Tại sao việc đầu tiên các đồng đội của Christian Eriksen làm là ngăn không cho anh nuốt lưỡi? Nuốt lưỡi trong bóng đá nguy hiểm thế nào?
Theo giải thích của y khoa, “ nuốt lưỡi” là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng “tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi”.
Trong trận đấu đầu tiên ở bảng B EURO 2020 giữa Đan Mạch và Phần Lan diễn ra vào lúc 23h ngày 12/6, sự cố kinh hoàng bất ngờ ập đến với tiền vệ tài hoa của nước chủ nhà, Christian Eriksen.
Eriksen bất ngờ mất ý thức và đổ gục xuống sân tiền vệ này đang đi bộ để chờ quả ném biên của đồng đội và không có va chạm với bất cứ ai.
Ngay khi thấy tình hình bất ổn, thậm chí là bất thường với Eriksen, các đồng nghiệp của anh đã lập tức chạy tới và thực hiện biện pháp để cầu thủ này không nuốt lưỡi.
Tại sao việc đầu tiên các đồng đội của Eriksen làm là ngăn không cho anh nuốt lưỡi?
Hiện tượng “nuốt lưỡi” là gì?
Với những ai quan tâm đến thể thao, đặc biệt là môn thể thao vua – bóng đá – thì chắc không quá xa lạ với tai nạn “nuốt lưỡi”. Thế nhưng, phải nói luôn rằng “không ai có thể tự nuốt lưỡi” kể cả khi đang co giật bởi trong miệng người có một bộ phận hình chữ thập, được gọi là thắng lưỡi (hay hãm lưỡi – frenulum linguae). Thắng lưỡi liên kết đáy lưỡi với sàn miệng và cố định lưỡi tại đó. Vì vậy, lưỡi vẫn chỉ ở đáy miệng và bạn không bao giờ tự nuốt được lưỡi của mình.
Theo giải thích của y khoa, “nuốt lưỡi” là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng “tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi”. Hiện tượng này xảy ra khi một người bất tỉnh, cơ lưỡi giãn ra và có thể gây tắc nghẽn đường thở, khó thở, nhất là khi nạn nhân ở tư tế nằm ngửa.
Tình trạng này thường xảy ra với các trường hợp va chạm mạnh (thường thấy nhất là va chạm trong các môn thể thao như bóng đá), chấn thương vùng đầu, bất tỉnh, cũng như ở những người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ, hôn mê, ngủ sâu do dùng thuốc ngủ, gây mê hoặc người bị động kinh.
Nuốt lưỡi trong bóng đá thường xảy ra khi các cầu thủ có va chạm mạnh dẫn đến bất tỉnh. Thế nên, “nuốt lưỡi” trong bóng đá rất nguy hiểm và được coi là “hiểm họa” với các cầu thủ. Việc sơ cứu nhanh, kịp thời đóng vai trò rất quan trọng để giúp họ qua cơn nguy kịch.
Đã có không ít cầu thủ rơi vào tình trạng “nuốt lưỡi” trong va chạm thể thao
Người hâm mộ làng túc cầu thế giới sẽ không thể nào quên được giây phút tai nạn kinh hoàng xảy ra với cầu thủ Fernando Torres của đội Atletico Madrid. Trong trận đấu giữa 2 đội Depotivo – Atletico Madrid, cầu thủ người Tây Ban Nha này đã bị ngã đập đầu, bất tỉnh nhân sự sau một pha tranh bóng.
Video đang HOT
Đáng chú ý là ngay lúc đó, thủ quân Atletico là Gabi đã có một hành động được nhiều người khen là “kịp thời”. Trước khi các bác sĩ chuyển anh lên cáng và đưa vào bệnh viện, anh lập tức chạy đến, cạy miệng Torres để kéo lưỡi ra vì lo sợ Torres tự “nuốt lưỡi”. Thật may mắn, sau đó, Torres đã hồi tỉnh dù phải theo dõi thêm.
Torres được đồng đội lao vào ứng cứu sau khi bất tỉnh nhân sự do va chạm.
Cũng trong năm 2017, trong khuôn khổ giải vô địch quốc gia CH Czech, trận đấu giữa CLB Bohemians 1905 và Slovacko cũng phải tạm hoãn sau vụ va chạm giữa 2 cầu thủ.
Sau pha va chạm cực mạnh trên không, Berkovec rơi tự do và nằm bất tỉnh nhân sự dưới sân. Tích tắc sau đó, cầu thủ Francis Kone của Slovacko đã xuất hiện và kéo lưỡi Berkovec, qua đó cứu sống thủ môn 28 đội bạn. Khi được hỏi tại sao lại phản ứng nhanh đến vậy, Kone khẳng định rằng trước kia anh đã từng 3 lần cứu đồng đội và đối thủ rơi vào trạng thái như vậy.
Ở Việt Nam cũng đã xảy ra trường hợp cầu thủ “nuốt lưỡi” nhưng được cứu chữa kịp thời nên không nguy hiểm đến tính mạng. Vào tháng 5-2019, cầu thủ Nguyễn Hoàng Thiện Đức của Bình Dương cũng có dấu hiệu co giật và “nuốt lưỡi” sau pha va chạm mạnh với cầu thủ Pape Omar (CLB Hà Nội) ở vòng 8 V-League 2019. Khi đó trọng tài Ngô Duy Lân đã kịp thời sơ cứu giúp Thiện Đức vượt qua được tình trạng nguy hiểm.
Khoảnh khắc nhanh trí sơ cứu Thiện Đức của trọng tài Ngô Duy Lân ở vòng 8 V-League 2019 trên sân Gò Đậu – Ảnh: HỒNG LINH
Đó là một số trường hợp “nuốt lưỡi” trong thể thao nhưng may mắn được cứu sống. Có những cầu thủ cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy nhưng lại không may mắn qua được cửa tử. Đơn cử như tháng 4 vừa rồi, ở giải vô địch quốc gia nghiệp dư Morocco, trong trận đấu giữa Shabab Casablanca với Hassania Benslimane ngày 12/4, sau pha va chạm với cầu thủ đối phương, hậu vệ 21 tuổi Rida Saqi đã đổ gục và bị “nuốt lưỡi”, qua đời ngay trên sân bóng.
“Nuốt lưỡi” khá nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể khắc phục nếu được cứu chữa kịp thời và đúng cách
Bác sĩ Vũ Tưởng Lân, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, đã từng chia sẻ, bình thường con người không thể tự “nuốt lưỡi”. Khi bị va chạm mạnh, hệ thống cơ lưỡi của chúng ta không hoạt động theo cơ chế thông thường mà thường sẽ tụt vào trong gây nghẹt đường thở, thậm chí có thể gây trào dịch dạ dày vào phổi, cản trở đường hô hấp. Do đó, nạn nhân dễ rơi vào tình trạng thiếu ôxy, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Y khoa gọi là hiện tượng tụt lưỡi hay tụt khối cơ lưỡi, “nuốt lưỡi”.
Trong trường hợp nạn nhân gặp hiện tượng “nuốt lưỡi”, nhiều người cho rằng cần đưa tay hoặc thứ gì đó vào miệng nạn nhân, nhất là những người bị co giật để họ không thể tự cắn vào lưỡi nhưng thực tế đây lại không phải là phương pháp được khuyến cáo. Theo BS Lân, dùng tay để cạy miệng nạn nhân trong khi họ đang co giật có thể khiến bạn bị cắn, thậm chí bị nghiến đứt gân ngón tay gây nguy hiểm cho cả người bệnh lẫn người sơ cứu. Đó là còn chưa kể đến khả năng đưa vi khuẩn vào miệng nạn nhân.
Trong trường hợp này, nguyên tắc xử trí cơ bản nhất là lập tức phải khai thông đường thở nạn nhân bằng cách cho nằm nghiêng, tránh cho khối cơ lưỡi tụt ra phía sau, nhất là với người đang có rối loạn ý thức.
Có thể ngáng miệng nạn nhân bằng những vật dụng mềm như băng gạc, vải… tránh dùng thìa hay đồng xu dễ gây tổn thương răng, hàm…
Việc cần làm gì khi một người bị co giật, có nguy cơ “nuốt lưỡi”
1- Chừa một không gian đủ lớn cho người co giật, giữ khoảng cách giữa mọi người xung quanh và người đang co giật.
2- Bảo đảm môi trường an toàn cho người co giật được co giật trong an toàn. Tránh xa vùng có nước, điện, thủy tinh, vật sắc nhọn, đồ dùng có thể ngã đổ gây chấn thương.
3- Kê vật mềm dưới đầu người co giật để tránh chấn thương đầu trong lúc co giật.
4- Nới lỏng quần áo quanh cổ, nữ trang, cravat nếu cần để không bị quấn chặt cổ gây nghẹt thở.
5- Không cần đưa bất cứ vật gì vào miệng, không có tác dụng gì nhưng có nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, gãy răng gây hít sặc, nhất là trẻ nhỏ còn răng sữa chưa ổn định. Tuyệt đối không nặn chanh vào miệng, người co giật đang mất ý thức sẽ không nuốt được và sặc vào phổi gây viêm phổ, suy hô hấp.
6- Ghi lại thời gian co giật nếu có thể.
7- Khi bệnh nhân đã ngưng co giật, nhẹ nhàng xoay bệnh nhân nằm nghiêng để làm thông thoáng đường thở, đàm nhớt sẽ chảy ra bên ngoài miệng, tránh việc hít sặc nước bọt của chính mình.
8- Không đè chặt bệnh nhân, co giật cơ là tự phát không ý thức, đè chặt hay trói người bệnh không hề làm ngưng co giật mà sẽ gây chấn thương cho người co giật.
9- Sau khi người co giật tỉnh lại, đừng để họ một mình mà phải theo dõi cho tới khi chắc chắn đã hồi phục.
Sốc phản vệ do thuốc là gì?
Sốc phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau 30 phút khi dùng thuốc, truyền dịch, thử test, bị ong đốt hay ăn thức ăn lạ...
Theo Tổ chức Dị ứng Thế Giới (WAO), "sốc phản vệ" là "phản ứng dị ứng cấp tính và nguy kịch nhất có nguy cơ gây tử vong, và là tình trạng tăng quá mẫn xảy ra tức thì khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên ở một người trước đó đã được mẫn cảm, hậu quả gây giải phóng ồ ạt các chất trung gian hóa học gây tác động nhiều tới các cơ quan đích".
Ảnh minh họa
Sốc phản vệ: Một phản ứng dị ứng thuốc nguy hiểm
Nói nôm na hơn, "sốc phản vệ" là một phản ứng dị ứng có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và được coi là một cấp cứu y tế, do phản ứng đe dọa tính mạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào trong thời gian ngắn sau khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức, do gây tụt huyết áp nghiêm trọng và tắc nghẽn đường thở dẫn đến suy hô hấp cấp.
Thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da; uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, hay gặp nhất là thuốc kháng sinh họ lactam, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật, thuốc cản quang, thuốc gây tê, gây mê...
Những loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật cũng có thể gây sốc phản vệ như: cá biển (cá thu, cá ngừ), tôm, tép, ốc, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia....
Những người có các triệu chứng thông thường của dị ứng có thể bị sốc phản vệ khi tiếp xúc với dị ứng nguyên, có thể bao gồm: Da ngứa hoặc phát ban, chảy nước mũi, hắt hơi, miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng, chân tay sưng, ho, chuột rút hoặc tiêu chảy, nôn mửa nhiều...
Một số triệu chứng của sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay bao gồm: Khó thở hoặc thở khó chịu, đau ngực, huyết áp thấp, mạch yếu và nhanh, chóng mặt, lẫn lộn.
Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1-2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Người bệnh cần được điều trị trong vòng 30 đến 60 phút vì có thể gây tử vong.
Phòng ngừa sốc phản vệ thế nào?
Để phòng tránh bị sốc phản vệ do thuốc:
- Nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ khi được kê đơn thuốc vì những người như bạn sẽ rất dễ bị dị ứng khi dùng thuốc.
- Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi.. hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như bị sốc phản vệ.
- Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.
- Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc phản vệ do ăn uống những đồ có chất lạ.
Rối loạn tiền đình nguy hiểm thế nào? Rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng không điều trị kịp thời nó là nguyên nhân tác động đến nhiều bệnh lý khác. Ảnh minh họa Hỏi: Gần đây, tôi hay đau đầu, chóng mặt. Liệu tôi có bị rối loạn tiền đình hay không và bệnh này nguy hiểm thế nào, thưa bác sĩ? Trần Hoan (Hà...