Tầm cao của đối tác chiến lược
Chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của Tổng thống Nga V. Putin sau hai chuyến thăm trước diễn ra vào tháng 3-2001 và tháng 11-2006 đang mở ra cơ hội lớn cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga.
Liên doanh Vietsovpetro là một trong những biểu tượng của quan hệ hiệu quả Việt – Nga
Trong các mối quan hệ quốc tế thời hiện đại, hiếm có mối quan hệ nào có chiều dài bền bỉ, chứa đựng tình cảm thủy chung, chân thành như quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và LB Nga ngày nay. Thế giới luôn đầy rẫy những biến động nhưng có một điều không bao giờ thay đổi trong quan hệ Việt – Nga là sự tôn trọng, tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau, là sự giúp đỡ vô tư không hề vụ lợi và không khi nào phản bội.
Chính vì thế mà lịch sử hơn 60 năm của tình hữu nghị Việt – Nga, mối quan hệ được xây đắp bởi công sức, mồ hôi, nước mắt và cả bằng máu của bao thế hệ người dân hai nước, được ghi bằng dấu ấn của những công trình đã trở thành biểu tượng như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, cầu Thăng Long, dàn khoan dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro.
Video đang HOT
Cũng cần nói tới tiềm năng hiếm có trong quan hệ Việt – Nga, đó là hàng trăm nghìn người Việt Nam đã, đang sinh sống, học tập ở LB Nga và hàng nghìn cựu chiến binh Xô viết từng giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh và người Nga đang sinh sống ở Việt Nam. Đó là những cầu nối thúc đẩy sự xích lại gần nhau về tinh thần giữa hai dân tộc, tạo dựng cơ hội cho mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa, thể thao…
Ngày nay, quan hệ Việt – Nga đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện, mở ra những tiềm năng to lớn để đưa hợp tác song phương phát triển cả về chiều sâu và bề rộng. Tính chiến lược của mối quan hệ đó được thể hiện ở những lĩnh vực hợp tác có tầm chiến lược với hai nước. Trước hết là năng lượng và dầu khí, lĩnh vực hợp tác truyền thống và hiệu quả, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách hai nước. Từ những dự án, công trình đầu tiên như Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, Nhà máy thủy điện Hòa Bình, hợp tác Việt – Nga trong các lĩnh vực này đã mở sang những liên doanh mới như Vietgazprom, Gazpromviet, Rusvietpetro, những dự án mới như Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1…
Chưa dừng ở đó, trong chuyến thăm lần này của Tổng thống V. Putin, hợp tác Việt – Nga sẽ mở sang một lĩnh vực chiến lược hoàn toàn mới mẻ với Việt Nam là ngành công nghiệp nguyên tử. Hai bên sẽ trao đổi về việc Tập đoàn Rosatom của Nga dự định xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận. Theo dự kiến, hai tổ máy năng lượng của nhà máy này sẽ được khởi động lần lượt vào năm 2023 và 2024. Hai bên cũng đang thảo luận kế hoạch hợp tác xây dựng Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân.
Liên quan đến hợp tác quốc phòng và an ninh, lĩnh vực được coi là “một trong những trụ cột” trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga, đây là một trong những minh chứng cho sự tin cậy ở cấp độ đặc biệt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Những vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại do Nga sản xuất như máy bay Su 30 MK2, hệ thống tên lửa S-300, tàu ngầm Kilo… đang góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tổng thống V.Putin là người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, người đã có nhiều đóng góp vun đắp và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – LB Nga. Hàng loạt những vấn đề được thảo luận trong chuyến thăm lần này của Tổng thống V. Putin, đặc biệt là việc triển khai các dự án chiến lược trong các lĩnh vực đầu tư, dầu khí, điện hạt nhân; hợp tác quốc phòng – an ninh chắc chắn sẽ đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Theo ANTD
Anh mời Trung Quốc đầu tư vào các dự án hạt nhân
Ngày 17-10, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cho biết, Anh sẽ cho phép các công ty Trung Quốc đầu tư và nắm cổ phần lớn trong các dự án điện hạt nhân tại nước này.
Trong chuyến thăm đến nhà máy điện nguyên tử Taishan ở miền nam Trung Quốc, ông Osborne cho biết, 2 nước đã ký kết một biên bản ghi nhớ về hợp tác hạt nhân dân sự, trong đó có cả vai trò của các công ty Anh trong lĩnh vực hạt nhân tại Trung Quốc.
Ông Osborne cho biết trong một tuyên bố rằng, cổ phần ban đầu của Trung Quốc trong các nhà máy điện hạt nhân ở Anh có thể sẽ chiếm số ít, nhưng theo thời gian, cổ phần trong nhà máy điện hạt nhân mới sau đó do Trung Quốc nắm giữ có thể sẽ chiếm đa số.
Thông báo này được công bố sau khi hồi đầu tuần chính phủ Anh cho biết, họ chuẩn bị đạt được thỏa thuận với tập đoàn năng lượng EDF của Pháp, về việc xây dựng một nhà máy năng lượng hạt nhân mới đầu tiên của Anh tại Hinkley Point ở Somerset kể từ năm 1995, dự án mà Tập đoàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGNPG) cũng có kế hoạch tham gia.
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne
Nhà máy điện nguyên tử Taishan chính là sản phẩm hợp tác giữa CGNPG với tập đoàn năng lượng EDF của Pháp.
Hiệp định hạt nhân dân sự đầu tiên giữa hai nước này đã được ký kết hôm thứ ba tại một cuộc đối thoại kinh tế Trung Quốc - Anh ở Bắc Kinh.
Theo Bộ Tài chính Anh, bản ghi nhớ thiết lập một khuôn khổ chiến lược cho 2 bên hợp tác về "đầu tư, công nghệ, xây dựng và trao đổi chuyên môn".
Bản ghi nhớ này cũng đảm bảo rằng các công ty của Anh bao gồm Rolls Royce, Tập đoàn hạt nhân quốc tế (INS) và các doanh nghiệp cơ khí như Mott CacDonald có thể tham gia vào chương trình hạt nhân của Trung Quốc.
Theo ANTD
Lò phản ứng hạt nhân của Rumani bất ngờ ngừng hoạt động Hãng tin RL của Rumani cho biết một trong hai lò phản ứng hạt nhân thuộc nhà máy điện nguyên tử Cernavoda đã tự động ngừng hoạt động bởi hệ thống khẩn cấp. Nhà máy điện hạt nhân Cernavoda là nhà máy điện hạt nhân duy nhất ở Rumani cung cấp 18% lượng điện tiêu thụ ở nước này Vụ việc xảy ra...