Taliban trải thảm đỏ đón ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc
Với việc Mỹ rút lui trong hỗn loạn, Afghanistan dưới thời Taliban đang hướng đến mở rộng quan hệ với Trung Quốc.
Nhưng giới chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp cận Taliban với cách thức thận trọng.
Abdul Salam Hanafi (trái), Phó văn phòng chính trị của Taliban, tại cuộc gặp với các nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc tại Kabul ngày 6/9. Ảnh: Reuters
Chính quyền mới tại Kabul muốn tham gia Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) – một cấu thành chủ chốt trong sáng kiến Vành đai và Con đường ( BRI) và có tổng mức đầu tư lên đến 50 tỉ USD.
Một nguồn thạo tin ẩn danh có liên hệ mật thiết với Taliban chia sẻ với tờ Nikkei Asia rằng Trung Quốc từ năm 2018 đã ngầm mời chào Taliban về các dự án có thể triển khai ở Afghanistan. “Có những thỏa thuận miệng giữa Bắc Kinh và Taliban về các khoản đầu tư. Một khi chính quyền Taliban được thế giới công nhận, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở Afghanistan – một quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh”, nguồn tin nói.
Hôm 6/9, Ngoại trưởng Pakistan, Shah Mehmood Qureshi đã chủ trì một cuộc họp trực tuyến, có sự tham gia của các đồng cấp láng giềng người Afghanistan – Trung Quốc, Iran, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Pakistan. “Afghanistan vẫn ở trong tình trạng phức tạp. Chúng tôi hy vọng tình hình chính trị sẽ sớm ổn định và trở lại trạng thái bình thường. Thực tế mới đòi hỏi chúng ta phải loại bỏ những cách nhìn cũ, phát triển những hiểu biết mới và tiến hành một cách tiếp cận thực tế, thực dụng” – ông Qureshi nêu quan điểm trên tài khoản mạng xã hội Twitter.
Tại cuộc gặp, Trung Quốc tuyên bố viện trợ khẩn cấp 31 triệu USD cho Afghanistan, bao gồm ngũ cốc, vật tư mùa đông, vaccine và thuốc chữa bệnh. “Những gì Trung Quốc có thể làm bây giờ là duy trì các liên lạc cần thiết với Taliban trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế bình thường và giao lưu nhân dân”, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin.
Theo Andrew Small, một thành viên cao cấp xuyên Đại Tây Dương với chương trình châu Á tại Quỹ Marshall của Đức, việc Taliban chủ động nêu yêu cầu đầu tư tức thời sẽ tạo cho Trung Quốc ưu thế lớn trong tiếp cận song phương. Bắc Kinh sẽ cung cấp một số hỗ trợ kinh tế khẩn cấp, nhưng việc can dự theo chiều rộng hơn cũng sẽ được triển khai thận trọng hơn.
Video đang HOT
“Bắc Kinh sẽ hài lòng trong đưa ra cam kết và can dự đối thoại liên quan đến BRI và mở rộng CPEC, nhưng sẽ không thúc đẩy hành động trên thực tế cho đến khi hoàn toàn tin tưởng và điều kiện chính trị và an ninh ở Afghanistan”, ông Small nhận định.
Dự án thăm dò, khai thác mỏ đồng Mes Aynak ở tỉnh Logar bị đình trệ trong thời gian dài vì những lo ngại về an ninh. Ảnh: Reuters
Giới chuyên gia lưu ý đến việc Afghanistan dưới thời Taliban ít có lựa chọn trong tiếp cận các nhà đầu tư. “Trung Quốc được kỳ vọng sẽ sẵn lòng giúp đỡ chính quyền Taliban sau khi Mỹ rời khỏi khu vực vốn đóng vai trò quan trọng đối với Trung Quốc”, Hasaan Khawar, chuyên gia phân tích về chính sách công ở Islamabad, Pakistan nói.
Trung Quốc thừa hiểu rằng Afghanistan sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, trong đó có mỏ đồng Mes Aynak – được cho là lớn thứ hai trên thế giới về trữ lượng. Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (China Metallurgical Group) năm 2008 đã mua giấy phép thăm dò, khai thác với giá 3 tỷ USD, nhưng công việc đã bị đình trệ trong hơn một thập kỷ vì những lo ngại về an ninh. Mỏ kim loại nằm bất động này là lời nhắc nhở sâu sắc đối với Trung Quốc về việc các khoản đầu tư lớn dễ dàng thất bại nếu như tình hình rơi vào thế bất ổn.
Jeremy Garlick, trợ lý giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Kinh tế Praha, cho rằng đồng là nguyên liệu rất cần thiết cho sản xuất hệ thống dây điện, sản phẩm điện tử, động cơ và nhiều sản phẩm khác được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không vội vàng đưa mình vào tình thế khó khăn và sẽ cân nhắc kỹ lưỡng bất kỳ quyết định nào khi can dự sâu hơn vào Afghanistan.
Vấn đề các chiến binh cực đoan và việc sử dụng Afghanistan làm bàn đạp cho chủ nghĩa khủng bố toàn cầu là mối quan tâm lớn nhất đối với cộng đồng toàn cầu, trong đó có cả Trung Quốc. Các chuyên gia tin rằng trừ khi Taliban kiểm soát được vấn đề này, Trung Quốc sẽ không thể đầu tư dù mong muốn có lớn đến đâu.
"Kho báu" nghìn tỷ USD khổng lồ trong tay Taliban
Taliban sở hữu nguồn khoáng sản khổng lồ của Afghanistan sau khi kiểm soát đất nước, tuy nhiên việc khai thác lại là bài toán khó với lực lượng này.
Một tay súng Taliban bước qua cửa hàng làm đẹp ở thủ đô Kabul với tấm biển phụ nữ bị phun sơn đen (Ảnh: AFP).
Việc Afghanistan nhanh chóng rơi vào tay lực lượng Taliban có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, khi hàng nghìn người tìm cách chạy trốn khỏi đất nước. Sự cầm quyền của Taliban cũng đặt ra câu hỏi về việc quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai thác của Afghanistan. Nếu được phát triển, "kho báu" tài nguyên này có thể thay đổi triển vọng kinh tế của Afghanistan.
Afghanistan là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Nhưng vào năm 2010, các quan chức quân sự và các nhà địa chất Mỹ tiết lộ rằng quốc gia nằm ở ngã tư Trung và Nam Á này đang sở hữu các mỏ khoáng sản trị giá gần 1 nghìn tỷ USD.
Những mỏ khoáng sản như sắt, đồng và vàng nằm rải rác khắp các tỉnh. Ngoài ra, Afghanistan còn có khoáng sản đất hiếm và có lẽ quan trọng nhất là một trong những mỏ lithium lớn nhất thế giới.
Lithium là thành phần thiết yếu nhưng khan hiếm, dùng để chế tạo pin sạc và những công nghệ khác cần thiết cho nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.
"Afghanistan chắc chắn là một trong những khu vực giàu có nhất về kim loại quý truyền thống và cả những kim loại cần thiết cho nền kinh tế đang lên của thế kỷ 21", Rod Schoonover, nhà khoa học kiêm chuyên gia an ninh, cho biết.
Quặng đồng được tìm thấy tại Aynak, tỉnh Logar của Afghanistan vào năm 2013 (Ảnh: Getty).
Trước đây, những thách thức về an ninh, thiếu cơ sở hạ tầng và tình trạng hạn hán nghiêm trọng đã cản trở Afghanistan khai thác hầu hết các loại khoáng sản có giá trị. Điều này khó có thể thay đổi nhanh chóng khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan. Tuy nhiên, nguồn khoáng sản khổng lồ của Afghanistan vẫn được nhiều nước quan tâm như Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ.
Chính phủ Mỹ ước tính trữ lượng lithium ở Afghanistan có thể sánh ngang với Bolivia, nơi được cho là có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới.
"Nếu Afghanistan có vài năm yên bình để khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản của mình, họ có thể trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất trong khu vực chỉ sau một thập niên", chuyên gia Said Mirzad thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ nói với tạp chí Science năm 2010.
Nhưng vài năm yên bình đó chưa bao giờ đến, và phần lớn khoáng sản của Afghanistan vẫn nằm trong lòng đất, theo Mosin Khan, cựu giám đốc phụ trách Trung Đông và Trung Á tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết.
Mặc dù đã có một số hoạt động khai thác vàng, đồng và sắt tại Afghanistan, nhưng việc khai thác lithium và đất hiếm đòi hỏi sự đầu tư lớn hơn, kỹ thuật cao hơn và mất nhiều thời gian hơn. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính trung bình phải mất 16 năm kể từ khi phát hiện ra một mỏ khoáng sản cho tới khi bắt đầu khai thác.
Theo chuyên gia Schoonover, Taliban vẫn có khả năng sử dụng quyền lực mới của mình để phát triển việc khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, Schoonover nhận định khả năng này không cao vì Taliban cần tập trung nguồn lực để sớm giải quyết hàng loạt vấn đề từ an ninh cho tới nhân đạo.
"Taliban đã lên nắm quyền nhưng quá trình chuyển đổi từ một lực lượng nổi dậy thành chính phủ quốc gia sẽ không dễ dàng chút nào. Việc quản lý lĩnh vực khai thác khoáng sản còn non yếu có lẽ sẽ mất nhiều năm nữa", Joseph Parkes, nhà phân tích an ninh châu Á tại công ty tư vấn chiến lược và rủi ro Verisk Maplecroft, cho biết.
Theo chuyên gia Khan, trước khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước, Afghanistan vốn đã gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Do vậy, việc thu hút vốn tư nhân bây giờ sẽ càng khó khăn hơn, đặc biệt khi nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu đang phải tuân thủ các tiêu chuẩn ngày càng cao về quản trị, xã hội và môi trường.
"Ai sẽ đầu tư vào Afghanistan bây giờ, khi mà trước đây họ cũng không sẵn sàng đầu tư? Các nhà đầu tư tư nhân sẽ không mạo hiểm", chuyên gia Khan cho biết.
Trung Quốc viện trợ 31 triệu USD thực phẩm, vaccine COVID-19 cho Afghanistan Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/9 thông báo nước này sẽ cung cấp số thực phẩm, thuốc men, đồ dùng mùa Đông và vaccine phòng COVID-19 trị giá 31 triệu USD cho Afghanistan. Dây chuyền sản xuất vaccine COVID-19 tại cơ sở ở Bắc Kinh (Trung Quốc) có liên kết với Sinovac Biotech. Ảnh: Getty Images Kênh CNN (Mỹ) dẫn lời người...