Tám bước để trở thành du học sinh Đức
Bước đầu tiên là chọn trường và ngành học, sau đó tìm hiểu yêu cầu nộp hồ sơ rồi lên kế hoạch học tiếng Đức.
Nếu bạn đang tự hỏi về những việc cần làm để trở thành du học sinh Đức, trang Studying in Germany đã đơn giản hóa quá trình này thành 8 bước chính sinh viên quốc tế cần trải qua.
1. Tìm chương trình học
Tìm một trường đại học, chọn một chương trình phù hợp với sở thích và khả năng là bước đầu tiên trong kế hoạch học tập tại Đức. Bạn cần nghiên cứu bước này ít nhất 3 tháng trước khi đưa ra quyết định.
Có rất nhiều trường đại học và chương trình chất lượng để lựa chọn, dù bạn muốn theo đuổi lĩnh vực nào. Tuy nhiên, việc có nhiều lựa chọn cũng sẽ khiến bạn mất thời gian.
2. Đọc kỹ tất cả yêu cầu
Sau khi lựa chọn trường và chương trình đào tạo, bạn cần nắm được tất cả yêu cầu đưa ra đối với du học sinh. Để có thông tin cụ thể và chính xác nhất, bạn hãy tra cứu ở website chính thức của trường tại phần yêu cầu nhập học.
Nếu có những điều chưa hiểu, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với trường đại học. Yêu cầu đầu vào sẽ khác nhau tùy thuộc vào ngành học bạn lựa chọn, do vậy bạn phải chuẩn bị giấy tờ từ sớm để tránh thiếu sót.
Thời điểm bắt đầu chuẩn bị hồ sơ thường kéo dài 4-6 tháng trước khi bạn nộp đơn vào trường đại học.
3. Học tiếng Đức
Tiếng Đức là ngôn ngữ khó, bạn cần ít nhất 6 tháng để bổ sung ngôn ngữ này trước khi gửi hồ sơ nhập học hoặc xin học bổng.
Mức độ tiếp thu kiến thức và khả năng thành công tại trường đại học phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếng Đức của bạn, ngay cả khi trường đó dạy bằng tiếng Anh.
Tại Đức, hầu hết trường đại học giảng dạy bằng tiếng Đức, số trường dạy bằng tiếng Anh không nhiều. Khác với các quốc gia khác, bạn cũng phải sử dụng ngôn ngữ bản địa để giao tiếp với người dân thay vì dùng tiếng Anh.
Thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: globalchampionsleague
4. Tìm nguồn tài chính
Video đang HOT
Theo luật, mọi sinh viên nước ngoài không thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) có yêu cầu tài chính cao và chặt chẽ hơn.
Một sinh viên quốc tại Đức phải chi tối thiểu 10.236 bảng Anh (khoảng 310 triệu đồng) trong năm học đầu tiên. Nếu không thể tự tiết kiệm trong thời gian dài hoặc không được gia đình hỗ trợ, trước khi bắt đầu nộp đơn vào trường đại học, bạn hãy tìm các nguồn học bổng hoặc viện trợ khác của Chính phủ.
5. Nộp đơn đăng ký nhập học
Sau khi kiểm tra kỹ tài liệu và giấy tờ, đã đến lúc bạn nộp hồ sơ đăng ký nhập học. Hồ sơ có thể gửi online, nhưng tùy vào yêu cầu của từng trường, bạn có thể phải gửi thông qua đường bưu điện. Để chắc chắn hồ sơ của mình hợp lệ, bạn cần liên lạc với trường đại học để hỏi về hình thức nhận hồ sơ.
6. Xin visa du học Đức
Ngay sau khi nhận được thư chấp nhận nhập học của trường, bạn cần lên kế hoạch cho bước xin visa du học. Nếu là sinh viên đến từ một quốc gia ngoài Liên minh châu Âu và không thuộc khối Kinh tế châu Âu, visa du học Đức là giấy tờ bạn phải có.
Ngay khi chuẩn bị hồ sơ xin visa, bạn nên liên hệ trực tiếp với đại sứ quán Đức để cập nhật về những điều chỉnh (nếu có) và đặt lịch hẹn phỏng vấn.
Hãy đảm bảo chắc chắn bạn đã chuẩn bị đủ tiền để học tập tại Đức trong 4 năm. Số tiền này được gửi trong một sổ tiết kiệm có thời hạn ít nhất 3 tháng trước ngày phỏng vấn xin visa. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để đại sứ quán cấp visa cho bạn.
7. Tìm chỗ ở
Giờ bạn đã chính thức được chấp nhận học tập tại Đức cũng như đã xin được visa du học, điều tiếp theo bạn cần nghĩ đến là tìm một chỗ ở. Hai tuần trước khi đáp báy may đến Đức, bạn cần hoàn thành bước này.
Chỗ ở tại Đức cho sinh viên quốc tế không quá đắt đỏ nhưng bởi số lượng lớn, bạn có thể mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và lựa chọn. Các loại hình lưu trú du học sinh có thể lựa chọn là ký túc xá, homestay hoặc thuê chung cư. Bạn nên cân nhắc và lựa chọn kỹ bởi chỗ ở ảnh hướng rất nhiều đến việc học tập và đi lại của bạn nơi xứ người.
8. Nhập học tại Đức
Bước cuối cùng để chính thức trở thành du học sinh Đức là nhập học thành công. Trở thành sinh viên tại một trường đại học của Đức sẽ cho bạn tư cách pháp lý để giải quyết một số rắc rối nếu không may gặp phải ở đây. Do đó, bạn cần làm bước này càng sớm càng tốt ngay khi đến Đức.
Các trường đại học tại Đức miễn học phí cho sinh viên, nhưng bạn vẫn phải trả phí nhập học từ 150 đến 250 bảng Anh (khoảng 4,5-7,5 triệu đồng).
Thanh Hằng
Theo Studying in Germany/VNE
Cô giáo rút ruột gan "Ai đánh cắp tuổi thơ của trẻ?"
"Xã hội càng phát triển, càng phải học nhiều hơn, học nhiều điều mới hơn, kiến thức rộng lớn hơn, phức tạp hơn. Quan trọng phải là học điều hữu ích chứ không phải là học sao cho dễ hơn, nhẹ nhàng hơn là ổn."
Cô giáo Nguyễn Khánh Ly, giáo viên Văn Trường THPT chuyên ĐH Vinh, Nghệ An chia sẻ rút ruột gan trước những tranh luận năm nào cũng được nhắc đến trong những dịp hè "Ai đang lấy cắp tuổi thơ của trẻ?".
Chương trình học chỉ cần mức 5 điểm trở lên là đạt
Cô Nguyễn Khánh Ly nêu quan điểm, việc học của các con, chương trình của các con nặng nề, tuổi thơ con bị mất... không phải do Bộ, do sách giáo khoa (SGK), do nhà trường mà trước hết, từ chính mỗi chúng ta.
Cô giáo Nguyễn Khánh Ly.
Chương trình hiện đã giảm tải nội dung và thời lượng học. Học sinh tiểu học nghỉ trọn vẹn hai ngày cuối tuần, các buổi chiều khác các con học nhiều thứ không phải chỉ là học chữ.
SGK được biên soạn để dạy học sinh ở các cấp độ yếu kém - trung bình - khá - giỏi, thậm chí xuất sắc.
Chỉ cần mức trung bình 5 điểm trở lên là đạt rồi. Để đạt mức này, trẻ không cần đi học thêm, không cần phải làm núi bài tập, không cần lọ mọ học đến đêm khuya. Chương trình học không hề nặng nếu học sinh muốn đạt mức trung bình hay khá.
Nếu chương trình học chính khóa nặng, hãy đặt mục tiêu mình sẽ hoàn thành nó nhẹ nhàng ở mức trung bình hoặc khá - nhường mức tốt cho mục tiêu ưu tiên. Học thêm nếu thấy không cần thiết, nhồi nhét quá, mệt mỏi quá thì hoàn toàn có thể không theo.
Nếu cảm thấy thi đại học là quá sức, không phải là con đường duy nhất thì có thể chọn một trường vừa tầm phù hợp với mình, học nghề, đi xuất khẩu lao động, kể cả không theo con đường học ở trường.
Nhiều đứa trẻ được bố mẹ chen chân đăng ký học hè ngay cả trước khi vào lớp 1 (Ảnh minh họa)
"Như con tôi, hè nghỉ trọn vẹn 3 tháng. Như vậy, sao gọi là nặng? Chúng ta phải xác định, nếu muốn bình thường, con hãy học nhẹ nhàng. Nhưng nếu con muốn trở thành một học sinh xuất sắc, ít nhất là về điểm số, thì con phải nỗ lực, phải vất vả hơn. Đó là đương nhiên", cô Khánh Ly nói.
Làm sao có thể làm Luật sư giỏi nếu không nhồi não hàng trăm quyển luật? Làm sao làm giáo viên giỏi nếu không chịu đêm hôm như cò vạc nghiên cứu tài liệu? Làm sao khiêu vũ giỏi nếu không chấp nhận bàn chân có lúc phải bật máu? Bất cứ điều gì muốn giỏi, đều phải học. Bất cứ hoạt động nào, nếu nghiêm túc, đều ít nhiều trải qua sự căng thẳng, mỏi mệt.
Việc học không phải nhẹ đi mà cần thiết thực hơn
Trước ý kiến kêu gọi giảm tải, giảm nhẹ, giáo dục đánh mất tuổi thơ của con trẻ, cô Khánh Ly cho rằng, SGK, chương trình, việc dạy học hiện nay không ổn không phải vì kiến thức khó, nhồi nhét, ôm đồm mà vì kiến thức ít hữu ích, có phần vô dụng. Nếu hữu dụng thì khó đến mức nào cũng cần phải học.
Xã hội càng phát triển, càng phải học nhiều hơn, học nhiều điều mới hơn, kiến thức rộng lớn hơn, phức tạp hơn. Quan trọng phải là học điều hữu ích chứ không phải là học sao cho dễ, cho nhẹ hơn. Vậy tại sao lại cho rằng việc học phải dễ hơn, nhẹ hơn mới ổn mà không nghĩ học điều có ích mới ổn, dẫu khó thế nào đi nữa?
Học áp lực là điều không thể tránh khỏi mới có thể mang lại những giá trị bền vững. Vấn đề quan trọng phải là dạy học cái gì cho thiết thực, phù hợp để giúp trẻ đạt được mục tiêu tốt nhất trong cuộc sống. Đừng để trẻ chịu áp lực một cách uổng công, đánh đổi những ngày vui tươi cho điều không đáng.
Đây là vai trò của các quản lý trong xây dựng chương trình học, SGK, thi cử.
Là người trực tiếp đứng lớp, cô Ly nhắn nhủ đừng nghĩ việc bớt kiến thức SGK, đơn giản hóa nội dung chương trình hay cách giảng dạy thì trẻ "có tuổi thơ". Bởi không đứa trẻ nào hạnh phúc, có tuổi thơ thật sự nếu như bố mẹ suốt ngày so sánh con mình với con người khác, lấy chuẩn người khác áp vô mình.
Và cũng nhiều đứa trẻ rong ruổi suốt ngày hè
Tham vọng điểm cao, đỗ thủ khoa, muốn vào trường "vip", muốn được giải quốc gia, quốc tế, muốn ra trường kiếm việc nhẹ nhàng, lương cao, muốn đầu óc phải "trên thông thiên văn, dưới tường địa lí", muốn "cầm - kì - thi - họa", "công - dung - ngôn - hạnh" vẹn toàn... thì phải chấp nhận áp lực.
Còn chương trình giảm tải, thầy cô dạy đơn giản nhưng nếu lòng tham của bản thân không giảm thì không bao giờ giảm được áp lực. Chưa kể những áp lực từ xã hội, từ yêu cầu của thị trường lao động chứ không chỉ trong trường học.
"Có bạn nhỏ tối học rất ít hoặc không học nhưng lại có bạn tối cặm cụi 11 - 12h đêm để học bài. Có bạn nghỉ hè thỏa thích đi đó đây, về quê, tham gia trại hè, có bạn lại phải mòn đít quần ở các lớp học thêm... Điều này là do chương trình, SGK, nhà trường hay ai?
Đó là lựa chọn. Điều quan trọng cho mỗi sự lựa chọn là chúng ta phải dũng cảm đối diện và chấp nhận. Nếu bạn chọn mục tiêu ưu tiên cho cuộc đời mình, những thứ khác cần chấp nhận thiệt thòi, thua kém hơn.
Muốn phát huy sở thích có thể học cái mình không thích ít đi chút cũng không sao. Giáo dục không bắt chúng ta phải hoàn hảo."
Cô Nguyễn Khánh Ly
Hoài Nam
Theo Dân trí
Năm đại học tốt nhất châu Âu về chất lượng giảng dạy 4/5 đại học thuộc top 5 là của Vương quốc Anh, trong đó dẫn đầu là Đại học Oxford. Tây Ban Nha có một đại diện trong nhóm này. Đầu tháng 7, Times Higher Education (THE) công bố danh sách đại học có chất lượng giảng dạy tốt nhất châu Âu dựa trên 14 tiêu chí, trong đó có tỷ lệ nhân viên/sinh...