Tám đặc điểm của nền giáo dục Nhật Bản
Ngoài 6-8 tiếng học ở trường phổ thông, trẻ em Nhật Bản còn học thêm vào buổi tối, chủ nhật, ngày lễ ở các trường luyện thi Juku.
1. Học thêm rất phổ biến
Sau khi vào cấp một, học sinh Nhật Bản sẽ tham gia những khóa học bổ túc, học tăng cường nhằm chuẩn bị kiến thức tốt nhất để vào trường cấp hai chất lượng, sau đó là trường cấp ba danh giá.
Các lớp học thêm được tổ chức vào buổi tối và các chủ nhật, ngày lễ. Vì trung bình một ngày học tại trường kéo dài 6-8 giờ nên các em phải tích cực học thêm vào thời gian rảnh. Hình ảnh phổ biến vào 9h tối tại Nhật Bản là đường sá đầy những đứa trẻ vội vã trở về nhà sau giờ học thêm.
2. Trường luyện thi Juku
Juku (hay còn gọi là trường luyện thi) là hiện tượng phổ biến tại Nhật Bản với số lượng học viên hầu hết đến từ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. Ở Nhật Bản, các trường juku được coi là phần bổ sung cho trường học phổ thông. Các lớp học juku thường được tổ chức từ ba đến bốn lần một tuần.
Có hai dạng trường Juku. Thứ nhất là trường học thuật. Đây là nơi giáo viên sẽ ôn luyện cho học viên tất cả kiến thức được dạy ở trường phổ thông hoặc cung cấp tài liệu mà học viên không được học ở trường phổ thông.
Thứ hai là trường phi học thuật, nơi giáo viên thúc đẩy học viên bộc lộ, phát triển các tài năng. Ở đây, học viên có thể lựa chọn chương trình học dựa theo khả năng hoặc sở thích cá nhân bao gồm Nghệ thuật cắm hoa Ikebana, Judo, trà đạo, biểu diễn sân khấu, ca hát và các trò chơi cờ bàn.
3. Các môn học chính
Trong chương trình đào tạo phổ thông tại Nhật Bản, các môn học được coi là môn chính bao gồm: Toán, tiếng Nhật, Khoa học xã hội, Thủ công, Âm nhạc và Giáo dục thể chất. Hiện tại hầu hết trường tiểu học Nhật Bản giảng dạy môn tiếng Anh. Những môn học phụ là Sống khỏe, Khoa học máy tính, Mỹ thuật, Kinh tế gia đình và Nghệ thuật truyền thống như học thơ haiku, luyện thư pháp.
Video đang HOT
Học sinh tiểu học Nhật Bản. Ảnh: Reuters
4. Quy tắc học đường
Nhật Bản nổi tiếng với những quy định học đường nghiêm ngặt. Tất cả học sinh chỉ được phép để màu tóc tự nhiên, không được nhuộm. Ở nhiều trường công lập và tư thục, nam sinh không được phép để tóc dài, phải cắt tóc ngắn, gọn gàng.
Các quy tắc cho nữ sinh nhiều hơn, bao gồm: không làm tóc xoăn, không dùng mỹ phẩm, sơn móng tay, đồ trang sức (ngoại trừ đồng hồ). Học sinh chỉ được đi tất màu trắng, đen hoặc xanh đen.
Nếu làm sai quy định, học sinh sẽ bị phạt bằng nhiều hình thức nhưng đều rất nghiêm khắc. Ví dụ, nếu đi tất màu nâu, học sinh sẽ bị tịch thu tất.
5. Cấm sử dụng điện thoại
Tại trường học Nhật Bản, học sinh không được phép sử dụng điện thoại di động. Các em có thể dùng điện thoại ở bãi đỗ xe trước khi vào trường, giữa các giờ học hoặc sau khi học. Nếu phát hiện học sinh sử dụng điện thoại vào thời gian hoặc tại khu vực không được phép, giáo viên có quyền tịch thu.
6. Không có xe đưa đón học sinh
Học sinh Mỹ và các nước phương Tây có thể đã quen với xe bus đưa đón học sinh nhưng học sinh Nhật Bản không sử dụng phương tiện giao thông này. Các em thường đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ngầm. Để an toàn, học sinh Nhật Bản thường đi thành từng nhóm nhỏ.
7. Giờ giới nghiêm
Học sinh dưới 18 tuổi tại Nhật Bản phải tuân thủ giờ giới nghiêm vào lúc 10h tối. Tại các thành phố sẽ có những quy định khác nhau về hoạt động bị cấm thực hiện. Tuy nhiên, nhìn chung các em dưới 18 tuổi sẽ không được phép đến rạp chiếu phim hoặc đánh bạc sau 10h tối.
Trước khi du học, ứng viên cần chuẩn bị đủ tiền chi trả quãng thời gian học tập vì sẽ không hiệu quả nếu vừa học vừa làm cùng lúc để trang trải chi phí. Tại Nhật Bản, học bổng du học miễn phí rất hiếm. Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng việc học từ đại học lên thạc sĩ vì tại quốc gia này, có rất ít cơ hội chuyển từ trường đại học này sang trường đại học khác.
Hồ sơ tuyển sinh vào các trường đại học Nhật Bản sẽ có quy định khác nhau nhưng nhìn chung bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau: hộ chiếu còn hiệu lực, bài luận, bằng tốt nghiệp THPT hoặc đại học (đối với ứng viên học cao học), thư giới thiệu của cá nhân, tổ chức tại quê nhà, giấy chứng nhận không mắc bệnh nguy hiểm (như HIV/AIDS, bệnh lao), bản sao hộ chiếu, thư tài trợ hoặc sao kê ngân hàng.
Ngoài ra, ứng viên người nước ngoài muốn du học Nhật Bản cần trải qua kỳ thi EJU (kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật và trình độ của du học sinh nước ngoài) bao gồm các môn thi như tiếng Nhật, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Toán học.
Tú Anh
Theo Facts Legend/VNE
Hà Nội tạo mọi điều kiện để giáo viên được tiếp cận SGK mới
Để chuẩn bị cho chương trình và SGK mới, cũng để chuẩn bị cho giáo viên có thể tiếp cận được với đầy đủ các bộ sách, nhằm đưa ra lựa chọn về bộ sách nào sẽ được sử dụng trong năm học 2020-2021 đối với học sinh lớp 1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu bộ SGK lớp 1 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho gần 7.000 giáo viên toàn TP.
Có 5 bộ sách được giới thiệu đến các giáo viên của Hà Nội. Các bộ sách đều được biên soạn theo hướng cụ thể hóa yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, giúp học sinh tự học và hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy.
Bốn bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam được giới thiệu lần này gồm các môn: Tiếng Việt, Toán, Khoa học tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Đạo đức, Mỹ thuật. Các bộ sách có tên: Kết nối tri thức với cuộc sống; Cùng học để phát triển năng lực; Chân trời sáng tạo và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
PGS.TS Mai Sỹ Tuấn cho biết: SGK mới mang tính kế thừa SGK hiện hành, nhưng thay đổi cấu trúc của bài học nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Bên cạnh kênh chữ, sách mới chú trọng kênh hình, có thêm nhiều bức tranh "biết nói", từ đó, giúp học sinh định hướng suy nghĩ, hành vi chứ không theo kiểu truyền dạy áp đặt.
Ảnh tư liệu
Trên thực tế, để đóng góp ý kiến vào việc chọn SGK mới, các giáo viên phải được làm quen với tất cả các bộ sách, vì thế, nhiều giáo viên cho rằng, họ cần được sớm tiếp cận SGK mới càng sớm càng tốt, quá trình chuẩn bị này phải chủ động trước khi Thông tư về hướng dẫn chọn SGK chính thức được ban hành, bởi thời gian nếu tính từ khi Thông tư dự kiến ban hành là tháng 2-2020, mà trước tháng 4-2020 các Hội đồng chọn sách phải công bố kết quả là tương đối gấp gáp.
Cũng có giáo viên, đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội cần kết nối với các NXB để đưa các bộ SGK và tài liệu giới thiệu về bộ SGK lên một trang web để đông đảo giáo viên, phụ huynh cùng được tiếp cận, có ý kiến làm cơ sở cho Hội đồng chọn SGK các trường lựa chọn.
Ông Chử Xuân Dũng- GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, Hà Nội đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021. Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tham mưu UBND TP Hà Nội thành lập Hội đồng lựa chọn SGK; xây dựng tiêu chí lựa chọn SGK; cung cấp SGK đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt cho cơ sở giáo dục phổ thông và hội đồng lựa chọn SGK để nghiên cứu lựa chọn.
Sau hội nghị giới thiệu sách, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tập hợp đầy đủ thông tin cơ bản của 5 bộ SGK lớp 1 mới, gửi về 30 Phòng GD&ĐT để các đơn vị triển khai tới các nhà trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà trường, giáo viên tiếp cận nhiều hơn với SGK mới.
Bên cạnh đó, ban soạn thảo của các bộ sách đều cho rằng, giáo viên sẽ có những tài liệu hỗ trợ. Theo PGS.TS Phan Doãn Thoại, Ban soạn thảo đã triển khai xây dựng một hệ thống phần mềm kèm theo học liệu điện tử giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập theo bộ SGK "Cùng học để phát triển năng lực". Trong giai đoạn đầu, mỗi môn học có 3 học liệu điện tử kèm theo: Các bài giảng điện tử dành cho giáo viên; Sách mềm - Sách bài tập có tương tác; Sách mềm- Kiểm tra, đánh giá nhanh (đi kèm SGK).
Hệ thống học liệu điện tử cũng bổ sung nhiều chất liệu, bám sát theo nội dung SGK - những nội dung mà khuôn khổ sách và phương tiện giấy không truyền tải được, đảm bảo đủ học liệu cho giáo viên và học sinh khai thác sử dụng bằng phương pháp kết hợp cả nội dung chính thống (sách) và nội dung do người dùng đóng góp dưới sự kiểm duyệt chặt về chất lượng.
T.Fan
Theo PLXH
Môn Âm nhạc trong chương trình mới: Chấm dứt tâm lý môn phụ, dạy đối phó Dạy học âm nhạc theo sách giáo khoa (SGK) trong Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới có gì khác biệt so với CTGDPT hiện hành? Âm nhạc đóng vai trò ra sao trong việc giáo dục toàn diện tri thức, tâm hồn học sinh? Đó là những vấn đề được không ít phụ huynh học sinh và xã hội quan tâm....