Tại sao trẻ nói tục?
Hiện tượng trẻ nói tục hiện nay xảy ra ngày càng nhiều do chúng bắt chước người lớn hoặc bạn bè trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Khi trẻ nói tục, cha mẹ không nên đánh, mắng mà hãy tỏ thái độ thật nghiêm khắc và gương mẫu không nói tục đồng thời nghiêm cấm không cho con được nói những từ bậy và giải thích cho con hiểu tại sao.
1.001 câu chuyện trẻ nói tục
Chị Dung (Hà Nội) có cậu con trai 3 tuổi khỏe mạnh, bụ bẫm khôi ngô, cháu hiện là tâm điểm chú ý của cả nhà. Hàng ngày, chị Dung đi làm, cậu con trai ở nhà với ông bà nội và người giúp việc. Cháu đang tuổi học nói nên cứ bi bô suốt ngày, cả nhà ai nấy đều rất vui và cưng chiều cậu bé.
Đến bữa ăn, bé cứ gắp hết món nọ, món kia hết đưa lên mồm ăn, gắp cho bà nội, ông nội, bố mẹ, bé lại lấy phần vào một cái bát nhỏ nói là để phần em “mèo”. Em Mèo là con gái của cô Hoài – cô ruột của bé. Cả nhà vui lắm và luôn nựng bé.
Bố của bé đôi lúc phấn khích khen con lại vô tình đệm mấy từ “ nóng” vào như: “Trên đời này chẳng có cái chó gì bằng cu tí của bố…”; khiến bé ấn tượng và nhớ…
Vậy là khi đang nghịch đồ chơi hoắc đang chơi cùng với ông bà hoặc mẹ, chợt nhớ ra từ “cái chó” cậu con trai chị Dung lại nói “cái chó” này không bằng cu tí mà chẳng hiểu gì.
Khi trẻ nói tục, cha mẹ không nên đánh, mắng mà hãy tỏ thái độ thật nghiêm khắc. Ảnh minh họa.
Thỉnh thoảng, người giúp việc lại cho cậu bé đi chơi với những đứa trẻ cùng xóm, học các anh chị lớn nói bậy, về nhà cu tí bực tức điều gì đó với mọi người em lại chửi bậy và còn lăn ra ăn vạ.
Thấy con có biểu hiện nói tục mà còn nói những từ rất bậy, chị Dung nhiều lần đã nhắc nhở con rất nghiêm khắc. Cậu bé cũng hiểu được những từ đó là xấu song nhiều khi không ý thức được em đã chửi cả mẹ.
Một bận, chị Dung đang chơi đồ chơi với cậu bé, vô tình chị đã làm gẫy chiếc ôtô cần cầu mà cậu bé đã rất thích, cậu bé đã không những lăn ra sàn nhà, giẫy đành đạch, khóc lóc, ăn vạ mà còn chửi mẹ: Con chó Dung… hay gọi mẹ bằng mày xưng tao khiến chị Dung choáng.
Video đang HOT
Không kiềm chế được chị Dung vừa tát vào miệng con, vừa mắng: “Mẹ đánh cho chừa cái thói văng tục chửi bậy này! Ai dạy con chửi bậy với mẹ? Ai cho phép con được nói những câu hỗn láo như thế? Xin lỗi mẹ nghe! Lần sau mà còn nói bậy như vậy thì còn bị đánh đau hơn thế này đấy!”.
Thằng bé gào khóc rất to mỗi khi bị mẹ đánh vào mông. Vừa khóc nó vừa cãi: Anh Thắng nhà bác Hà đầu phố vẫn nói có sao đâu? Con cũng nói theo anh ấy… Tại sao mẹ lại đánh con đau…
Cũng trong trường hợp tương tự, một ông bố khác khi nghe con đang bi bô tập nói, nói câu “chướng tai” lại cảm thấy khoái chí cười khà khà.
Ôm đứa trẻ vào lòng mà hào hứng khen rối rít: “Con của bố giỏi quá. Mới tập nói mà đã biết ‘chửi’ một câu dài mà sao lại ngộ nghĩnh đáng yêu đến thế. Con ‘chửi’ lại cho bố nghe xem nào”.
Cháu bé thấy bố khen thì tỏ ra rất phấn khích và như một cái máy bé nhắc lại những câu không hay vừa mới học được từ mấy anh chị lớn hơn cùng khu…
“Trẻ lên ba cả nhà học nói” chính là nói về thời điểm quan trọng trong việc học nói của trẻ. Đó cũng là thời điểm nhạy cảm nhất đối với việc định hình sử dụng ngôn ngữ của trẻ.
Khi nghe trẻ nói bậy, nói tục, cha mẹ không nên hưởng ứng, cũng không nên đánh mắng trẻ mà cần nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu nói như vậy là không hay, là xấu…
Để trẻ không nói tục
Nói tục, chửi bậy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là biểu hiện của tính bắt chước những người xung quanh một cách vô thức của trẻ. Như một “con vẹt”, bé cứ nhắc đi nhắc lại những câu nói mà bé cho là hay và lạ lạ khi bé nghe và học được một cách rất hào hứng, thích thú cho dù chẳng hiểu ý nghĩa của câu, từ đó là gì.
Đồng thời, nói tục là một hiện tượng không hay, thiếu văn hóa khi giao tiếp. Bởi vậy, để trẻ không nói tục trước hết trong gia đình bố, mẹ phải hết sức gương mẫu.
Nếu trong gia đình có bố (mẹ) thường xuyên nói nhưng câu cửa miệng theo kiểu văng tục, chửi thề thì trẻ rất dễ bắt chước và khi trẻ bắt chước rồi bố mẹ nghe chối tai muốn sửa trẻ sẽ cãi lại: hàng ngày con vẫn nghe thấy bố nói tục đấy thôi thì rất khó sửa cho con.
Vì vậy, bố (mẹ) phải hết sức gương mẫu và tránh nói nóng giận và văng những câu tục trước mặt con.
Còn với trẻ, hiện tượng nói tục xảy ra khá phố biến. Tuy nhiên, chúng thường văng tục với bạn bè khi không có người lớn ở đó. Vậy để uốn nắn con không được nói tục bố (mẹ) cần nhắc nhở con đó là những ngôn từ thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng người đối diện trong giao tiếp.
Nếu khi nhắc nhở con mà con vẫn còn có những hiện tượng văng tục thường xuyên, bố (mẹ) nên có hình phạt với con.
Bằng cách nào đó để con hiểu được, nói tục là hiện tượng thiếu văn hóa trong giao tiếp để con sửa chữa. Không nên nên tỏ ra quá bực bội hay phản ứng gay gắt với trẻ, vì thực ra trẻ chưa hiểu gì về những câu nói chúng vừa bắt chước từ người khác.
Nếu quá nóng vội, quát mắng hay đánh đòn trẻ, trẻ sẽ chỉ cảm thấy sợ hãi chứ không hiểu lý do vì sao bị đánh mắng, và có thể lần sau chúng lại lặp lại đúng những câu nói đó.
Để trẻ phân biết được nói tục là hành vi thiếu văn hóa, thiếu tự tôn trọng học tập. Thiết nghĩ, mỗi bậc làm cha (mẹ) phải thật sự gương mẫu không phát ngôn những từ tục tĩu. nhất là trước mặt trẻ bố (mẹ) cần hết sức cẩn trọng khi phát ngôn.
Trẻ rất dễ bắt trước và cũng rất khó sửa chữa vì chúng nghĩ rằng bố (mẹ) nói được thì con cũng nói được. Hơn nữa cần chặn lại ngay khi nghe thấy trẻ nói bậy và giải thích cho trẻ biết tại sao. Tuyệt đối không được văng tục, chửi thề nhất là trước mặt trẻ.
Nói tục, chửi bậy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là biểu hiện của tính bắt chước những người xung quanh một cách vô thức của trẻ. Như một “con vẹt”, bé cứ nhắc đi nhắc lại những câu nói mà bé cho là hay và lạ lạ khi bé nghe và học được một cách rất hào hứng, thích thú cho dù chẳng hiểu ý nghĩa của câu, từ đó là gì.
Theo Bạch Liên / Giáo Dục & Thời Đại
Vì sao đàn ông thích phụ nữ nói chuyện nhỏ nhẹ?
"Ngươi khôn noi tiêng ranh rang, chim khôn hot tiêng diu dang dê nghe" con gi hâp dân hơn khi bên canh co môt cô gai luôn noi chuyên nhe nhang, thu thi, diu dang.
Khoa hoc đa chưng minh, giong noi la môt yêu tô quyên ru chêt ngươi đôi vơi ngươi giao tiêp đôi diên. Đây la li do vi sao, nganh dich vu luôn phai gin giư va ren luyên giong noi va cach giao tiêp rât nhiêu.
Giong noi không chi thê hiên sư quyên ru, ve đep cua môt cô gai ma con chưng minh tinh cach, thai đô cua cô nang. Cho nên cac ban cân lưu y ly giai cho li do vi sao đan ông thich phu nư noi chuyên nhe nhang, nho nhe.
Nghe lơi noi ta co thê cam nhân đươc nhiêu hơn thê. Nghe người phu nư đang yêu trò chuyện với người đàn ông của họ, ta thấy giọng nói của cô ấy thật ngọt ngào, âu yếm. Ngược lại, khi người đàn bà đấu khẩu, ta nghe như giọng nói của họ có vị gắt của giấm, của chanh, có người nghe đanh như có thép, có lửa. Nghe giọng nói của đàn bà, ta có thể biết được người ấy co tinh cach như thê nao, thai đô cư xư vơi moi ngươi xung quanh ra sao...
Khâu âm cua ngươi hay noi to, giong noi như at tiêng cua ngươi khac thê hiên là người nông nổi, tuệch toạc, ruột để ngoài da và rất dễ tự bằng lòng với bản thân, với mọi chuyện diễn ra trong cuộc sống. Những người này có lối sống đơn giản nên việc nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình cũng không được nề nếp. Nghe giong noi co thê hiêu đươc nôi tâm cua mâu phu nư nay.
Nhưng cô gai co giong noi hiền dịu, ấm áp, tận tâm. Nhưng ngươi đan ông thương thich yêu để được quan tâm, chăm sóc như một người. Do đó, họ có xu hướng yêu người phụ nữ mang đến cho họ sự đồng thuận và ấm áp. Đây là một trong những đặc điểm hấp dẫn phái mạnh nhất của phụ nữ. Hiền dịu và vị tha la đăc điêm cua nhưng cô gai nay.
Đan ông hâu hêt đêu thích giọng nói nhẹ nhàng với tông thấp thấp, nư tinh
Nhưng cô gai có nghị lực và trung thực, thăng thăn. Giong noi cua nhưng cô gai nay thương giông như tinh cach. Luôn noi năng rât dưt khoat, linh hoat, manh me. Ho dê dang đưa ra quyêt đinh, giai quyêt vân đê. Con gi tuyêt vơi hơn khi co ngươi phu nư như vây cung chung vai sat cach.
Đan ông hâu hêt đêu thích giọng nói nhẹ nhàng với tông thấp thấp, nư tinh. Một số phụ nữ có giọng khàn khiến đấng mày râu mê mẩn. Khảo sát đã chỉ ra rằng phụ nữ vô thức hạ giọng khi nói chuyện với người bạn đời tiềm năng. Ho biêt cach chăm soc gia đinh, chiêu chông chăm con. Đươc long moi ngươi va gia đinh. Nhưng cô gai noi năng diu hiên thương rât chu toan moi viêc. Cô co thê giup anh vưa đươc long thiên ha lai chân thanh lâu dai. Đây la mâu phu nư ban nên trân trong.
Thê phu nư có giọng nói nhỏ nhẹ, trong trẻo, ấm áp thi sao? Nhưng ngươi co dong noi trong treo, âm âp như vây thường là người sâu sắc, tế nhị, là người vượng phu ích tử. Rât co tiêm năng trong lĩnh vực PR, Maketing, tiếp thị, đối ngoại. Ho thương rât đươc trong dung trong công viêc.
Trong vô van cô gai, chăc chăn cac ban co thê găp ngươi đàn bà chưa nói đã cười. tinh cach cua cac cô nang nay rât hoa đông, xơi lơi, nhiêt tinh vơi ngươi khac. Tuy nhiên, cac cô nang cung thuôc hôi nhưng cô nang thich tam, noi nhiêu. Rât kho đê lam cac nang ngưng tiêng noi trong môi cuôc vui. Cung co cô nang có giọng nói mềm, nũng nịu uốn éo. Điêu nay thê hiên ho rât thich đươc nuông chiêu, tinh cach co phân tre con. Thương thich lam moi viêc theo y minh.
Con nhưng cô nang môm mep tep nhay, thich văng tuc chưi bây, noi năng không kiêm soat se rât kho khăn trong viêc chăm soc gia đinh tôt. Con cai se rât dê hoc tinh cach cua cô ây. Tuy nhiên, ho chi cân hoc cach kiêm soat ban thân.
Tư cach noi chuyên cua nhưng mâu cô gai noi trên ban se co đươc câu tra lơi vi sao đan ông thich mâu phu nư noi năng nho nhe.
Theo Phununews
Đắng lòng vì yêu phải cô gái thích nói tục, chửi bậy Tối đó, mẹ tôi ra tối hậu thư là phải chia tay, không cho tôi yêu hay lấy một cô gái ăn nói bậy bạ, thiếu văn hóa như thế. Rào cản duy nhất của chúng tôi là thói quen nói tục, chửi bậy của cô ấy (ảnh minh họa) Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp, gia...