Tại sao trăn khổng lồ vội vàng bỏ chạy khi nhìn thấy rùa con?
Con trăn gấm có kích thước siêu khủng vội vàng bỏ chạy khi đang ăn thịt một con dê sau khi nhìn thấy rùa con lao tới.
Trăn gấm là một loại trăn sống thủy sinh có khả năng bơi lội cừ khôi và là kẻ săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn tại Florida và chúng cũng là loài trăn dài nhất thế giới.
Clip trăn dài nhất thế giới vội vàng bỏ chạy khi nhìn thấy rùa con:
Trăn hoảng sợ khi nhìn thấy rùa con
Không hiểu vì lý do gì mà nó lại sợ rùa con?
Trăn gấm đang thưởng thức bữa ăn là một con dê trưởng thành, để thêm phần đặc biệt, trăn gấm kéo hẳn con dê xuống dưới nước. Từng bó cơ cuốn chặt xác con mồi số đen khiến người xem không khỏi rùng mình.
Thế nhưng khi đang thưởng thức bữa ăn dưới nước, con trăn đã bị một kẻ thù không thể ngờ đến tấn công và làm cản trở bữa ăn. Thì ra kẻ tới phá đám lại chính là những con rùa mà không hề sợ hãi loài trăn to lớn này.
Rùa mon men tiến sát con trăn có kích thước khủng.
Thậm chí những con rùa còn định ăn thịt trăn bằng cách cắn vào da con trăn gấm khiến nó đau đớn và phải kéo lê cái xác con dê lên bờ trước khi chính mình bị rùa rỉa thịt.
Ánh mắt lấm lét của con trăn sau khi lôi được miếng ăn lên bờ.
Vốn là loài vật chậm chạp và lù khù, nhưng họ nhà rùa tỏ ra là một tay chơi khi đứng trước các loài bò sát, đặc biệt là trăn (dĩ nhiên không phải lúc nào rùa cũng là kẻ chiến thắng).
Tuyệt chiêu của rùa là những cú cắn “nhấm nhẳng” đến từ chiếc mỏ có sừng khiến đối thủ khó chịu.
Với lớp da tương đối dày, con trăn trong clip trên cũng cảm thấy khó chịu.
Để lâu thì không sao, nhưng vài vết cắn thì là cả vấn đề lớn đấy!
Rùa sinh tồn trên hành tinh này đã 157 triệu năm, mai rùa có cấu trúc phức tạp mà biến đổi đầu tiên bắt đầu xuất hiện cách đây khoảng hơn 260 triệu năm trong kỷ Permi, mai rùa tiến hóa qua hàng triệu năm, và dần dần cải tiến thành hình dạng như ngày nay.
Một di tích rùa hóa thạch 210 năm tuổi có lớp vỏ ngoài phát triển hoàn chỉnh tương tự như mai rùa ngày nay, một di tích hóa thạch khác cổ hơn 10 triệu năm tìm thấy ở Trung Quốc là Odontochelys semitestac có lớp vỏ ngoài cùng chưa hoàn thiện, được gọi là lớp giáp hay giáp mô.
Minh Anh
Hươu đốm mải ăn cỏ không biết trăn đá đã tiếp cận ở ngay dưới chân
Một cuộc chạm trán không thể gần hơn giữa con mồi và kẻ ăn thịt, con trăn liệu có tận dụng thành công cơ hội ngàn vàng này không?
Một con hươu đốm (Tên khoa học: Axis axis) đã vô tình tới gần một con trăn đá (Tên khoa học: Python sebae) tại Vườn Quốc gia Keoladeo, Ấn Độ mà không hề hay biết. Liệu tính mạng của nó sẽ ra sao khi tiếp cận với tử thần đáng sợ này.
Trăn tấn công hươu. Ảnh: Pinterest
Con trăn đang nằm sưởi ấm và không quan tâm tới con mồi đang tới sát mình, khi nhìn kỹ bạn sẽ thấy trên mình con trăn có những chiếc gai nhọn của nhím. Thì ra nó đã tấn công một con nhím trước đó và không thành công.
Lý do là con trăn vừa mới thức dậy sau thời gian ngủ đông nên chuyển động khá chậm chạp, nó cần sưởi ấm để có thể làm nóng cơ bắp. Vậy nên con hươu đã vô cùng may mắn khi còn sống sau khi đùa giỡn với tử thần.
Xem video:
Hươu đốm mạo hiểm lại gần trăn đá
Sapphire biển loài động vật dị bậc nhất hành tinh, có khả năng "tàng hình" Ít ai biết rằng trong lòng đại dương có loài động vật gọi là Sapphire biển. Sapphire biển được coi là loài động vật đẹp lung linh và kỳ dị nhất hành tinh. Chúng là một loài nhuyễn thể, thuộc nhóm động vật biển thân giáp bé nhỏ sống dưới đáy đại dương, nằm dưới cùng trong chuỗi thức ăn. Những sinh vật...