Tại sao tôm hùm chuyển màu đỏ khi được nấu chín?
Việc tôm hùm tự nhiên có màu xanh lục cũng không có gì là bí ẩn cả khi các cá thể sống ẩn mình dưới đáy biển thường có nhiều khả năng sống sót và truyền gen cho các đời sau hơn.
Tuy nhiên, bất cứ ai sành ăn tôm hùm đều biết rằng loài giáp xác này sẽ chuyển sang màu đỏ tươi khi được nấu chín. Vậy lý do của sự chuyển đổi màu sắc ấn tượng này là gì?
Anita Kim, trợ lý khoa học tại Thủy Cung New England, Boston cho hay tôm hùm thường sống ở các khu vực nhiều đá tảng hoặc bùn lầy. Chúng dựa vào sắc tố xanh đặc biệt trên cơ thể để ngụy trang trong môi trường sống và tránh khỏi ánh mắt rình mò của loài cá tuyết, cá tuyết chấm đen và nhiều loài cá khác.
Những chú tôm hùm đã chuyển đỏ hoàn toàn (Shutterstock).
Tuy nhiên, bất cứ ai sành ăn tôm hùm đều biết rằng loài giáp xác này sẽ chuyển sang màu đỏ tươi khi được nấu chín. Vậy lý do của sự chuyển đổi màu sắc ấn tượng này là gì?
Từ những năm 1870, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu sự thay đổi sắc tố này. Hơn một thế kỷ trôi qua trước khi ngành hóa sinh được chú trọng nhiều hơn. Và hóa ra việc nguy trang của tôm hùm lại là kết quả kết hợp của hai phân tử: một loại protein có tên là Crustacyanin và một Caroten (sắc tố tạo ra màu đỏ tươi, vàng và cam) có tên gọi Astaxanthin.
Tôm hùm không thể tự sản sinh Astaxanthin mà hấp thụ chất này từ nguồn thức ăn. Anita Kim phát biểu “Chất này gần giống với Beta-carotene. Chim hồng hạc ăn tôm có chưa Beta-carotene và có màu hồng. Khi tôm hùm ăn Astaxanthin, chúng cũng sẽ hấp thụ nó vào cơ thể.”
Nhưng quá trình đó không hề đơn giản. Astaxanthin có màu đỏ nhưng tôm hùm sống vẫn có màu xanh lục. Mãi đến năm 2002, các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra rằng protein Crustacyanin thay đổi màu của sắc tố Astaxanthin bằng cách xoắn phân tử và thay đổi cách nó phản xạ ánh sáng.
Michele Cianci, nhà hóa sinh công tác tại Đại học Bách khoa Marche, Ý khẳng định “Astaxanthin tự do có màu đỏ. Nhưng khi chúng liên kết với Crustacyanin, chúng chuyển màu xanh.” Lúc các nhà nghiên cứu phát hiện ra sự thật này, Michele lúc đó vẫn còn đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ làm việc trong phòng thí nghiệm.
Đề xuất thảo luận
Nhà hóa sinh Ciacin đã đưa ra một số ý kiến thảo luận như sau:
Khi tôm hùm được nấu chín ở nhiệt độ cao – dù là luộc, nướng lò hay nướng than – Crustacyanin vẫn sẽ giải phóng Astaxanthin, cho phép sắc tố này tháo xoắn và hiển thị màu sắc thật.
Khi tôm hùm được nấu chín, các phân tử Crustacyanin mất hình dạng và tổ chức lại theo những cách khác nhau. Sự thay đổi vật lý về hình dạng của protein có ảnh hưởng rõ rệt đến màu sắc của tôm hùm.
Nói cách khác, “hãy tưởng tượng bạn đang cầm một dải cao su trong tay. Bạn có thể áp đặt bất kỳ loại cấu hình nào bạn muốn lên dải cao su đó” giống như cách các phân tử Crustacyanin xoắn Astaxanthin.
“Khi bạn giải phóng dây cao su, nó sẽ trở lại hình dạng ban đầu của nó.” Tương tự như vậy, Crustacyanin, khi được làm nóng, sẽ giải phóng Astaxanthin, cho phép sắc tố này chuyển về màu đỏ ban đầu.
Các nhà khoa học đã tìm ra được các nguyên nhân về mặt hóa học nhưng họ vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ tính chất vật lý của việc Crustacyanin có thể tạm thời đảo ngược sắc tố đỏ thành xanh như thế nào. Một số nhóm nghiên cứu đang sử dụng một loạt các kỹ thuật để tìm ra cách Crustacyanin phối hợp với Astaxanthin phản chiếu ánh sáng xanh.
“ Nguyên nhân Astaxanthin chuyển xanh khi nó bị xoắn lại vẫn còn là một ẩn số.” Nhưng điều này sẽ không thể ngăn bạn chia sẻ một chút kiến thức về Caroten với bạn bè vào lần tới khi các bạn hạ gục chú tôm hùm đỏ mọng nước đâu đấy.
Hoài Anh
Theo Live Science
5 tác nhân khiến tình trạng thâm nám tồi tệ hơn
Muốn da hết thâm nám, các chị em cần chú ý tránh ngay 5 tác nhân gây hại khôn lường này
Nám da chính là tình trạng da sản sinh melanin quá đà, tạo nên những đốm màu nâu hay vàng thâm xuất hiện trên da, đặc biệt là ở vùng gò má, sống mũi hoặc trán, cằm. Tuy không đau đớn nhưng chúng lại gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nám. Hãy thử xem, bạn có mắc phải chúng không và học cách đẩy lùi nám da "đáng ghét" theo tips dưới đây để phần nào hạn chế chúng phát triển nhé.
1. Nhiệt độ và ánh nắng mặt trời
Tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời phá vỡ cấu trúc da, khiến da bị bong tróc, kích thích sản sinh các tế bào hắc sắc tố melanin - nguyên nhân trực tiếp gây nám da, sạm da và tàn nhang. Nếu thường xuyên tiếp xúc ánh nắng vào khoảng thời gian 10-16h, tia UV sẽ tác dụng trực tiếp lên da, gây nóng và tổn thương da, kích thích sản sinh melanin.
Cách khắc phục: Bôi kem chống nắng mỗi ngày và dùng thêm những sản phẩm che chắn như mũ, áo để tránh nắng. Đồng thời hạn chế đi ra ngoài đường vào thời gian: 10 - 16 giờ.
2. Ánh sáng từ màn hình máy tính và TV
Máy tính, điện thoại, hay các thiết bị điện tử đều phát ra các tia bức xạ tác động trực tiếp vào vùng da hở như tay, cổ mặt hay thậm chí là đùi (khi bạn giữ máy tính xách tay quá lâu trên đùi) dẫn đến vùng da này sần sùi, sạm đen và thô ráp, xuất hiện các vết thâm nám. Dân văn phòng có nguy cơ bị nám cao do ngồi làm việc nhiều với máy tính (7-8h/ngày) làm tăng giãn nở lỗ chân lông khiến việc tiếp xúc với các tia bức xạ diễn ra nhanh hơn.
Cách khắc phục: Kem chống nắng cũng giúp phần nào giảm thiểu tác hại từ ánh sáng xanh. Vì vậy bạn đừng quên bôi kem chống nắng mỗi ngày. Nên ngồi cách màn hình máy tính khoảng 35cm và cứ cách 2 tiếng thì nên rửa mặt hoặc xịt khoáng một lần để giảm sự tác động của tia bức xạ lên da.
3. Mỹ phẩm trang điểm có chứa kim loại nặng
Một số hóa chất và kim loại nặng thường được sử dụng trong mỹ phẩm (như chì) khiến da dễ bị bào mòn, giảm sức đề kháng, suy yếu và dễ bị oxy hóa hơn càng làm tăng sắc tố da. Các loại hoá chất đó sẽ khiến làn da khó tiếp nhận dưỡng chất, khả năng miễn dịch của da suy yếu và ứ đọng lượng lớn hóa chất không chỉ làm nám nặng hơn mà còn gây ra ung thư da, dị ứng mẩn ngứa...
Cách khắc phục: Nên xem kỹ thành phần và nguồn gốc xuất xứ các loại mỹ phẩm. Tránh xa các sản phẩm có chứa kim loại nặng chì, asen.
4. Căng thẳng, stress kéo dài
Một nghiên cứu năm 2013 của Ba Lan cho thấy khi những phụ nữ trẻ thường xuyên căng thẳng sẽ dễ bị nám da hơn. Căng thẳng, stress, Pregnenolone trong tuyến thượng thận sẽ chỉ còn đủ năng lực ức chế Cortisol, mà mất đi khả năng cân bằng hormone giới tính Estrogen - Testosterone. Khi Estrogen quá cao, hoặc không cân bằng sẽ kích thích cơ thể sản sinh Melanin và hình thành nám.
Cách khắc phục: Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Dành thời gian tập thể dục, ăn uống đủ chất để giúp tăng cường thể chất có làn da luôn khỏe mạnh để phòng ngừa và ngăn chặn nám.
5. Thiếu ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với làn da của bạn, bất kể sản phẩm mỹ phẩm, chất dinh dưỡng nào cũng không thể so được với tác dụng bảo vệ sắc đẹp của giấc ngủ. Thiếu ngủ sẽ dẫn đến lưu thông máu kém và làm tăng lượng hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể bạn . Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến tăng sắc tố gây ra nám sạm da.
Cách khắc phục: Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Trước khi ngủ không nên uống cà phê, cacao, trà, hút thuốc lá...; bạn cũng không nên ăn quá no trước khi ngủ. Nên nằm ngửa và kê gối thấp để tránh hình thành nếp nhăn trên da.
Hạ Anh
Theo phunutoday.vn
Truy tìm những nguyên nhân không ngờ khiến da mặt chảy xệ Chẳng có người phụ nữ nào muốn nhìn mình trong gương với gương mặt chảy xệ nhăn nheo. Qua thời gian, phụ nữ dần dần bước vào thời kỳ lão hóa. Nơi tiết lộ dấu hiệu tuổi tác rõ ràng nhất chính là làn da thân yêu. Nguyên nhân do đâu? Bỏ qua sự tàn phá của thời gian, chính lối sống cùng...