Tại sao phụ nữ gặp phản ứng phụ từ vắc xin COVID-19 nhiều hơn?
Thống kê ở Mỹ cho thấy phụ nữ thường bị đau đầu, chóng mặt… sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nhiều hơn đàn ông. Điều này có đáng lo không?
Phụ nữ có thể dễ bị phản ứng phụ với vắc xin hơn đàn ông – Ảnh: REUTERS
Theo báo USA Today , thống kê tiêm chủng ở Mỹ ghi nhận một điều lâu nay các bác sĩ đã quan sát và nghi ngờ: phụ nữ gặp phản ứng phụ nhiều hơn đàn ông.
Cụ thể, trong số gần 7.000 báo cáo phản ứng phụ gửi về Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ từ ngày 14-12-2020 đến ngày 13-1-2021, hơn 79% trường hợp là phụ nữ. Các triệu chứng phổ biến là đau đầu, mệt mỏi và chóng mặt.
Ngoài ra, phụ nữ cũng dễ gặp một số phản ứng phụ hiếm như vùng da tiêm vắc xin bị mẩn đỏ và ngứa (chiếm 77%) – hay còn gọi là hiện tượng “cánh tay Moderna”, bởi 95% trường hợp xảy ra với vắc xin ngừa COVID-19 của Moderna.
Theo các chuyên gia y tế Mỹ, người dân không cần lo lắng vì các phản ứng phụ trên là dấu hiệu tốt cho thấy hệ miễn dịch đang được kích hoạt, còn tại sao phụ nữ bị nhiều hơn là do khác biệt về mặt sinh học.
Thông thường, phụ nữ có phản ứng miễn dịch với vắc xin lớn hơn đàn ông, điều này giải thích tại sao họ cũng gặp nhiều phản ứng phụ với vắc xin COVID-19 hơn.
Video đang HOT
“Ở góc độ sinh học, đôi khi cơ thể phụ nữ tạo ra kháng thể sau khi tiêm vắc xin nhiều gấp đôi so với đàn ông” – bà Rosemary Morgan, nhà khoa học thuộc Trường Y Bloomberg, Đại học John Hopkins, cho biết.
Bác sĩ Daniel Saban từ Đại học Duke (Mỹ) cho rằng có thể do phụ nữ có nhiều tế bào T CD4 hơn, đây là các tế bào giúp kích hoạt các tế bào khác của hệ miễn dịch sinh ra kháng thể chống virus.
“Đó là do phản ứng miễn dịch đáp ứng đang hoạt động mạnh mẽ hơn với vắc xin”, ông Daniel Saban nói.
Theo bác sĩ Saban, nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của đàn ông và phụ nữ vì một số tế bào miễn dịch có thụ thể estrogen, phụ nữ lại sinh ra nhiều estrogen hơn đàn ông.
Trầm cảm ở Hàn Quốc lên mức kỷ lục
Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, ngược đãi bản thân trong đại dịch, số ca trầm cảm trong 6 tháng đầu năm tăng đến mức kỷ lục.
Covid-19 mang đến nỗi lo bệnh tật, khủng hoảng thu nhập, mất việc làm, ám ảnh tâm thần, lo lắng bất an. Thống kê của chính phủ Hàn Quốc cho thấy số người cố ý ngược đãi bản thân trong nửa đầu năm 2020 tăng gần 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Số ca điều trị trầm cảm cũng đạt kỷ lục, hơn 595.000 người, tăng 5,8% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Tỷ lệ tự tử, vốn là vấn đề nhức nhối tại Hàn Quốc, cũng leo thang. Giới chuyên gia đặc biệt quan tâm đến những ca tự tử ở phụ nữ trong độ tuổi 20, chiếm 1.924 số trường hợp nửa đầu năm.
Bác sĩ Park Changmin, người sáng lập Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Seoul, cho biết: "Nỗi lo lắng, bất an nhất của họ là tương lai bất định trong thời điểm khó khăn này".
Ông Park nhận định: "Kể từ khi đại dịch bùng phát, mọi người trở nên lo lắng về công ăn việc làm. Thu nhập của họ giảm xuống, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Đây dường như là xu hướng đang nổi lên".
Các chuyên gia chỉ ra rằng tỷ lệ tự tử ở phụ nữ trẻ đã tăng lên mức báo động vào tháng 4, thời gian cao điểm của Covid-19 tại Hàn Quốc. Trường học đóng cửa, công ty sắp xếp cho nhân viên làm việc tại nhà, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, cơ hội tụ họp gia đình và bạn bè tiêu tan do tình trạng phong tỏa.
Một phụ nữ Seoul ngồi bên vệ đường sau khi thần tượng tự tử, tháng 12/2017. Ảnh: AP
Ông Park giải thích: "Giãn cách xã hội ở Hàn Quốc khác với những nước khác, nhưng chắc chắn nó đã dẫn đến tình trạng căng thẳng cao độ ở người dân. Các địa điểm gặp gỡ mọi người bị hạn chế nghiêm trọng".
Theo thống kê của Bộ Y tế và Phúc lợi, phụ nữ có ý định tự tử thường xuyên hơn nam giới gấp 1,5 lần. Năm ngoái, khoảng 60% số người nhập viện cấp cứu vì tình trạng này là nữ giới. Trong 6 tháng đầu tiên của đại dịch, phụ nữ Seoul trong độ tuổi 20 cố gắng tự tử nhiều gấp 5 lần so với bất cứ nhóm đối tượng nào khác.
Nếu không tiến đến quyết định tự tử, nhiều người chọn cách ngược đãi bản thân.
Theo giáo sư David Tizzard, khoa giáo dục tại Đại học Phụ nữ Seoul, Covid-19 đã chất thêm lớp căng thẳng khác lên một xã hội vốn đầy áp lực, đặc biệt đối với phụ nữ trẻ tuổi.
"Tôi không nghĩ rằng thủ phạm hoàn toàn là Covid-19. Hàn Quốc là nơi có tiêu chuẩn rất rõ ràng và cực đoan về vẻ đẹp của nữ giới. Nếu không đạt được chuẩn mực đó, họ sẽ chán nản".
Những áp phích thuộc Chiến dịch chống tự tử, được dán trên một cây cầu tại Seoul. Ảnh: AFP
Nhiều người cố gắng theo đuổi "hình ảnh hoàn mỹ". Đây không phải điều phổ biến ở các nền văn hóa khác. Sự ám ảnh đến mức cực đoan, cộng với tốc độ phát triển của mạng xã hội góp phần làm gia tăng tỷ lệ trầm cảm.
Tiến sĩ tâm thần Kwon Jun-soo cho biết các vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu hay trầm cảm phổ biến hơn hẳn ở nữ giới. "Khoảng 50-70% người tự tử có tiền sử trầm cảm. Khoảng 6/10 bệnh nhân trầm cảm là phụ nữ".
Giáo sư Jang Soong-nang, trường Cao đẳng Điều dưỡng Chữ thập đỏ, giải thích phụ nữ Hàn Quốc là đại diện cho lực lượng lao động không chính thức và được trả lương thấp. Nhìn chung, họ cảm thấy thiếu an toàn trong không gian công cộng. Nhiều người từng bị lạm dụng trong một mối quan hệ.
"Nói một cách đơn giản, xã hội Hàn Quốc còn khó khăn đối với phụ nữ", bà nói.
Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi đại dịch quét qua. Theo Lee Eun-ju, thuộc Đảng Công lý, lệnh giãn cách xã hội đã gây ra đau khổ về tinh thần. Bà cho rằng điều này nên được coi là "khủng hoảng xã hội", thay vì vấn đề cá nhân.
"Chính phủ nên đưa ra các biện pháp chuẩn bị và sẵn sàng điều trị. Đặc biệt đối với những gia đình trẻ, thu nhập thấp, cần cung cấp một hệ thống để họ dễ dàng tiếp cận dịch vụ, bao gồm tư vấn và hỗ trợ, hạ thấp ngưỡng nhận tham vấn y tế", bà nhận định.
Trump hứa sớm đề cử Thẩm phán Tòa án Tối cao Trump cho biết ông sẽ đề cử người kế nhiệm thẩm phán Ruth Ginsburg mới qua đời, cho biết đó có thể là một phụ nữ. "Chúng ta sẽ sớm có một ứng viên được đề cử. Tôi nghĩ lựa chọn một người phụ nữ sẽ là phương án phù hợp. Chúng tôi tôn trọng quy trình bổ nhiệm, tôi nghĩ nó sẽ...