng cơ sở vật chất đi thuê để xác định điều kiện cơ sở vật chất khi xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh.

Tại nhiều cơ sở đào tạo mở mã ngành đào tạo mới nhưng chưa chú trọng khảo sát tính cấp thiết của việc mở mã ngành dẫn đến số lượng tuyển sinh của một số ngành này đạt kết quả thấp, nhiều ngành không tuyển sinh được. Giai đoạn 2016-2018 tại 9/25 trường được kiểm toán cho thấy có 22 ngành mở mới số lượng tuyển sinh rất thấp, không thu hút được sinh viên theo học.

Video đang HOT

Bên cạnh đó, nhiều trường được kiểm toán còn sai sót trong việc xây dựng các chương trình đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu ra và tăng gánh nặng học phí của người học như xây dựng chương trình tiếng Anh không đủ số tín chỉ hoặc không có môn tiếng Anh trong chương trình đào tạo, chưa tương xứng với chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định điều kiện xét tốt nghiệp của các trường.

Để đủ điều kiện tốt nghiệp thì người học phải trả thêm chi phí để đủ điều kiện đầu ra về tiếng Anh. Điều này chưa đúng với tinh thần của chính sách tự chủ mà Đảng, Chính phủ đã ban hành. Tại một số trường, số tín chỉ của các môn học điều kiện (Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng) không được xét trong tổng số tín chỉ toàn khoá khi xác định đơn giá một tín chỉ là không đúng quy định, dẫn đến người học phải trả thêm chi phí học giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng gần 56,8 tỷ đồng.

Tại một số trường còn tình trạng thực hiện liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước khi điều kiện về cơ sở vật chất chưa được đảm bảo, chương trình chưa được kiểm định, giáo trình chưa tự xây dựng, giảng viên giảng dạy không bảo đảm, học viên chưa đủ điều kiện đầu vào… Cá biệt, có tình trạng nhiều học viên không được công nhận bằng tốt nghiệp từ các chương trình liên kết đào tạo có yếu tố nước ngoài.

Chưa chú trọng chất lượng

Báo cáo của kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy một trường đại học công lập tự chủ tài chính chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Chi phí đổi mới, cải tiến chương trình, đề cương môn học, xây dựng giáo trình chỉ chiếm 0,34% tổng chi thường xuyên của các đơn vị. Việc đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo mới chủ yếu điều chỉnh một số tín chỉ môn học phù hợp với thực tế đào tạo, cập nhật đề cương môn học, giảm bớt số tín chỉ các môn học đại cương, tăng tín chỉ tiếng Anh hoặc tăng giảm số tín chỉ các môn học tự chọn.

Một số trường xây dựng chương trình tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế tuy nhiên gặp nhiều trở ngại và không đem lại hiệu quả. Có 18/23 trường được kiểm toán thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có đổi mới chương trình đào tạo, 5 trường còn lại vẫn sử dụng chương trình đào tạo từ nhiều năm trước, chỉ cập nhật, điều chỉnh đề cương môn học, xây dựng giáo trình. Chủ yếu các trường đang quan tâm đến kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chưa chú trọng trong kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Bên cạnh những tồn tại, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng ghi nhận những nỗ lực của các trường trong việc điều chỉnh công tác thu, chi trong bối cảnh bị cắt giảm chi ngân sách thường xuyên. Tỷ lệ chi cho con người tăng từ 49% lên 55% trong tổng cơ cấu chi, tỷ lệ chi nghiệp vụ chuyên môn tăng từ 39% lên 43%, các khoản chi khác được cắt giảm từ 12% còn 2%. Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế tự chủ đã giúp nhiều trường đại học công lập chủ động tiếp cận các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày càng cao của người dân.

Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị còn bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại trên các khía cạnh như công tác ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản về cơ chế tự chủ tài chính; việc thực hiện phân bổ, giao dự toán của cơ quan chủ quản; cơ cấu chi từ nguồn học phí.

Báo cáo của kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy một trường đại học công lập tự chủ tài chính chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Chi phí đổi mới, cải tiến chương trình, đề cương môn học, xây dựng giáo trình chỉ chiếm 0,34% tổng chi thường xuyên của các đơn vị.

Học phí Đại học: Tăng lượng có đi cùng tăng chất?

Mặc dù, Bộ GD&ĐT đã đề xuất tạm dừng tăng học phí ĐH năm học 2021 - 2022, nhưng xu hướng tăng là điều sẽ chắc chắn sẽ diễn ra trong những năm tới.

Tuy nhiên, mức tăng bao nhiêu để đảm bảo khả năng chi trả của người học và câu hỏi về chất lượng đi kèm mức độ tăng học phí vẫn tiếp tục được đặt ra.

GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ cho biết, theo dõi học phí của các trường năm học 2020 - 2021, thấy nhiều trường công lập chưa tự chủ tăng kịch trần theo Nghị định 86 của Chính phủ. Riêng chương trình chất lượng cao, liên kết quốc tế... cao gấp 2 - 3 lần chương trình đại trà. Theo lộ trình, các trường ĐH sau khi đủ điều kiện tự chủ sẽ tự xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Dự báo học phí ĐH trong thời gian tới có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với hiện nay là xu hướng chung, nhưng cần tính đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Tức là đi kèm với đó là các chính sách cho vay để học ĐH như nhiều nước đang thực hiện rất thành công. Tuy nhiên, đó là trách nhiệm của Nhà nước, không nên quy định cứng các trường phải dành bao nhiêu phần trăm để hỗ trợ sinh viên vì như vậy là mâu thuẫn với quyền tự chủ của các trường.

Học phí Đại học: Tăng lượng có đi cùng tăng chất? - Hình 1

Việc tăng học phí ĐH chắc chắn có lộ trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật nhưng kết quả sau cùng vẫn là chất lượng đào tạo được tăng theo. Ảnh: P.T

Khi chuyển qua tự chủ, các trường ĐH công lập ít nhất bị cắt khoản chi thường xuyên (chi điện nước, sửa chữa nhỏ...). Các khoản chi thường xuyên này trước đây Nhà nước bao cấp từ ngân sách. Dù các khoản chi này quá thấp so với yêu cầu nhưng khi cắt đi thì các trường ĐH công lập phải tính khoản bù từ tăng học phí.

Tuy nhiên, không thể dồn hết gánh nặng nguồn thu lên học phí. GS.TS Phạm Tất Dong, Ủy viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực cho rằng, năm học này có trường ĐH tăng mạnh học phí với giải thích là vì ngân sách Nhà nước cắt toàn bộ chi thường xuyên. Điều này, không hợp lý khi tất cả gánh nặng dồn lên học phí. Bởi các trường phải tính đến các nguồn thu khác như tăng cường các nguồn tài trợ của Nhà nước và DN, các hoạt động nghiên cứu và dịch vụ, chuyển giao công nghệ, hoạt động đầu tư...

Năm học này, nhiều trường đại ĐH công công bố mức học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2020 tăng mạnh so với những năm trước đây. Cụ thể, học phí trường ĐH Y dược TP HCM áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2020 từ 30 đến 68 triệu đồng/năm tùy theo ngành. Trong khi đó, khóa tuyển sinh năm 2019, trường ĐH Y dược TP HCM thu học phí theo khung của Nghị định 86 với tất cả các ngành là 13 triệu đồng/năm, các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng thêm 10%...

Nhưng đi kèm với học phí, vấn đề được nhiều người quan tâm là chất lượng đào tạo của các trường có tăng?

Thực tế, kết quả kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tại 23 trường ĐH công lập thuộc Bộ GD&ĐT vừa công bố cho thấy một số bất cập. Đơn cử như trong chương trình liên kết đào tạo tại một số trường ĐH, kiểm toán Nhà nước phát hiện thấy tình trạng liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước trong điều kiện về cơ sở vật chất không đảm bảo, chương trình chưa được kiểm định, giáo trình chưa tự xây dựng. Hơn nữa, giảng viên giảng dạy thì không bảo đảm và học viên lại chưa đủ điều kiện đầu vào theo chương trình xây dựng.

Kết quả kiểm toán còn cho thấy nhiều trường chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Việc đổi mới chủ yếu điều chỉnh một số tín chỉ môn học phù hợp với thực tế đào tạo, cập nhật đề cương môn học, giảm bớt số tín chỉ các môn học đại cương, tăng tín chỉ tiếng Anh hoặc tăng giảm số tín chỉ các môn học tự chọn. Ngoài ra, một số trường xây dựng chương trình tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế song gặp nhiều trở ngại và không đem lại hiệu quả.

TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên tổ tư vấn Ủy ban Đổi mới giáo dục và đào tạo quốc gia, nhìn nhận, ai cũng hiểu rằng, học phí giáo dục ĐH thấp gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội và cho chính nhà trường. Chúng ta không thể cung cấp dịch vụ chất lượng cao với chi phí thấp được.

Nhưng, việc tăng học phí này cần có lộ trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật, cần có trách nhiệm và sự nỗ lực không chỉ của các trường, mà còn cả của cấp quản lý cao hơn. Mặt khác, việc cấp học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính cũng đã có quy định, các trường cần tuân thủ, thậm chí sáng tạo thêm, nhằm vừa có được tài lực, đồng thời thu hút hoặc bảo đảm cơ hội cho những người học có năng lực tốt vào học tại trường. Học phí cao hơn, nhưng việc hỗ trợ cũng sẽ cao hơn tương ứng, ý tưởng là hướng tới công bằng xã hội chứ không phải cào bằng đối với người học. Quan trọng nhất là học phí cao thì chất lượng đào tạo cũng phải tăng theo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tận cùng của sự vô nhân tính!Tận cùng của sự vô nhân tính!
10:14:57 08/04/2025
Vụ sản xuất kẹo rau củ Kera giả: Hé lộ thêm sản phẩm Asia Life đã sản xuấtVụ sản xuất kẹo rau củ Kera giả: Hé lộ thêm sản phẩm Asia Life đã sản xuất
10:26:29 08/04/2025
"Tóm dính" Thu Trang bụng lùm lùm bên Tiến Luật, có 1 chiêu "che dáng" cực đáng ngờ"Tóm dính" Thu Trang bụng lùm lùm bên Tiến Luật, có 1 chiêu "che dáng" cực đáng ngờ
12:50:22 08/04/2025
Ái nữ nhà Tôn Hoa Sen: Chị gái 30 tuổi điều hành 5 công ty cùng lúc, em út được bố giao gánh vác cơ nghiệp nghìn tỷ khi mới 23 tuổiÁi nữ nhà Tôn Hoa Sen: Chị gái 30 tuổi điều hành 5 công ty cùng lúc, em út được bố giao gánh vác cơ nghiệp nghìn tỷ khi mới 23 tuổi
13:31:16 08/04/2025
Ji Soo lên truyền hình tuyên bố dậy sóng về Kim Soo HyunJi Soo lên truyền hình tuyên bố dậy sóng về Kim Soo Hyun
13:41:36 08/04/2025
Hơn 50.000 người ủng hộ Luật phòng chống Kim Soo Hyun, xuất hiện bước ngoặtHơn 50.000 người ủng hộ Luật phòng chống Kim Soo Hyun, xuất hiện bước ngoặt
13:09:38 08/04/2025
Sản phụ bỏ con trong bệnh viện ở Đắk Lắk, tử vong tại Bình DươngSản phụ bỏ con trong bệnh viện ở Đắk Lắk, tử vong tại Bình Dương
12:03:10 08/04/2025
Người lấy kẹo Kera của Quang Linh Vlogs đi kiểm định nói gì sau loạt ồn ào?Người lấy kẹo Kera của Quang Linh Vlogs đi kiểm định nói gì sau loạt ồn ào?
10:23:59 08/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Châu Âu trải qua tháng 3 nóng nhất lịch sử

Châu Âu trải qua tháng 3 nóng nhất lịch sử

Thế giới

16:12:51 08/04/2025
Ở châu Âu, nhiệt độ tháng 3 vừa qua cao hơn 0,26 độ C so với kỷ lục trước đó được ghi nhận trong tháng 3/2014, khiến lục địa này chứng kiến các hiện tượng thời tiết cực đoan đối lập.
ĐỘC QUYỀN: "Tóm gọn" thêm 1 cặp diễn viên Vbiz visual đỉnh hẹn hò pickleball, tin đồn yêu bí mật đã có câu trả lời?

ĐỘC QUYỀN: "Tóm gọn" thêm 1 cặp diễn viên Vbiz visual đỉnh hẹn hò pickleball, tin đồn yêu bí mật đã có câu trả lời?

Sao việt

15:31:14 08/04/2025
Đây là lần đầu tiên Trương Thế Vinh và Trâm Anh bị bắt gặp xuất hiện cùng nhau ở một địa điểm công cộng. Khoảnh khắc cặp đôi cùng xuất hiện khiến loạt hint hẹn hò bị soi trước đó có thêm cơ sở.
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên cán mốc 81 tỷ, vượt mặt cả bom tấn Hollywood

'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên cán mốc 81 tỷ, vượt mặt cả bom tấn Hollywood

Hậu trường phim

15:23:19 08/04/2025
Địa đạo thu 45 tỷ trong 3 ngày cuối tuần và đạt 81 tỷ sau kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, vượt mặt 2 bom tấn Hollywood ra rạp cùng thời điểm tại Việt Nam.
Hồ Ngọc Hà gia nhập bộ ba quyền lực ngồi ghế nóng của VTV

Hồ Ngọc Hà gia nhập bộ ba quyền lực ngồi ghế nóng của VTV

Tv show

15:20:52 08/04/2025
Điểm hẹn tài năng - chương trình âm nhạc thực tế hoàn toàn mới, sẽ ra mắt khán giả trong khung giờ vàng trên VTV3 từ ngày 4/5 gồm Hồ Ngọc Hà, Trúc Nhân và nhạc sĩ Huy Tuấn.
Lee Seung Gi thắng kiện: "Niềm tin đã tan vỡ"

Lee Seung Gi thắng kiện: "Niềm tin đã tan vỡ"

Sao châu á

15:17:56 08/04/2025
Lee Seung Gi thắng kiện công ty cũ Hook Entertainment về tiền bản quyền chưa thanh toán. Vụ việ đã tạo tiền lệ pháp lý cho quyền nghệ sĩ trong ngành giải trí Hàn Quốc.
Cha tôi, người ở lại - Tập 23: Nguyên bị trầm cảm nhưng giấu cả nhà

Cha tôi, người ở lại - Tập 23: Nguyên bị trầm cảm nhưng giấu cả nhà

Phim việt

15:14:31 08/04/2025
Nguyên nói lọ thuốc ở đầu giường mình là vitamin nhưng hóa ra đó là thuốc điều trị trầm cảm. Vì Việt uống nên mới phát hiện ra sự thật này.
Muôn kiểu biến hóa đầy mê hoặc với áo crochet

Muôn kiểu biến hóa đầy mê hoặc với áo crochet

Thời trang

15:12:35 08/04/2025
Một chiếc áo crochet dáng ôm màu pastel như hồng phấn hoặc xanh mint, phối cùng chân váy trắng kem, sẽ mang đến vẻ ngoài thanh thoát, lý tưởng cho những buổi trà chiều hay sự kiện nhẹ nhàng.
Top 5 bộ phim "nhãn đỏ" được đánh giá là kiệt tác của nhân loại thế kỷ 21

Top 5 bộ phim "nhãn đỏ" được đánh giá là kiệt tác của nhân loại thế kỷ 21

Phim âu mỹ

15:06:17 08/04/2025
Điện ảnh Hollywood trong thế kỷ 21 không chỉ là trung tâm của những bom tấn giải trí mà còn là nơi sản sinh ra những tác phẩm nghệ thuật vượt thời gian.
Nguyên nhân người đàn ông dùng súng khống chế đôi nam nữ ở Bình Dương

Nguyên nhân người đàn ông dùng súng khống chế đôi nam nữ ở Bình Dương

Pháp luật

14:59:54 08/04/2025
Quá trình lấy lời khai, Công an Bình Dương xác định, Lê Thành Vinh dùng súng khống chế đôi nam nữ trong phòng trọ xuất phát từ mâu thuẫn tình ái.
4 giây hé lộ SOOBIN chính là "nạn nhân" của thế hệ "cợt nhả" khi đu idol

4 giây hé lộ SOOBIN chính là "nạn nhân" của thế hệ "cợt nhả" khi đu idol

Nhạc việt

14:44:30 08/04/2025
Màn tương tác đầy hài hước giữa fan girl và thần tượng đã cho thấy thời fan e ấp, mộng mơ đã không còn, đây là một thế hệ GenZ cợt nhả không ngần ngại trêu chọc, tung hứng với thần tượng trước ống kính.
Một loài khác ở Congo phát triển thứ 'chỉ loài người mới có'?

Một loài khác ở Congo phát triển thứ 'chỉ loài người mới có'?

Lạ vui

14:12:49 08/04/2025
Tại một khu bảo tồn ở Cộng hòa Dân chủ Congo, một loài họ hàng hiện đại của loài người đã cho thấy dấu hiệu của giao tiếp phức tạp.