Tại sao xe ô tô điện nhanh hơn xe sử dụng động cơ đốt trong?
Không phải ai cũng biết được rằng thực tế xe điện thường nhanh hơn xe sử dụng động cơ đốt trong nếu cùng công suất.
Chắc hẳn ai cũng từ nghe thấy các cụm như thời gian tăng tốc, mô men xoắn hay công suất. Tuy nhiên, điều này thực sự là gì và ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tăng tốc giữa động cơ điện và động cơ đốt trong?
Nếu xe điện luôn âm thầm chờ đợi ở chế độ khởi động thì động cơ đốt trong phải trải qua 1 quá trình đốt cháy nhiên liệu trước khi sản sinh sức mạnh. Động cơ đốt trong cần 1 khoảng thời gian để xảy ra các quá trình piston bơm, nén, nổ, xả trong xi lanh trước khi sinh công. Trong khi đó, tất cả những phản ứng gần như là tức thời trên động cơ điện.
Porsche Taycan và Tesla Model S
Xe điện truyền tải 100% mô men xoắn sinh ra để dẫn động, không bị thất thoát qua các bộ phận khác. Khi người điều khiển đạp chân ga, xe ngay lập tức tăng tốc mà không có hiện tượng trễ. Do đó, những mẫu xe điện thường có thời gian tăng tốc ngang với những chiếc siêu xe sử dụng động cơ đốt trong.
Video đang HOT
Khi thí nghiệm động cơ V12 trên chiếc Lamborghini Aventador. Ở vòng tua 1.000 vòng/phút, động cơ chỉ tạo ra mô men xoắn 95 Nm. Trong khi đó, một chiếc Tesla Model S sản sinh công suất lên tới 660 Nm. Điều này giúp Tesla Model S tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong vòng chưa đầy 3 giây.
Công nghệ ngày càng phát triển, dòng xe điện cũng đang được Chính phủ các nước đẩy mạnh tiêu thụ nhằm đảm bảo tương lai phát triển bền vững với các phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường. Những mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong hiện đang dần bị loại bỏ khỏi danh mục sản phẩm của các hãng. Xét nhiều mặt, động cơ điện có lợi và ưu việt hơn động cơ đốt trong.
Doanh số toàn cầu ô tô điện tăng 39%
Thống kê mới công bố của hãng nghiên cứu thị trường Canalys cho thấy doanh số toàn cầu của các loại ô tô chạy điện tăng trưởng tới 39% trong năm vừa qua - đạt 3,1 triệu chiếc.
Doanh số ô tô điện tiếp tục tăng vọt trên toàn cầu bất chấp khó khăn chung của ngành công nghiệp bốn bánh.
Như vậy, ô tô điện chiếm 5% tổng số xe mới được bán ra. Kết quả này khiến giới phân tích bất ngờ trong bối cảnh doanh số ô tô du lịch toàn cầu suy giảm 14% do đại dịch Covid-19 hoành hành.
Cũng theo ghi nhận, những thị trường ô tô chạy điện tăng trưởng mạnh nhất trong năm qua là châu Âu và Trung Quốc, với khoảng 1,3 triệu xe tới tay người tiêu dùng. Con số này gấp bốn lần doanh số xe điện tại Mỹ, dù Xứ cờ hoa là quê hương của Tesla - nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới - nhưng loại phương tiện sử dụng năng lượng sạch này mới chỉ chiếm 2,4% tổng số ô tô du lịch bán ra.
Các nhà nghiên cứu của Canalys dự báo, ô tô điện sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2021 với doanh số dự kiến tăng trưởng 66%, vượt mốc 5 triệu xe (tương đương 7% số xe mới bán ra trên toàn cầu). Thị trường phương tiện mới đầy sức sống này cũng sẽ đạt tới 30 triệu xe bán ra vào năm 2028, trước khi chiếm 48% tổng số ô tô du lịch tới tay người tiêu dùng vào năm 2030.
Doanh số bùng nổ liên tục được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy sự phổ biến của ô tô chạy điện, với những chính sách hỗ trợ mạnh tay hơn từ phía các chính phủ.
"Việc các nhà sản xuất mạnh dạn đầu tư tài chính nhằm khắc phục điểm yếu về khoảng hành trình, cải thiện hạ tầng sạc và hiệu năng vận hành cho xe điện sẽ rất quan trọng để thuyết phục người tiêu dùng. Bên cạnh đó, giai đoạn này chứng kiến ngành sản xuất ô tô điện đối mặt với khó khăn thiếu hụt vật liệu bán dẫn đã cho thấy duy trì được chuỗi cung ứng hậu cần cũng như hạ tầng sản xuất đáp ứng được sự bùng nổ về doanh số sẽ là thử thách mang tính sống còn với bất kỳ chiến lược phát triển - sản xuất ô tô điện nào trên toàn cầu" - Phó Chủ tịch Sandy Fitzpatrick của Canalys nhận định.
Các trạm sạc xe điện sẽ là cảnh tượng quen thuộc với người dân tại nhiều đô thị lớn vài năm tới.
Hiện tại, toàn bộ các tên tuổi lớn của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đều đã có chiến lược phát triển xe điện rõ ràng, từng bước thay thế hoàn toàn sản phẩm sử dụng động cơ đốt trong. GM mới đây tuyên bố sẽ đầu tư 27 tỷ USD cho việc phát triển các sản phẩm xe "xanh", trong khi Volkswagen còn mạnh tay hơn với khoản đầu tư lên tới 86 tỷ USD.
Chưa dừng ở đó, nhiều hãng còn tuyên bố ngừng phát triển động cơ đốt trong, thậm chí chấm dứt kinh doanh các loại xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong vài năm tới, trong đó có thể kể tới Audi, Daimler (hãng mẹ của Mercedes-Benz), Volvo, GM, BMW... Ford còn mạnh dạn khẳng định 100% xe du lịch bán ra từ năm 2026 sẽ được điện hóa một phần hoặc toàn phần.
Với chiến lược rõ ràng từ phía các nhà sản xuất, nhiều sản phẩm ô tô chạy điện mới giờ đây đã có mặt trên thị trường, khẳng định được vị thế và đạt doanh số đáng nể. Bên cạnh Tesla với Model S, Model 3 đình đám với hơn nửa triệu xe tới tay người dùng trong năm qua, người tiêu dùng còn có hàng loạt lựa chọn khác. Ở nhóm hạng sang, Porsche Taycan, Mercedes-Benz EQC, Audi e-tron, BMW iX/i4/i3, MINI Cooper SE Electric... chiếm ưu thế. Trong khi đó, Ford Mustang Mach E, Chevrolet Bolt, Hyundai Ioniq/Kona EV, KIA Niro, Nissan LEAF, Honda e, Toyota Mirai, Mitsubishi i-MiEV... là những cái tên đáng chú ý ở phân khúc xe phổ thông.
Đăng kiểm xe ô tô điện khác gì xe chạy xăng, dầu? Theo Cục Đăng kiểm VN, xe ô tô chạy bằng xăng, dầu hay điện được cấp chứng nhận đăng kiểm mới được tham gia giao thông. Mẫu xe ô tô điện VinFast VF33 được giới thiệu chạy được 550km nhờ pin dung lượng cao Thời gian gần đây, những thông tin về việc nghiên cứu, thử nghiệm của xe ô tô điện trên...