Tái tạo năng lượng sống với 15 phút thiền định mỗi ngày: Kích hoạt đủ 5 dòng năng lượng này trong cơ thể, bạn sẽ chứng kiến điều kỳ diệu xảy ra
Khi năng lượng tiêu cực biến mất, cơ thể bạn sẽ được tái tạo về cả thể chất lẫn tinh thần, đạt tới trạng thái thoải mái và dễ chịu hơn.
Sự hủy diệt và sự tái sinh luôn song hành cùng nhau, như hai mặt của một đồng xu. Sự tái sinh sẽ không thể xuất hiện nếu không có gì biến mất, và nếu không có sự tái sinh, khái niệm biến mất tự bản thân nó sẽ trở nên dư thừa. Sự tồn tại cũng chấm dứt.
Hạt giống nở thành hoa rồi “héo”, nhưng sự biến mất này lại chính là khởi nguồn của sự tái sinh – bên trong hạt giống của những bông hoa lụi tàn kia cũng chứa sự sống. Nguyên tắc sống này cũng áp dụng với con người chúng ta. Những tế bào bên trong cơ thể ta liên tục tái tạo. Chất lượng tái tạo sẽ phụ thuộc vào cách chúng ta chăm sóc cơ thể mình ra sao, không chỉ về thể chất mà cả về cảm xúc. Điều này thể hiện rất rõ trong các chức năng tâm lý của cơ thể.
5 loại “gió” trong cơ thể
Nhìn từ góc độ “giải phẫu” yoga, các chức năng trong cơ thể – vốn được chia thành 5 nhóm – bị chi phối bởi 5 loại “Vayu”, dịch theo nghĩa đen là “gió”: Pran (chuyển động bên trong), Saman (chuyển động cân bằng), Vyan (phóng to), Apan (chuyển động đi xuống) và Udan (chuyển động đi lên).
Pran Vayu là năng lượng được tiếp nhận vào cơ thể dưới dạng thức ăn, chất lỏng, không khí, nhận thức của giác quan và các trải nghiệm của tâm trí. Nó thường tập trung ở đầu.
Saman Vayu có chức năng đồng hóa Pran, hoạt động trong đường tiêu hóa (hấp thụ chất dinh dưỡng và bài tiết chất thải).
Vyan Vayu điều hòa và lưu thông chất dinh dưỡng của thức ăn, chất lỏng và năng lượng.
Apan Vayu là năng lượng của sự trục xuất, được kích hoạt ở ruột dưới và hệ tiết niệu và bài tiết, tập trung ở đại tràng.
Udan nằm ở ngực và kiểm soát mũi, rốn và cổ họng, có trách nhiệm khởi đầu lời nói, nỗ lực, sự nhiệt tình, khả năng làm việc, làn da và trí nhớ.
Video đang HOT
Năm loại “gió” hay nguồn năng lượng thiết yếu này chịu trách nhiệm cho hoạt động của các hệ thống cơ quan nội tạng khác nhau của cơ thể. Ở cấp độ cơ thể, mỗi loại “gió” đều có vai trò riêng trong nguyên tắc sống về sự tiêu tan và tái sinh.
Khi những luồng “gió” này bị tắc nghẽn, hay có thể hiểu là mất căng bằng, cơ thể sẽ phát đi tín hiệu kêu cứu như đau đầu, hen suyễn, đau thần kinh tọa hoặc cơn đau ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Những tín hiệu này cho thấy quá trình tái tạo diễn ra không mấy hiệu quả.
Cơ thể đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng, để quá trình tái tạo đạt hiệu quả cao nhất về cả thể chất lẫn tinh thần. Thứ chúng ta cần điều chỉnh là thói quen: thói quen ăn uống, thói quen suy nghĩ, thói quen cảm xúc…
Chẳng hạn, khi tiêu hóa những thức ăn không lành mạnh, Apan Vayu (chuyển động đi xuống) – chịu trách nhiệm đào thải, chi phối khu vực dưới bụng và khoang chậu – sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến cho chức năng tiêu hóa hoạt động kém đi. Tuy nhiên, nguyên tắc này không chỉ áp dụng với mỗi thức ăn mà còn cả cảm xúc. Nếu chúng ta liên tục “tiêu hóa” những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, căng thẳng, chức năng thận, tuyến thượng thận, hệ tiêu hóa sẽ bị tổn hại nặng nề.
Chất lượng tái tạo
Các Vayu – các loại “gió” – làm việc đồng bộ với nhau. Apan Vayu chỉ có thể hoạt động nếu Pran Vayu hoạt động, bởi năng lượng Pran rất cần thiết để duy trì cuộc sống. Chúng ta phải ăn để tiếp tục nuôi dưỡng cơ thể, khi mà các hoạt động thường ngày đều đòi hỏi nguồn năng lượng dồi dào và liên tục (Pran Vayu).
Khi ta ăn, quá trình tái tạo diễn ra liên tục thành một vòng tròn khép kín. Saman Vayu hoạt động để hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Trái lại, Vyan Vayu vận chuyển chất dinh dưỡng đi tới khắp các tế bào trong cơ thể. Sau đó, chức năng dị hóa của Apan Vayu sẽ được kích hoạt để phân rã thức ăn, cho phép chu trình đồng hóa được bắt đầu. Như vậy, lượng thức ăn nạp vào cho phép quá trình tái tạo thể chất và tinh thần tiếp tục diễn ra. Udan Vayu thì kích hoạt những chức năng cao hơn của tâm trí.
Các chức năng sinh hóa này được tiến hành bởi cơ thể thông qua trí thông minh tự nhiên. Tuy nhiên, cơ thể sẽ cho ra sản phẩm tương ứng với những gì đã nạp vào: thức ăn lành mạnh sẽ kích thích suy nghĩ, cảm xúc lành mạnh và ngược lại. Chất lượng tái tạo sẽ phụ thuộc vào chất lượng nuôi dưỡng, và chất lượng nuôi dưỡng cũng chi phối hiệu quả của các luồng “gió” trong cơ thể.
Trong cuộc sống trần thế này, chúng ta, tiềm thức, là kết quả của toàn bộ lượng thức ăn, chức năng thở và cảm xúc. Khi những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, giận dữ và lo lắng tan biến hỏi bất cứ nơi nào chúng đang trú ngụ trong cơ thể, không chỉ cơ thể và thần thái của chúng ta cũng sẽ được tái tạo một cách hiệu quả. Từng khoảnh khắc, từng hơi thở đều mang theo tiềm năng của sự tái tạo.
Trên thực tế, chìa khóa để tái tạo nằm trong điểm của mỗi người. Điểm nhìn sẽ chi phối hoạt động của các luồng “gió”. Điểm nhìn càng cao, càng tích cực thì tiềm thức càng mạnh mẽ, chất lượng tái tạo càng được cải thiện.
Phương pháp thiền định đơn giản trong 15 phút
Để điều chỉnh các luồng “gió” của mình, bạn nên ghi lại những suy nghĩ đang chiếm trọn tâm trí. Hãy thực hành thiền bằng cách ngồi xuống, nhắm mắt, tập trung vào hơi thở. Dồn sự chú ý vào một chỗ. Thả lỏng cơ thể và tinh thần. Tiếp theo, bạn cần lôi những suy nghĩ áp đảo kia ra và tìm xem chúng đang trú ngụ ở nơi nào của cơ thể. Hãy quan sát các suy nghĩ một cách tự nhiên, không cần cố gắng tương tác với chúng.
Hãy chú ý tới cách bạn cảm nhận về những suy nghĩ áp đảo này. Nếu cảm thấy hài lòng, hạnh phúc, đầy thiện chí, bạn có thể để mặc chúng. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn nên tưởng tượng cảnh kéo nó ra khỏi cơ thể mình và giải phóng chúng vào trong hư vô. Sau đó, nghĩ tới những điều tích cực mà bạn muốn đem vào trong tâm trí. Từ từ mở mắt ra khi bạn thiền xong. Bạn có thể thực hành bao nhiêu lần tùy theo mong muốn của mình.
Thận của nam giới có thể đang gặp vấn đề nếu xuất hiện 2 điểm ố vàng và 1 điểm bốc mùi
Những người có cơ quan thận khỏe mạnh thường có cơ thể tràn đầy sức sống và trẻ trung hơn so với người gặp vấn đề ở vùng thận. Cùng tìm hiểu xem bạn có gặp phải một trong những dấu hiệu sau đây hay không.
Bản chất của thận vốn là một cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể con người. Nó có tác dụng giải độc và điều tiết nội tiết tố hiệu quả. Tuy nhiên, một số thói quen mà nam giới vẫn thường làm hàng ngày lại vô tình gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe vùng thận, đó có thể là thức khuya, uống rượu nhiều hoặc làm thêm giờ.
Để giúp bản thân biết rõ xem cơ quan thận của mình có đang khỏe mạnh hay không, bạn có thể nhận biết thông qua những đặc điểm xấu sau đây.
Nước tiểu có màu ố vàng
Thường thì nước tiểu của người bình thường sẽ có màu hơi nhạt và không gây ra mùi gì quá nồng. Thế nhưng, nếu nam giới gặp vấn đề ở vùng thận thì nước tiểu bài tiết ra sẽ có mùi vừa hôi tanh, vừa nồng nặc, đi kèm với màu sắc như bị ố vàng.
Điều này có thể là do khi nước tiểu đọng lại trong hệ tiết niệu, sau một thời gian lên men, chúng sẽ làm nước tiểu có mùi tanh hôi.
Đế bàn chân đổi màu vàng
Tại sao đế bàn chân của nam giới lại đột ngột chuyển sang màu vàng? Điều này là do một huyệt đạo ở lòng bàn chân dẫn thẳng trực tiếp tới thận. Nếu thận gặp bất cứ vấn đề gì thì nó sẽ phản ánh trực tiếp xuống phần bàn chân.
Ngoài bàn chân thì bàn tay hoặc vùng mặt cũng có thể bị đổi vàng do chịu ảnh hưởng từ cơ quan thận.
Miệng bốc mùi hôi
Đừng nghĩ tình trạng hôi miệng chỉ là do bạn lười đánh răng hoặc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Bởi điều này còn có thể xuất phát từ quá trình trao đổi chất không ổn định của cơ thể, nhất là khi cơ thể gặp vấn đề ở vùng thận. Vô tình chính điều này sẽ làm quá trình giải độc bị rối loạn khiến chất độc tích lũy nhiều ở vùng gan, dần đẩy lên trên và thải qua đường miệng.
Do đó, nếu nam giới thấy mình gặp phải trường hợp hôi miệng bất thường thì nên chú ý tới cơ quan thận của mình, nhất là khi thấy tình trạng này kéo dài quá lâu thì nó ngầm khẳng định độc tố ở vùng thận đã tích tụ rất nặng rồi.
Phẫu thuật thay khớp háng thành công cho cụ bà 101 tuổi ở Nghệ An Sau 20 ngày điều trị và tập luyện tại bệnh viện, vừa qua, cụ Lê Thị N. (101 tuổi, ở xã Lam Sơn, huyện Đô Lương) đã được xuất viện, sức khỏe dần bình phục sau ca phẫu thuật thay khớp háng phức tạp được thực hiện thành công tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông. Phẫu thuật thay khớp háng thành công...