Tại sao trẻ dùng canxi vẫn không cao?
Việc cha mẹ Việt bổ sung canxi với mong muốn con sẽ cao lớn đang ngày càng phổ biến. Bổ sung canxi mà không đi kèm với bổ sung vitamin D (giúp hỗ trợ hấp thu canxi) thì lượng canxi thực sự đi vào cơ thể cũng không nhiều như mong đợi. Do vậy để việc bổ sung có hiệu quả cha mẹ cần biết cách bổ sung sao cho “đúng và đủ”.
Khi nào nên bổ sung canxi
V iệc theo dõi chiều cao của trẻ là rất cần thiết (ảnh minh họa)
- Trẻ có các dấu hiệu của thiếu canxi: Trằn trọc, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, tóc rụng vành khăn, chậm phát triển vận động, chậm mọc răng… các biến dạng ở xương như đầu bẹp, trán dô, chân vòng kiềng, chậm phát triển chiều cao so với khuyến cáo.
- Với trẻ lớn hơn có các dấu hiệu: Đau dọc các xương dài, đau nhiều vào ban đêm khi bóp chân thấy đỡ, trằn trọc khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ra nhiều mồ hôi, đau bụng không rõ nguyên nhân, những trẻ phát triển chiều cao quá nhanh, những trẻ quá bụ bẫm hoặc những trẻ thừa cân – béo phì.
- Trẻ sinh non tháng, trẻ không có sữa mẹ, ăn sữa quá ít.
Video đang HOT
- Trẻ biếng ăn không chịu ăn sữa, các chế phẩm từ sữa, không ăn tôm cá, hải sản, trẻ không chịu ăn rau xanh.
Bổ sung canxi qua ăn uống
Canxi từ thực phẩm (như sữa mẹ, sữa các loại, phô mai, sữa chua, tôm cua…) có dạng hấp thu an toàn, không gây mất cân bằng nồng độ canxi trong cơ thể, nên việc bổ sung canxi cho bé từ thực phẩm là tốt nhất, trừ khi bé ăn không đủ mới cần bổ sung canxi từ thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Chế độ ăn và dinh dưỡng đóng vai trò cốt lõi trong việc cải thiện chiều cao của con bạn. Một chế độ ăn cân bằng giàu canxi, phốt-pho, iốt và magiê sẽ quyết định sự phát triển chiều cao.
Ảnh minh họa
Để có được protein, carbohydrate, axit amin và canxi cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, nên cho trẻ ăn các thực phẩm sau đây: Sữa, các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua, lòng đỏ trứng, thịt bò, cá, tôm, gan, rau xanh, khoai tây, đậu, trái cây như táo, chuối, các loại hạt như hạnh nhân và đậu phộng… Nguồn canxi từ thực phẩm thường an toàn và không sợ bị dư thừa so với nhu cầu cơ thể.
Bổ sung canxi qua các sản phẩm hỗ trợ
Chỉ bổ sung canxi từ các sản phẩm hỗ trợ khi trẻ có các dấu hiệu của thiếu canxi, bổ sung canxi cần kết hợp với bổ sung vitamin D3, MK7 (vitamin K2), kẽm, DHA…nên chọn loại canxi hữu cơ dễ hấp thu, uống canxi sau bữa ăn, uống vào buổi sáng, uống nhiều nước để tránh lắng đọng canxi ở hệ thận – tiết niệu. Nên bổ sung theo đúng liều lượng khuyến cáo của bác sĩ hoặc nhà sản xuất tránh việc tự ý bổ sung quá liều lượng làm dư thừa canxi ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài việc bổ sung canxi qua ăn uống thì sự phát triển của chiều cao còn phụ thuộc vào đầy đủ các yếu tố khác như vitamin D, các amino acid (trong việc tạo hormon tăng trưởng) và năng lượng hàng ngày của bé. Mặc dù dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, nhưng cha mẹ không nên quên các yếu tố khác như vận động (thể dục thể thao). Cho các bé vui chơi tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh sẽ giúp việc đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.
Theo SK&ĐS
Thận trọng với sốc phản vệ do sữa
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị trường hợp bệnh nhi 3 tháng tuổi bị sốc phản vệ do sữa.
Gia đình bệnh nhi cho biết, khi thấy con gái biếng ăn, gia đình nghe tư vấn của bạn mua sữa non của Hàn Quốc và ngay sau mua về đã pha 1 gói sữa non với khoảng 160ml sữa mẹ cho trẻ ti bình. Khi mới được 80ml, bé gái xuất hiện các ban ở miệng rồi lan dần ra mặt và toàn thân, trẻ kích thích, quấy khóc. Trẻ được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng tím tái toàn thân, khó thở, nhịp tim nhanh trên 200 lần/ phút.
Tại Trung tâm cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được các bác sĩ nhanh chóng đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp, sử dụng adrenalin tiêm bắp sau đó truyền tĩnh mạch theo phác đồ và chuyển lên khoa Điều trị tích cực để theo dõi. Tại khoa Điều trị tích cực, các bác sĩ đã tiến hành cho bệnh nhi thở máy, sử dụng adrenalin và thuốc trợ tim hỗ trợ, bù nước, điện giải.
Ảnh minh họa.
TS.BS. Tạ Anh Tuấn-Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết bệnh nhi là trường hợp thứ ba bị sốc phản vệ do sữa mà khoa tiếp nhận trong vòng hơn 1 năm qua. Trước đó nửa năm, một bé trai 7 tháng tuổi cũng được gia đình đưa đi cấp cứu do có biểu hiện sốc trong khi dùng sữa công thức. Lúc đầu bé chỉ bị mẩn đỏ khắp người nhưng sau 1 tiếng các triệu chứng nặng xuất hiện rầm rộ như nôn, tím đầu ngón tay ngón chân.
Khi tới Bệnh viện Nhi Trung ương, ngoài việc hỗ trợ hô hấp, các bác sĩ tiếp tục sử dụng thuốc điều trị chủ chốt chống sốc phản vệ là adrenalin tiêm tĩnh mạch, thuốc vận mạch khác phối hợp, chăm sóc, cấp điện giải... nhưng không có dấu hiệu cải thiện. Huyết áp của trẻ không ổn định. Các bác sĩ phải tiến hành lọc máu liên tục. Sau gần 10 ngày điều trị, trẻ mới ổn định và được xuất viện.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.
Trong trường hợp người mẹ không đủ sữa cho con bú, việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa công thức rất cần có sự tư vấn và chỉ định của thầy thuốc do cơ địa của một số trẻ có thể dị dứng với các thành phần có trong sữa công thức.
M.Trang
Theo phapluatplus
Công nghệ mới giải quyết tình trạng tắc nghẽn hô hấp ở trẻ sơ sinh Các nhà khoa học Israel vừa phát triển công nghệ mới giúp thông khí, chống tắc nghẽn dòng chảy trong hệ hô hấp của trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ sinh non). Theo thống kê, có tới hơn 10% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới rơi vào tình trạng sinh non. Trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh non nói...