Tạm đình chỉ một số cán bộ, công chức Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh
Liên quan vụ buôn lậu vừa bị Bộ Công an triệt phá, Cục Hải quan Quảng Ninh đã tạm đình chỉ một số cán bộ, công chức thuộc Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh.
Chiều 25/12, nguồn tin của PV VTC News cho biết, Cục Hải quan Quảng Ninh đã đình chỉ công tác một số cán bộ, công chức thuộc Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) liên quan đường dây buôn lậu do Đào Văn Chấp (tên gọi khác là Cường, SN 1969, thường trú tại phường Ka Long, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) cầm đầu.
Đồng thời, Cục Hải quan Quảng Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Cảnh sát kiểm tra kho hàng của đường dây buôn lậu do Đào Văn Chấp cầm đầu. (Ảnh: Tiền Phong)
Trước đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá thành công đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giớ. Đường dây này do Đào Văn Chấp cầm đầu.
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 22/12, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố 10 bị can về tội Buôn lậu theo quy định tại khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, ra Lệnh khám xét, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đào Văn Chấp.
Vợ và 2 con của Chấp cũng bị khởi tố gồm: Phạm Thị Hà (SN 1967, trú tại chung cư Time City, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội); Đào Tuấn Duy (SN 1992, cùng địa chỉ với bị can Hà); Đào Mạnh Đức (SN 1995, trú tại phường Ka Long, TP Móng Cái).
Ngoài vợ con Đào Văn Chấp, 6 bị can khác trong đường dây bị khởi tố cùng tội danh gồm: Vi Xuân Mạnh (SN 1993, trú tại xã Hải Tiến, TP Móng Cái); Dương Văn Tuấn (SN 1983, trú tại phường Ninh Dương, TP Móng Cái); Ngô Chí Tuệ (SN 1982, trú tại phường Hải Hòa, TP Móng Cái); Trần Văn Sỹ (SN 1983, trú tại xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh); Bùi Đình Thao (SN 1975, trú tại xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên); Phạm Văn Tú (SN 1982, trú tại xã Quảng Long, huyện Hải Hà).
Cần công khai danh tính người "mua" bằng tại trường Đại học Đông Đô
Cần xác minh danh tính hơn 600 người mua bằng (không đi học nhưng vẫn nhận bằng) tại ĐH Đông Đô là điều cần thiết để xem xét xử lý bằng các chế tài hành chính hoặc hình sự, đặc biệt là các đối tượng sử dụng bằng cấp giả để thăng quan tiến chức.
Liên quan vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô Hà Nội, vừa qua VKSND tối cao đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung. Đồng thời, đề nghị xử lý trách nhiệm đảng viên, công chức khi sử dụng bằng giả.
Video đang HOT
Theo nội dung quyết định, danh sách thu tại Đại học Đông Đô có 626 người được cấp văn bằng 2 tiếng Anh, trong đó Cơ quan An ninh điều tra đã làm rõ 193 trường hợp được cấp bằng không qua đào tạo. Tuy nhiên, kết luận điều tra mới chỉ nêu chung số liệu các trường hợp được cấp bằng không qua đào tạo từng lần cấp, chưa rõ danh sách được cấp bằng không qua đào tạo từng lần.
VKS yêu cầu đơn vị chủ quản xử lý trách nhiệm đảng viên, công chức, viên chức với 193 trường hợp được cấp bằng không đúng quy định. Cơ quan điều tra mới thu giữ 67 văn bằng gốc, nên VKS yêu cầu tiếp tục thu hồi 126 văn bằng còn lại. Đối với 60 trường hợp sử dụng bằng giả hiện mới xác định được 25 người (22 người rút hồ sơ dừng chương trình học, 3 trường hợp xin thôi học thạc sĩ, rút kết quả thi nâng ngạch Thanh tra viên).
35 trường hợp còn lại, VKS yêu cầu xác định rõ đã sử dụng bằng giả như thế nào; đề nghị cơ quan thẩm quyền xử lý hậu quả 60 trường hợp sử dụng bằng giả để thi tuyển công chức, bảo vệ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ.
"Đề nghị xử lý trách nhiệm đảng viên, công chức khi sử dụng bằng giả. Các đơn vị thực hiện và thông báo kết quả xử lý bằng văn bản trước khi kết thúc điều tra bổ sung", quyết định trả hồ sơ nêu rõ.
Về vấn đề này, trao đổi với Phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích:
Việc xem xét trách nhiệm của một số cán bộ, phòng ban có liên quan đến Bộ GD-ĐT trong việc cấp, giao chỉ tiêu, bán phôi bằng cho trường Đại học Đông Đô là cần thiết để đảm bảo công bằng trước pháp luật. Đây là một trong những nội dung mà viện VKSND Tối cao đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ một số vấn đề có liên quan trong vụ án giả mạo trong công tác xảy ra tại trường Đại học Đông Đô.
Kết quả điều tra cho thấy, Bộ GD-ĐT đã giao chỉ tiêu đào tạo văn bằng hai ngôn ngữ Anh cho trường Đại học Đông Đô trong nhiều năm và bán phôi bằng cho trường này để cấp cho các học viên văn bằng hai ngôn ngữ Anh. Nếu không có sự cho phép, quản lý, thậm chí có thể gọi là giúp sức của một số cán bộ , đơn vị có liên quan của Bộ GD-ĐT thì chắc chắn rằng sẽ không có đến hơn 3.000 người "sập bẫy" tham gia học văn bằng hai tiếng Anh của trường này, và cũng sẽ không có đến hơn 600 bằng giả được cấp ra từ đây.
Luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ về vụ việc.
Bởi vậy, việc VKSND Tối cao yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ vai trò, trách nhiệm của một số tổ chức, phòng ban, cá nhân có liên quan của BộGD-ĐT trong việc cấp phôi bằng, giao chỉ tiêu cho trường Đại học Đông Đô là có căn cứ, đúng pháp luật, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án một cách triệt để, công bằng.
Còn đối với các học viên và những bằng cấp đã được cấp ra từ trường này thì phải phân làm 2 nhóm.
Nhóm thứ nhất là 3.500 học viên đã tham gia theo học của cơ sở đào tạo này và đã nộp tiền với số tiền hơn 24 tỉ đồng. Trường Đại học Đông Đô đã ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo. Trong đó, có 12 cơ sở đã tuyển sinh được hơn 3.500 học viên, thu về số tiền hơn 24,2 tỉ đồng.
Việc hàng ngàn học viên đăng ký thi tuyển sinh và tham gia theo học, nộp tiền cho trường này bởi những thông tin gian dối về việc được phép đào tạo, tuyển sinh trái phép của trường này trên cổng thông tin điện tử của trường và các thông tin từ Bộ GD-ĐT.
Bị can Dương Văn Hòa (Hiệu trưởng ĐH Đông Đô), Trần Ngọc Quang và Trần Thị Thùy bị khơi tố, trong đó bắt tạm giam Hòa và Quang.
Những học viên này hoàn toàn không có lỗi, họ không hề biết trường này không được phép đào tạo nên đã đăng ký theo học và nộp tiền. Đây đều là những người bị hại, bị các đối tượng gian dối để chiếm đoạt tài sản. Với nhóm học viên này và với hành vi của các đối tượng, cơ quan điều tra cần phải xem xét làm rõ và có thể xử lý thêm các đối tượng đã gian dối chiếm đoạt tiền của các học viên về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Với tất cả những người biết là trường này không được phép đào tạo nhưng vẫn đưa ra thông tin gian dối nhằm chiếm đoạt tiền của học viên thì đây là đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, những học viên được xác định là những người bị hại.
Trong số 3.500 người này có 23 người đã tham gia học thật thi thật và đã được cấp bằng cử nhân văn bằng hai ngôn ngữ Anh. Những người này hoàn toàn không biết trường này không được phép đào tạo văn bằng hai tiếng Anh. Với những bằng cấp này thì có thể xem xét công nhận hoặc có những giải pháp bổ sung để ghi nhận năng lực trình độ của những người này. Bản thân họ là những người học thật, thi thật nên cần phải được xem xét để đảm bảo quyền lợi.
Văn bằng cử nhân tiếng Anh ĐH Đông Đô cấp cho học viên.
Còn đối với hơn 600 người không tham gia học tập, chỉ bỏ tiền ra để hợp thức hóa bài thi và nhận bằng thì đây là những bằng giả. Mặc dù những tấm bằng đó là phôi thật, chữ ký thật, con dấu thật nhưng bằng cấp này không ghi nhận đúng trình độ năng lực của học viên nên về mặt nội dung thì bằng này là giả.
Trường hợp nhận thức được là bằng giả nhưng vẫn sử dụng vào các mục đích trái pháp luật thì có thể bị xem xét xử lý hình sự về tội sử dụng tài , con dấu giả của cơ quan tổ chức.
Vấn đề này, cơ quan điều tra cần chứng minh bằng chứng cứ trên cơ sở lý luận về luật hình sự. Trong trường hợp chứng minh được có hành vi sử dụng tài liệu con dấu giả đến mức phải xử lý hình sự thì có thể xem xét xử lý hình sự đối với những người này.
Còn trường hợp cơ quan điều tra không chứng minh được hành vi sử dụng tài liệu con dấu giả đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng sẽ đề nghị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật và thu hồi, hủy bỏ những tấm bằng cấp trái pháp luật này.
Cựu Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô - bị can Dương Văn Hoà. Ảnh: LĐO
Bởi vậy, việc xác minh danh tính hơn 600 người không đi học nhưng vẫn nhận bằng là điều cần thiết để xem xét xử lý bằng các chế tài hành chính hoặc hình sự. Việc công khai thông tin của những người đã nhận bằng mà không qua đào tạo này đến với các cơ quan, tổ chức, Nhà nước là cần thiết, nhằm tránh việc các đối tượng sử dụng bằng cấp giả thăng quan tiến chức.
Việc cơ quan tố tụng thông báo đến các cơ sở giáo dục, các cơ quan Nhà nước về việc những bằng cấp cấp không đúng quy định của trường Đại học Đông Đô là điều phải làm. Tuy nhiên, nếu công khai thông tin danh tính của những người đã bỏ tiền ra để có tấm bằng này trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cần phải cân nhắc mức độ cần thiết hay không, để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền nhân thân và quyền hình ảnh.
Cơ quan ANĐT Bộ Công an đang truy nã Trần Khắc Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Viện trưởng Viện đào tạo liên tục ĐH Đông Đô.
Với những người phạm tội trong các vụ án hình sự mà hành vi của họ có thể ảnh hưởng đến an ninh Quốc gia, trật tự an toàn xã hội, việc công bố thông tin công khai thông tin hình ảnh của họ sẽ giảm thiểu những thiệt hại cho xã hội thì việc công bố là nên và được phép.
Đối với những trường hợp còn lại và những hành vi ở mức độ chỉ xử phạt hành chính hoặc kỷ luật thì chưa có quy định cụ thể cho phép cơ quan chức năng được công khai danh tính của họ. Bởi, vấn đề làm rõ ai vi phạm và áp dụng mức xử lý đến đâu là cần thiết, tuy nhiên, việc công khai danh tính thì phải cân nhắc trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Khởi tố nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa Liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai ở huyện Đông Hòa - nay là thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; đến nay đã có 9 cán bộ, công chức, viên chức vào vòng tố tụng hình sự Nguồn tin từ Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế - chức vụ Công an tỉnh Phú Yên ngày...