Tại sao thi ĐH Kinh tế Luật điểm toán nhân 2?
Năm nay, trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG, TP.HCM áp dụng nhân đôi hệ số môn toán cho cả 3 khối A, A1, D1 với điều kiện tổng điểm 3 môn của thí sinh trên điểm sàn.
Câu hỏi: “Xin cho em hỏi từ một số nguồn tin không chính thức từ bạn bè em biết rằng, truờng đại học Kinh tế Luật thuộc đại học Quốc gia TP.HCM, năm nay tất cả các ngành đều điểm toán nhân 2. Điều này có đúng không ạ? Năm nay em định dự thi vào ngành Luật Kinh tế của truờng đại học Kinh tế Luật, nhưng điểm toán em chỉ khoảng đạt mức trung bình khá nên em cũng đang do dự với quyết định này?
Ngoài ra, năm nay truờng cũng có ngành mới là Luật Quốc tế, cho em hỏi ngành này có gì mới và đặc biệt gì hơn so với ngành Luật Kinh tế? Xin mọi người cho em lời khuyên” – thí sinh ở địa chỉ email eenagekind_boy…@yahoo.com.vn.
Trường ĐH Kinh tế Luật chưa có ngành Luật Quốc tế. (Ảnh minh họa).
Ban Tư vấn tuyển sinh ĐHQG TP.HCM: “Trường ĐH Kinh tế – Luật ĐHQG, TP.HCM áp dụng nhân đôi hệ số môn toán cho cả 3 khối thi A, A1, D1 với điều kiện tổng điểm 3 môn của thí sinh phải từ điểm sàn trở lên. Đây là một lợi thế cho những bạn học giỏi môn toán. Nếu thật sự em thích và quyết tâm thi ngành này, em nên tập trung để học tốt hơn môn toán.
Video đang HOT
Năm 2012, trường ĐH Kinh tế Luật chưa có ngành Luật Quốc tế, chỉ tuyển sinh nhóm ngành luật kinh tế, đào tạo cử nhân luật nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo có phẩm chất đạo đức tốt.
Cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế có thể làm việc tại các cơ quan, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các văn phòng tư vấn pháp luật, công ty luật Việt Nam và công ty luật nước ngoài, tòa án, viện kiểm sát, cơ quan tư pháp, cơ quan đại diện ngoại giao…
Theo danh mục mã ngành cấp 4 của Bộ GD&ĐT, em muốn đăng ký dự thi vào ngành này, ở mục 2 em phải ghi rõ mà ngành là D380107: ở mục “chuyên ngành trong hồ sơ đăng ký dự thi thí sinh ghi “Luật thương mại quốc tế” hoặc “Luật kinh doanh” hoặc “Luật tài chính – ngân hàng – chứng khoán” hoặc “Luật thương mại quốc tế”.
BAN TƯ VẤN TUYỂN SINH
Theo Infonet
'Không được đổi tên đại học Quốc gia'
Trước đề xuất đổi tên đại học Quốc gia thành Viện đại học, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: "Đại học Quốc gia có lịch sử và thương hiệu từ lâu, không được đổi tên".
Chiều 22/3, thảo luận về dự Luật Giáo dục đại học, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết, có ý kiến đề nghị đổi tên các ĐH, ĐH Quốc gia thành Viện đại học và không nên phân biệt như hiện nay để phù hợp với quy định Luật Giáo dục sửa đổi.
Tuy nhiên, theo ông Thi, các ĐH Quốc gia có vị thế đặc biệt và chức năng nhiệm vụ quan trọng mang tầm quốc gia trong nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời giữ vai trò là đầu tàu phát triển của cả hệ thống giáo dục. Các ĐH khác là các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của từng vùng miền. Do đó, cần phân biệt các ĐH và ĐH Quốc gia để có chính sách đầu tư, cơ chế quản lý phù hợp.
Nêu ý kiến đề nghị đổi tên ĐH Quốc gia song ông Đào Trọng Thi cũng khẳng định đây là một thương hiệu lớn. Ảnh: N.H.
Song, để tránh nhầm lẫn Ủy ban này đề nghị đổi tên ĐH, ĐH Quốc gia thành Viện đại học và Viện đại học quốc gia, đồng thời bổ sung quy định về cơ cấu tổ chức mô hình này trong luật.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng, ĐH Quốc gia đã là một thương hiệu lớn. "Xây dựng được một thương hiệu là vô cùng khó khăn. Những đại học danh tiếng của Mỹ như Havard cũng phải mất cả trăm năm xây dựng. Theo tôi, nên giữ, không cần thiết thay đổi", ông Dũng nói.
Thậm chí, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh: "ĐH Quốc gia có lịch sử và thương hiệu từ lâu, không được đổi tên. Nhân đang bàn về Luật Giáo dục đại học, nên đưa vào luật để khẳng định vai trò, vị trí của các đại học này".
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: "ĐH Quốc gia có lịch sử và thương hiệu từ lâu, không được đổi tên". Ảnh: N.H.
Nhiều ý kiến phát biểu của các Ủy ban cũng tán thành các quan điểm giữ nguyên tên ĐH Quốc gia. Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai còn đề nghị tăng quyền tự chủ hơn nữa cho ĐH Quốc gia để xứng đáng với vai trò đầu tàu của cả hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Cũng trong phiên thảo luận, Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề khác. Đối với việc phân tầng các cơ sở giáo dục đại học, các Ủy viên Thường vụ đều cho rằng, đây là xu thế chung của thế giới. Phân tầng tạo ra bảng xếp hạng, là mục tiêu để các trường đại học phấn đấu.
Theo Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, đây là xu hướng tất yếu mà thế giới đã làm. Việc này cần được thể hiện rõ trong luật nhằm quy hoạch phát triển các ĐH hàng đầu, làm trụ cột cho giáo dục đại học.
Liên quan đến quyền tự chủ của các nhà trường, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, chất lượng đào tạo của các nhà trường chưa đồng đều, nhiều trường chưa đạt chuẩn về đào tạo. Do đó, không thể giao ngay quyền tự chủ cho tất cả các nhà trường mà cần có lộ trình cụ thể.
Theo VNE
ĐH Đà Nẵng: Hơn 13.000 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 Ngày 16/2, Đại học Đà Nẵng công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh các bậc Đại học, Cao đẳng , Trung cấp là 13.720. Năm 2012, ĐH Đà Nẵng có hơn 13 nghìn chỉ tiêu tuyển sinh các bậc ĐH, CĐ và TCCN. Trong đó, bậc Đại học có 8.740 chỉ tiêu (CT); Cao đẳng: 2.790 CT...