Tâm huyết, sáng tạo vì đàn em thân yêu
Đang là giáo viên đứng lớp giảng dạy, cô Tạ Thị Vân Anh được phân công làm giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường tiểu học Cao Bá Quát (TT.Trảng Bom, H.Trảng Bom).
Cô Tạ Thị Vân Anh (trái) giới thiệu về dàn trống Đội được cô tham mưu bổ sung hằng năm tạo điều kiện để các đội viên thiếu nhi học đánh trống Đội. Ảnh: N.Sơn
Làm giáo viên Tổng phụ trách Đội là nhiệm vụ mới, nhưng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, cô Vân Anh đã không ngừng tự học, tự mày mò, nghiên cứu, tổ chức được nhiều hoạt động cho các em đội viên, thiếu nhi vui chơi, rèn luyện sau giờ học.
*Đi lên từ con số không
Cô Vân Anh chia sẻ, cô tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục tiểu học Trường cao đẳng Sư phạm Đồng Nai (nay là Trường đại học Đồng Nai). Năm 1997, cô về công tác tại Trường tiểu học Cao Bá Quát với nhiệm vụ làm giáo viên giảng dạy. Sau khoảng 2 năm đứng lớp, Trường tiểu học Cao Bá Quát thành lập Liên đội nên cô được phân công làm Tổng phụ trách Đội. Mặc dù chưa từng nghĩ sẽ làm nhiệm vụ này thế nhưng khi được Ban giám hiệu nhà trường phân công, cô coi là “nghề chọn người”.
Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và quan trọng hơn là đem lại cho các em học sinh ở ngôi trường non trẻ này những hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện sau những giờ học căng thẳng, giáo viên Tổng phụ trách Đội không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phải thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu và thực hiện tốt các điều lệ, nghi thức cũng như kỹ năng của Đội để hướng dẫn cho các em đội viên, thiếu nhi. Vì vậy, thời gian đầu, ngoài việc tự trau dồi để nắm vững kiến thức, cô Vân Anh còn tự tập luyện các nghi thức Đội, các kỹ năng công tác Đội như: truyền tin, nút dây, quản trò, tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoài giờ… để hướng dẫn đội viên, thiếu nhi.
Với những nỗ lực của cô Vân Anh, sự quan tâm, tạo điều kiện của tập thể nhà trường, tích cực tham gia của đội viên thiếu nhi, Liên đội Trường tiểu học Cao Bá Quát nhiều năm là liên đội mạnh cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, cô Vân Anh bám sát kế hoạch hoạt động và định hướng của hội đồng Đội cấp trên triển khai các hoạt động tại Liên đội. Đáng chú ý, trên cơ sở các định hướng của hội đồng Đội cấp trên và tình hình thực tế của trường, nhu cầu của học sinh, cô đã đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động, triển khai nhiều mô hình, hoạt động, thu hút đông đảo đội viên, thiếu nhi tham gia cũng như nhận được sự quan tâm ủng hộ cả về mặt vật chất, tinh thần.
Sau 1 năm làm giáo viên Tổng phụ trách Đội, cô đã lựa chọn đội viên thiếu nhi, tổ chức tập luyện và tham gia cuộc thi nghi thức Đội giỏi do Hội đồng Đội H.Trảng Bom tổ chức. Với sự nỗ lực của cả cô và trò, lần đầu tiên tham gia hội thi, Liên đội Trường tiểu học Cao Bá Quát đoạt giải nhất. Từ đó đến nay, hầu như năm nào Liên đội của trường cũng đoạt giải cao tại cuộc thi nghi thức Đội cấp huyện.
“Chính sự tham gia tích cực của đội viên, thiếu nhi trong các hoạt động, sự ủng hộ của Ban giám hiệu, đội ngũ thầy cô giáo, các bậc phụ huynh; những nụ cười của các em khi tham gia các hoạt động, khi nhận giải thưởng tại các cuộc thi… đã tạo động lực để tôi tiếp tục gắn bó, cống hiến với nghề” – cô Vân Anh bộc bạch.
Video đang HOT
* Đổi mới, sáng tạo trong hoạt động Đội
Không chỉ nỗ lực để bắt nhịp với công việc mà cô Vân Anh còn mày mò, nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tại Liên đội. Trong đó, nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách sao nhi đồng (phụ trách sao nhi đồng là đội viên được chi đội, liên đội phân công hướng dẫn nhi đồng sinh hoạt) theo hướng phát huy vai trò tự chủ, tự quản của đội ngũ phụ trách sao nhi đồng.
Theo đó, trên cơ sở định hướng của giáo viên Tổng phụ trách Đội, các phụ trách sao nhi đồng sẽ tự chọn lựa, tổ chức hoạt động bồi dưỡng sao nhi đồng. Trong cuộc thi phụ trách sao giỏi, ngoài kiến thức chung, cô Vân Anh còn cho các sao nhi đồng tự sáng tạo các bài múa tập thể hoặc các trò chơi tập thể… Song song đó là nâng cao chất lượng sinh hoạt bằng cách hướng dẫn các phụ trách sao nhi đồng đa dạng các nội dung, hình thức sinh hoạt nhằm thu hút các bạn đội viên tham gia.
Để góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, từ nhiều năm nay, cô Vân Anh đã đưa các trò chơi dân gian (ô ăn quan, nhảy lò cò (cò chẹp), nhảy dây thun…) vào trường học bằng cách bố trí các khu vực, trang bị vật dụng và hướng dẫn đội viên thiếu nhi tham gia các trò chơi vào giờ ra chơi. Đồng thời, cô triển khai cho các chi đội xây dựng tủ sách măng non để đáp ứng nhu cầu đọc sách của đội viên, thiếu nhi ngoài giờ học; duy trì được hoạt động của các CLB aerobic, tiếng Anh, võ thuật, tin học, bóng đá…
Cùng với việc đổi mới các hoạt động, tại Liên đội Trường tiểu học Cao Bá Quát đã và đang duy trì nhiều mô hình hoạt động thiết thực với đội viên thiếu nhi. Từ năm học 2014-2015, cô Vân Anh đã tham mưu Ban giám hiệu nhà trường xây dựng Quỹ Vì bạn nghèo bằng cách phát động học sinh trích tiền tiêu vặt bỏ vào heo đất của Liên đội vào sáng thứ hai hằng tuần. Số tiền thu được sẽ dành tặng quà tết cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong Liên đội (trị giá 1 triệu đồng/suất).
Cũng từ năm học 2015-2016, cô Vân Anh đã phát động các em đội viên thiếu nhi đóng góp các loại cây thuốc nam mà gia đình hoặc người thân có. Từ đó, xây dựng thành công Vườn thuốc nam của em để vừa bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, vừa giúp các em hiểu thêm giá trị của các loại cây thuốc nam trong đời sống. Đồng thời, để tạo không khí thi đua trong toàn Liên đội, cô đã phát động mỗi khối lớp tự sáng tạo bài múa sân trường; tổ chức thi với nhau để lựa chọn bài múa xuất sắc nhất triển khai cho toàn Liên đội tập và múa trước mỗi buổi học hoặc giờ ra chơi…
Nga Sơn
Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Đội H.Trảng Bom PHẠM THỊ THANH THANH: Tổng phụ trách tận tâm với nghề
Cô Tạ Thị Vân Anh là một trong những giáo viên Tổng phụ trách Đội kỳ cựu của H.Trảng Bom. Đã 23 năm làm giáo viên Tổng phụ trách Đội nhưng cô vẫn luôn giữ được “ngọn lửa” nghề, luôn năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tâm với công việc. Bản thân cô luôn tìm tòi, học hỏi, cập nhật những thông tin, mô hình mới để làm mới các hoạt động tại liên đội với mong muốn có thể đem lại cho đội viên, thiếu nhi các hoạt động hấp dẫn.
Em PHẠM HÀ ANH, lớp 5A Trường tiểu học Cao Bá Quát: “Truyền lửa” đam mê phong trào Đội
Đầu năm học lớp 4, em đã mạnh dạn gặp cô giáo Tổng phụ trách để xin tham gia đội trống. Từ đó, cô luôn tận tình chỉ bảo cho em từng chút một. Đến nay, sau hơn 1 năm học đánh trống, em đã có thể tham gia cùng đội đánh trọn vẹn một số bài trống. Không chỉ tham gia đội trống, ở trường cô còn tổ chức rất nhiều hoạt động giúp học sinh giải trí sau giờ học, để mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui.
Hết lo thiếu GV nghệ thuật, trường lại băn khoăn GV Ngoại ngữ 2, Tiếng dân tộc
Đối với môn Ngoại ngữ 2 và Tiếng dân tộc thì giáo viên giảng dạy vẫn còn nhiều hạn chế.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai sẽ bắt đầu thực hiện ở bậc Trung học phổ thông từ năm học 2022 - 2023 đối với học sinh lớp 10 và áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo đối với học sinh lớp 11, 12.
Việc áp dụng chương trình mới này hiện nay đang có nhiều ý kiến trái chiều. Một mặt, chương trình nhận được sự kỳ vọng vì nó là chương trình cải cách có nhiều điểm tiến bộ, thúc đẩy sự chủ động, sáng tạo, giúp phát triển tối đa tiềm năng của mỗi học sinh và giúp cho nền giáo dục nước ta được tiếp cận, dần hòa nhập với nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, chương trình này cũng nhận về khá nhiều băn khoăn vì lo ngại nguy cơ "vỡ trận" do thiếu giáo viên giảng dạy.
Trước những băn khoăn đó, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ghi nhận ý kiến của một số hiệu trưởng trường trung học phổ thông để nắm bắt tình hình chuẩn bị trước khi áp dụng chương trình mới từ năm 2022 - 2023 này.
Thầy Nguyễn Văn Thương - Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Phú Cường (tỉnh Hòa Bình) chia sẻ: "Ngay khi nắm được thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình nói chung và trường Trung học phổ thông Phú Cường nói riêng đã phối hợp để triển khai thông tin này rộng rãi và nhận được sự đồng thuận của các trường, cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh".
Chung với đó, trường trung học phổ thông Thảo Nguyên (Mộc Châu, Sơn La) cũng đã có những sự chuẩn bị ban đầu. Theo nhận định của cô Nguyễn Thị Thư - Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, chương trình này đòi hỏi rất cao về yếu tố con người (bao gồm cả học sinh và thầy cô). Với những trường có nhiều học sinh, nhiều lớp thì yếu tố này càng cần phải chú trọng.
Ảnh minh họa: T.L
Nhìn chung, các trường cũng đều nắm bắt được thông tin và có sự triển khai bước đầu cho chương trình mới này. Qua tìm hiểu, một số cách thức mà các trường đang triển khai là tích cực tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, triển khai giáo dục STEM (là cách tổ chức chương trình giảng dạy thực tế, trong đó có tích hợp SCIENCE - khoa học, TECHNOLOGY - công nghệ, ENGINEERING - kỹ thuật và MATCH - toán học) và tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục STEM các môn học nhằm tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, rèn luyện tư duy đa chiều, giúp học sinh đi đến gốc rễ của và đề và ứng dụng được vào trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, các trường cũng nhấn mạnh về việc kết hợp giữa giáo dục lý thuyết với tiến hành tổ chức các chương trình trải nghiệm.
Kế hoạch triển khai là vậy, nhưng để bắt đầu thực hiện Chương trình giáo dục mới bước đầu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, những trường trung học phổ thông mà phóng viên liên hệ cũng không ngoại lệ.
Theo chia sẻ của các thầy cô, trước hết là việc thiếu giáo viên giảng dạy, nhất là ở các trường miền núi, vùng khó khăn thì vấn đề này lại càng đáng lo ngại. Ở thời điểm hiện tại, trong chương trình học của bậc trung học phổ thông không có môn Âm nhạc, Mỹ thuật kéo theo việc chưa có giáo viên giảng dạy các môn này. Còn đối với môn Ngoại ngữ 2 và Tiếng dân tộc thì giáo viên giảng dạy vẫn còn nhiều hạn chế.
Thêm vào đó, trong trường hợp nếu học sinh nghiêng về học nhiều một số môn nhất định, sẽ dẫn tới tình trạng có môn thì thiếu, nhưng cũng có môn thì thừa giáo viên. Vậy cách giải quyết đối với giáo viên thừa đó sẽ như thế nào?
Theo thầy Nguyễn Văn Thương: "Hiện nay, trường tôi vẫn đang tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình xây dựng phương án để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ví dụ với một số môn như Mỹ thuật, Âm nhạc chưa có giáo viên thì nhà trường cũng đã tính đến phương án hướng cho học sinh lựa chọn một số môn khác như Tin học, Công nghệ. Tuy nhiên đó chỉ là phương án tạm thời".
Còn phương án của trường trung học phổ thông Thảo Nguyên (tỉnh Sơn La) là: "Nhà trường đưa ra kế hoạch về việc thuê giáo viên hợp đồng giảng dạy đối với một số môn học mới. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang sắp xếp để đưa ra phương án dự phòng khác. Trong trường hợp một số bộ môn dư thừa giáo viên, có thể điều động để chuyển những giáo viên đó sang phụ trách công tác Đoàn - Đội, chủ nhiệm hoặc hướng dẫn thực nghiệm cho học sinh...".
Thừa giáo viên thì có thể được điều động sang các lĩnh vực khác, nhưng thiếu giáo viên thì hiện tại vẫn là một bài toán khó. Theo quan điểm của Giáo sư Phạm Tất Dong - nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội khuyến học Việt Nam:
"Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, trong đó nhấn mạnh việc " Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài" - đây được coi là nhiệm vụ chiến lược để tạo động lực đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tiếp theo.
Trong đó, phương tiện không thể thiếu để thực hiện nhiệm vụ này là đội ngũ cán bộ giáo viên. Nếu khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới mà thiếu đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học thì sẽ không đáp ứng được hết nhu cầu học tập đầy đủ của học sinh. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải căn cứ vào tình hình thực tế để đưa những phương án cụ thể, bàn bạc với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, rồi trình lên Chính phủ để tuyển thêm đủ số lượng giáo viên, chuẩn bị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới này".
Khó khăn không chỉ nằm ở đội ngũ giáo viên mà Chương trình mới này triển khai đầu tiên ở các em học sinh lớp 10 - khối lớp đầu cấp trong khi nhiều em có thể chưa xác định được cụ thể tương lai, nghề nghiệp của mình. Vì thế, các trường chắc chắn cũng phải có những tư vấn cụ thể đối với học sinh.
Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Thảo Nguyên chia sẻ: "Hiện nay, Nhà trường đang làm khá tốt trong việc định hướng, tư vấn cho học sinh. Thông thường, quy trình các em học sinh sẽ được giới thiệu chung về các khối ngành, kết hợp với đó là học sinh sẽ có các bài kiểm tra, đánh giá năng lực để thầy cô đưa ra những tư vấn cụ thể phù hợp với từng học sinh. Cần phải đưa ra nhận thức cho các em dù là ở Chương trình giáo dục cũ hay mới, thì môn học nào cũng quan trọng".
Nói như vậy để thấy dù đã có những chuẩn bị bước đầu, nhưng hiện nay vẫn còn đó nhiều của các trường Trung học phổ thông ở thời điểm hiện tại. Có thể thấy, các trường trung học phổ thông vẫn như đang "ngồi trên đống lửa" chờ đợi những sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khai mạc hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh Sáng 23-3, Sở GD-ĐT phối hợp với Tỉnh đoàn Đồng Nai tổ chức Khai mạc hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh năm học 2021-2022. Tham dự hội thi có 85 giáo viên Tổng phụ trách Đội tiêu biểu đại diện cho trên 500 Tổng phụ trách Đội trong toàn tỉnh. Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đỗ Huy...