Tài xế Grab, Be ‘méo mặt’ với mức phạt lỗi đeo tai nghe mới
Theo nghị định mới, lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông đã được tăng mức phạt lên nhiều lần. Điều này khiến cánh tài xế công nghệ buộc phải tuân thủ luật hơn.
Theo luật sư Trần Minh Quang, việc sử dụng tai nghe để nghe nhạc khi đang điều khiển xe máy là vi phạm pháp luật Việt Nam. Trước đây, lỗi này vi phạm vào điểm o, khoản 3, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, mức phạt hành chính trước đây chỉ từ 100.000-200.000 đồng tùy theo trường hợp.
Sau ngày 1/1, lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông được quy định tại điểm h, khoản 4, điều 6 của nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, người đang điều khiển xe máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính sẽ bị phạt tiền từ 600.000-1.000.000 đồng, tùy trường hợp.
Lỗi đeo tai nghe khi lái xe đã tăng gấp 6 lần mức phạt so với trước đây.
Theo luật sư Minh Quang, khi có cuộc gọi tới, người dùng có thể tìm chỗ an toàn, dừng lại và nghe điện thoại. Việc sử dụng điện thoại khi đang lái xe, dù có dùng tai nghe hay không, đều khiến người dùng phân tâm và dễ gây ra tai nạn. Trong khi đó, dùng tai nghe để nghe nhạc khi điều khiển xe máy vừa khiến người lái không tập trung, vừa không nghe được những gì xảy ra trên đường.
Bên cạnh đó, nghị định mới cũng đề cập việc người có hành vi dùng điện thoại di động khi điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.
Video đang HOT
Với cánh tài xế công nghệ, thói quen đeo các loại tai nghe có dây và không dây khá phổ biến. “Tôi thường đeo tai nghe một bên để nghe được tiếng cuốc xe đến và nhận. Trong chuyến đi, tôi cũng sử dụng thiết bị này để nghe chỉ đường. Trước đây, mức phạt từ thường là 150.000 đồng, nếu có lỡ bị phạt cũng coi như mất vài chuyến xe. Nay với mức phạt 600.000 đồng trở lên thì cánh tài xê buộc phải chấp hành luật”, Lương Bình, tài xế xe công nghệ tại quận 8, TP.HCM cho biết.
Theo Zing
Tài xế Grab cố tình đón sai điểm để 'móc túi' khách hàng
Tài xế chây ỳ, cố tình đến sai điểm đón để nhận tiền phạt của người dùng, đó là thực trạng đang diễn ra thường xuyên kể từ khi chính sách phạt tiền do xe đợi khách của Grab được triển khai.
"Xe chờ quá 05 phút" là tên gọi của loại phí mới được Grab triển khai bắt đầu từ ngày 10/10/2019. Theo đó, nếu người dùng đặt xe nhưng không xuất hiện hoặc xuất hiện trễ hơn 5 phút sau khi tài xế đã tới điểm đón, họ sẽ phải nộp thêm khoản phí do Grab quy định.
Mức phí thu thêm sẽ là 10.000 đồng cho mỗi chuyến xe GrabCar, GrabCar Plus, GrabCar 7 và JustGrab và 3.000 đồng cho mỗi chuyến xe GrabBike và GrabBike Premium.
Dù mới chỉ triển khai được hơn 10 ngày, thế nhưng chính sách này của Grab đã hứng chịu không ít chỉ trích từ người dùng khi họ vô tình trở thành nạn nhân của các tài xế xấu bụng.
Chị Phạm Cẩm Tú (Kim Liên, Hà Nội) chia sẻ, chính sách phạt tiền khách hàng của Grab là vô lý và bất công bởi công cụ định vị của ứng dụng này không chuẩn xác 100%.
"Bên cạnh đó, Grab không có tính năng giúp người dùng thêm địa chỉ như Uber mà chỉ có thể chọn các địa chỉ trong kho gợi ý. Tài xế và khách hàng phải gọi điện để tìm nhau là bình thường. Việc này rất tốn thời gian, thế nhưng Grab không hoàn thiện sản phẩm của mình mà lại quay sang phạt người sử dụng", vị khách hàng này cho biết.
Người dùng Grab không thể nhập địa chỉ cụ thể mà chỉ có thể chọn theo địa chỉ gần đúng nhất trong số các gợi ý.
Trong ảnh tài xế Grab xác nhận đã đến dù điểm đón ở một nơi (do không chọn được địa chỉ chính xác) và người dùng một nơi.
Không chỉ vậy, theo chị Tú kể từ khi phí "Xe chờ quá 05 phút" triển khai, chị thường xuyên gặp phải trường hợp tài xế xác nhận arrived (đã đến) dù đang ở một địa điểm khác. Mục đích của hành động này là câu giờ nhằm kiếm tiền phạt từ hành khách.
Trước đó, theo như thông báo từ Grab, trong trường hợp người dùng bị phạt tiền do đến muộn, tài xế sẽ là người được hưởng 100% số tiền phí này.
Không chỉ mình chị Tú, một người dùng khác là chị Diệu Trang (Hà Nội) cũng gặp phải tình cảnh tương tự. "Tôi ra điểm đón nhưng không thấy tài xế đâu. Lái xe gọi lại bằng điện thoại của ứng dụng nhưng tín hiệu rất khó nghe. Tôi muốn hỏi tài xế đứng đâu mà cũng không thấy đáp lời", chị Trang chia sẻ.
Kể từ khi khoản phí "Xe chờ quá 05 phút" được triển khai, rất nhiều người dùng đã bị "móc túi" bởi chỉnh sách mới của Grab trong khi thậm chí còn chưa sử dụng được dịch vụ.
Sau khi tài xế hủy chuyến, chị Trang đặt một "cuốc" xe khác để đi làm thì nhận được thông báo từ Grab yêu cầu phải thanh toán khoản phí chờ là 10.000 đồng cho "cuốc" xe trước đó vì lý do không đến điểm đón.
Theo vị khách hàng này, tài xế Grab tự ý hủy chuyến mà lại đẩy lỗi sang cho khách là hành vi không thể chấp nhận được.
Trong khi đó, thay vì bảo vệ khách hàng, những người đang chi tiền để nuôi sống mình, Grab lại tiếp tay cho hành động móc túi hành khách bằng một loại phí có tên: "Phí không tới".
Theo viet nam net
Khách hàng ủng hộ Grab thu phí 'Xe chờ quá 5 phút' Từ khi Grab thông báo việc thu phí 'Xe chờ quá 5 phút', khách hàng đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến thông qua nhiều bình luận trên các trang mạng xã hội, báo chí. Giữa nhiều luồng ý kiến trái chiều, phần đông khách hàng vẫn ủng hộ tính phí đối với các trường hợp 'giờ dây thun' nhằm cải thiện thói...