Tại sao smartphone Trung Quốc phổ biến trên toàn cầu?
Giá thành rẻ, thiết kế hoàn thiện và phần cứng tốt là những ưu điểm khiến điện thoại Trung Quốc nhanh chóng xâm chiếm nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Cụm từ “điện thoại Trung Quốc” đã trở nên quá quen thuộc và đi vào tâm trí người tiêu dùng ở bất cứ đâu trên thế giới. Thị phần smartphone quý III/2015 cho thấy một tín hiệu đáng lưu tâm khi nhiều nhà sản xuất di động đến từ Trung Quốc đã nằm trong top 10 thương hiệu di động phổ biến toàn cầu.
Dưới đây là những lý giải cho câu hỏi tại sao smartphone Trung Quốc lại bành trướng nhanh như thế.
Giá thành rẻ
Điều dễ thấy nhất đó là smartphone Trung Quốc có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với những thương hiệu khác. Chỉ cần bỏ ra 400 USD, người dùng có thể sở hữu những thiết bị cao cấp như Honor 7, trong khi với những HTC One M9, Galaxy Note 5 hay BlackBerry Priv…, khách hàng phải chi ra ít nhất 700 USD.
Tại hầu hết các phân khúc, smartphone đến từ Trung Quốc đều rẻ hơn so với những sản phẩm khác. Không có gì ngạc nhiên khi khách hàng từ bỏ những thương hiệu lớn để đến với những nhà sản xuất mới nổi với mức giá “nhẹ nhàng hơn rất nhiều”.
Sự khác biệt
Sự phát triển nhanh chóng của smartphone đã khiến chúng ngày càng trở nên giống nhau đến mức nhàm chán. Trong khi đó, khách hàng cần một sản phẩm khác biệt. Và rõ ràng, các nhà sản xuất Trung Quốc đã nắm bắt được tâm lý của người dùng. Sản phẩm của họ ngày một được thiết kế tốt hơn.
Video đang HOT
Huawei P8 là thiết bị cao cấp có thiết kế bắt mắt và giá thành tầm trung.
Hãy nhìn vào những model như Meizu Pro 5 hay Lenovo Vibe P1. Những công ty này đã biết tự tạo cho mình bản sắc riêng mang đậm dấu ấn của mình vào những thiết bị di động.
Chỗ đứng của những nhà sản xuất đến từ Trung Quốc
Sự tăng trưởng nhanh chóng đã giúp họ có chỗ đứng trên thị trường. Tại Trung Quốc, các nhà sản xuất bắt đầu nhận thấy sự bão hòa của smartphone và dần chuyển trọng tâm thị trường của mình sang Mỹ, châu Âu hay thị trường mới nổi Ấn Độ, châu Phi.
Vấn đề mà họ gặp phải đó chính là câu chuyện thương hiệu. Những thị trường phát triển như Mỹ, châu Âu khá dè dặt với những hãng sản xuất đến từ Trung Quốc.
Lenovo là thương hiệu có bước đi khôn ngoan. Sau khi mua lại Motorola từ Google, tháng 11 vừa qua công ty đã thông báo sáp nhập mảng kinh doanh di động vào Motorola. Điều này đã giúp hãng phù phép biến mình thành thương hiệu quen thuộc trong tâm trí người dùng. Những thiết bị như Moto G đã giúp thị phần của Lenovo tăng trưởng nhanh chóng.
Moto G là ví dụ điển hình về chiến lược ‘ve sầu thoát xác’ của các nhà sản xuất Trung Quốc.
Sự hoàn thiện của sản phẩm
Những thiết bị đến từ Trung Quốc không chỉ có giá thành rẻ mà chúng còn được trau chuốt về thiết kế Huawei P8 hay OnePlus 2 luôn nằm trong top những smartphone có thiết kế tốt nhất.
Không chỉ thế, chúng lại có chất lượng tốt mặc dù giá thành rẻ. Việc những thương hiệu lớn đặt dây chuyền sản xuất của mình tại Trung Quốc đã giúp những công ty địa phương nhanh chóng bắt kịp với thế giới.
Người dùng được tự do hơn
Từ xưa đến nay, điện thoại hai SIM đã trở thành “đặc sản” của Trung Quốc. Sau này nhiều tên tuổi lớn cũng bắt đầu tạo ra những phiên bản hai SIM cho các sản phẩm của mình.
Hầu hết các thiết bị từ Trung Quốc đều tích hợp hai khe cắm thẻ SIM.
Tích hợp hai SIM giúp người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi SIM mà không cần phải tháo ra, lắp vào khi công tác hay du lịch nước ngoài.
Ngoài ra, phần lớn smartphone Trung Quốc không bán kèm hợp đồng nhà mạng. Khách hàng sẽ không bị khóa mạng nếu sử dụng ở những quốc gia khác ngoài nơi mua thiết bị.
Trần Tiến
Theo Zing
Smartphone Trung Quốc giá rẻ bán chạy đột biến
Trong tầm 2 đến 5 triệu đồng, nhiều model Trung Quốc giá rẻ cấu hình mạnh của Xiaomi, Meizu như Redmi Note 2, Redmi Note 3 hay M2 có lúc "cháy hàng" dịp cuối năm này.
Quang Muộn, chủ hai cửa hàng kinh doanh điện thoai xách tay ở Cầu Giấy và Trường Chinh (Hà Nội) cho biết, mỗi ngày bên anh bán được hàng chục mẫu smartphone của Xiaomi, doanh số tiêu thụ tốt chẳng kém "cơn sốt" iPhone 5c giá rẻ hồi đầu năm.
Trong khi đó, anh Đinh Quang Lộc, chủ một hệ thống chuyên kinh doanh điện thoại Trung Quốc cũng vừa mở thêm hai cửa hàng mới, một tại Hà Nội và một tại TP HCM. Theo anh, thị trường điện thoại Trung Quốc "xách tay" ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh so với năm ngoái, khách hàng ngày càng tăng nên phải mở rộng hệ thống để đáp ứng.
Chỉ trong vòng một năm, smartphone Trung Quốc có thương hiệu đã tràn ngập ở thị trường Việt Nam. Không chỉ nhiều hãng mới đổ bộ vào, đưa máy lên các kệ hàng chính hãng mà ngay cả thị trường "xách tay", những cái tên tới từ Xiaomi, Meizu hay LeTV cũng được giới kinh doanh ưa chuộng. Không ít model mới ra được săn đón và tìm cách đưa về Việt Nam sớm nhất, sức hút không kém những "siêu phẩm".
Gần cuối năm, hàng cao cấp bán chậm, iPhone cũng ế ẩm nhưng những model giá rẻ như Xiaomi Redmi Note 2 hay Redmi Note 3 luôn đắt khách. Đây đang là cứu cánh cho doanh số của hệ thống, anh Hà Mạnh Tuấn, quản lý Hoàng Hà Mobile chia sẻ. Từ lúc về Việt Nam hồi cuối tháng trước, Redmi Note 3 của Xiaomi luôn trong tình trạng khan hàng, máy về được vài ngày là lại hết. Để có nguồn hàng lớn, hệ thống này phải cắt cử nhân viên sang Trung Quốc gom máy trong đợt đầu.
Cũng như iPhone, độ "hot" của sản phẩm giá rẻ khiến họ phải niêm yết giá các màu chênh lệch nhau tới 300.000 đến 400.000 đồng, dù sản phẩm giá trị chỉ trên dưới 4 triệu đồng. Trong đó, phiên bản màu vàng Gold được để giá cao hơn hai màu đen và bạc. Ngoài Redmi Note 3, những model như Redmi Note 2 cũng của xiaomi hay M2 Note, M2 của Meizu, X600 của LeTV đang bán rất chạy và được săn đón ở thị trường "xách tay".
Theo anh Muộn, lúc trước, đa phần người dùng Việt Nam vốn không ưa đồ điện tử, đặc biệt là điện thoại, thương hiệu Trung Quốc vì chất lượng có thể không bền như quảng cáo, mẫu mã xấu. Tuy nhiên, thị trường thay đổi đi nhiều ở thời của những thương hiệu mới như xiaomi, Meizu. Ban đầu chỉ kinh doanh điện thoại "xách tay" Hàn Quốc như Sky Pantech sau đó là điện thoại hàng Nhật, nhưng giờ, mặt hàng bán chính tại cửa hàng của anh Muộn lại là các smartphone Trung Quốc, cùng với iPhone.
So với Samsung, Sony hay HTC, Asus, smartphone của Xiaomi, Meizu hầu hết có cấu hình mạnh mà giá lại rẻ hơn, hàng mới nên chất lượng dễ kiểm soát. Như model đang "ăn khách" Redmi Note 3 có giá trên dưới 4 triệu đồng, nhưng được trang bị vỏ kim loại nguyên khối, màn hình Full HD, RAM tới 3GB và cảm biến vân tay. Với cấu hình như vậy khó chọn iPhone hay Samsung, Sony, HTC vì hoặc là phải bỏ tiền gấp đôi để mua hàng mới hai là chọn hàng đã qua sử dụng với nguy cơ mua phải hàng dựng, anh Hà Mạnh Tuấn giải thích.
Hầu hết các smartphone của Xiaomi, Meizu hay LeTV xách tay về Việt Nam vẫn bị hạn chế, không tải được ứng dụng Play Store và sử dụng dịch vụ của Google. Dẫu vậy, theo các cửa hàng, người mua vẫn chấp nhận vì đa phần là sinh viên, người biết có tìm hiểu về đồ công nghệ. Cộng đồng người dùng những mẫu smartphone Trung Quốc như Xiaomi, Meizu trong nước cũng tăng lên nhiều nên các bản ROM, phần mềm khắc phục những lỗi hay hạn chế như trên cũng sớm có.
Tuấn Anh
Theo VNE
Năm 2016, người dùng có nguy cơ bội thực siêu phẩm di động Sau thông tin cho rằng Sony sẽ ra mắt 5 smartphone cao cấp vào đầu năm sau, đến lượt Galaxy S7 của Samsung được đồn đại là có 4 phiên bản khác nhau. Evan Blass - người nổi tiếng với tài khoản Twitter @Evleaks chuyên cung cấp thông tin rò rỉ về các siêu phẩm di động - vừa báo đến người dùng...