Tại sao nhiều người Trung Quốc lựa chọn mua các xe điện địa phương như Nio thay vì Tesla
Người tiêu dùng Trung Quốc đắn đo khi mua ô tô điện của Tesla hay các sản phẩm thay thế tại địa phương, họ luôn nghĩ đến hai điều: giá cả và quãng đường di chuyển.
Test dẫn đầu về thị trường nhưng nhiều người lại chuyển sang những sự lựa chọn khác
Các công ty khởi nghiệp ô tô Trung Quốc được liệt kê như Nio, Xpeng và Li Auto đã chứng kiến lượng giao hàng tăng vọt vào năm ngoái bất chấp sự sụt giảm của thị trường ô tô nói chung và đại dịch Covid-19. Cổ phiếu của các công ty đã tăng vọt vào năm 2020, nhưng đã giảm nhẹ trong năm nay.
Rõ ràng, Tesla vẫn là công ty dẫn đầu thị trường xe điện cao cấp tại Trung Quốc. Trong một cuộc kiểm tra nhanh vào đầu giờ đi làm buổi tối một ngày, CNBC đã phát hiện thấy 11 chiếc xe Tesla chạy ngang qua, cùng với hai chiếc SUV Nio, một chiếc của WM Motor và chiếc Sedan P7 mới nhất của Xpeng. Dưới đây là những gì mà một số người tiêu dùng Trung Quốc cho biết đã ảnh hưởng đến quyết định mua một chiếc ô tô điện trong nước của họ.
Đầu tiên chính là: Khả năng cạnh tranh về giá cả
Chen Yingjie, 42 tuổi, cho biết anh mua chiếc SUV Li One của Li Auto vào tháng 4 năm 2020 với giá khoảng 300.000 nhân dân tệ (46.000 đô la) sau khi nhận ra rằng anh sẽ phải trả gấp đôi để mua một chiếc xe tương tự từ Nio, Tesla với tất cả các thông số kỹ thuật mà anh muốn.
Giá khởi điểm của Nio thấp, nhưng có nhiều tính năng phải trả thêm. Một phần trong chiến lược của Nio là bán nhiều tính năng xe hơi thông qua mô hình đăng ký. Ví dụ, năm ngoái, công ty đã tung ra kế hoạch “pin dưới dạng dịch vụ” tính phí hàng tháng cho pin – tương tự như phí nhiên liệu thông thường cho một chiếc ô tô chạy bằng khí đốt truyền thống.
Video đang HOT
Đối với Wang Jingyan, 29 tuổi, anh cho biết sự chú trọng của Nio vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng là điều mà anh thấy đáng để trả thêm vì nó giúp anh tiết kiệm thời gian đến cửa hàng sửa chữa. Giá cả cũng là một yếu tố đối với anh ta. Wang cho biết anh đã mua chiếc Nio ES6 với giá khoảng 450.000 nhân dân tệ vào cuối năm 2019 – chiếc xe điện đầu tiên của anh – sau lời giới thiệu từ một người quản lý tại nơi làm việc và so sánh nó với một chiếc Lexus RX đắt tiền hơn.
Anh ấy nói đã không có cơ hội để thử trước Model 3 của Tesla, nhưng anh ấy không có ấn tượng tốt dựa trên trải nghiệm của bạn bè và những câu chuyện trực tuyến về dịch vụ khách hàng kém tại các cửa hàng.
Các mối quan tâm về Quãng đường di chuyển
Xe có thể chạy được bao xa chỉ với một lần sạc pin là một yếu tố quan trọng khác đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Zhang Zhen, 41 tuổi, sống ở một vùng lạnh giá của miền bắc Trung Quốc, lo ngại về lượng năng lượng mà chiếc ô tô có để hoàn thành một chuyến công tác trong khi đang bật máy sưởi trong xe. Vì vậy, vào mùa thu năm ngoái, gia đình anh đã mua một chiếc Li One, đi kèm bình xăng để sạc pin. Bình tăng nhiên liệu cho phép Li One lái xe từ 180 km đến 800 km trong một lần sạc duy nhất.
Zhang cho biết vợ anh chủ yếu sử dụng xe riêng của mình để đưa con cái đi học. Các con cũng hứng thú với xe của vợ anh hơn là chiếc xe điện mà anh đang dùng vì chúng có thể xem phim hoạt hình trên màn hình tích hợp bên trong xe.
Thêm nữa là anh ấy nhận thấy việc sửa chữa xe điện sẽ phức tạp hơn so với một chiếc xe bình thường vì khu vực đông bắc Trung Quốc quá thiếu thốn những điểm tích sạc điện và nơi bảo hành.
Hỗ trợ của chính phủ
Trong nỗ lực hỗ trợ địa phương phát triển xe điện, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chương trình trợ giá và nhấn mạnh việc xây dựng mạng lưới sạc điện quốc gia.
Theo Mingming Huang, đối tác sáng lập tại Quỹ Future Capital Discovery, một nhà đầu tư tại Li Auto nhận định rằng so với Mỹ, phần lớn ô tô ở Trung Quốc không có chỗ đậu xe cố định, khiến nhiều tài xế khó có thể thường xuyên đến các trạm sạc pin. Đó là lý do tại sao ông hy vọng các hệ thống mở rộng quãng đường di chuyển có thể là lựa chọn tốt nhất cho Trung Quốc trong 5 đến 10 năm tới.
Nhiều lái xe Trung Quốc đang dần có xu hướng chọn ô tô điện vì chính sách ưu đãi của chính phủ, chẳng hạn như các chương trình giúp việc lấy biển số xe điện nhanh hơn và rẻ hơn rất nhiều. Do nỗ lực giảm thiểu ùn tắc và ô nhiễm ở các thành phố của Trung Quốc, người dân địa phương thường phải đợi nhiều năm để mua những biển số có giá đắt tiền cho những chiếc ô tô chạy bằng nhiên liệu khí đốt.
Tesla vẫn đang "mất tiền" từ việc bán ô tô điện
Nếu không có lợi nhuận từ bán tín dụng carbon, ông lớn xe điện Tesla vẫn chưa thể thoát lỗ.
Vốn hóa Tesla đã bay 230 tỉ USD. Ảnh: AFP
Vốn hóa "bốc hơi" hơn 230 tỉ USD
Tuần từ 1 đến 5.3, cổ phiếu Tesla đã mất 11% giá trị, nối dài đà giảm sang tuần thứ 4 liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ tháng 5.2019.
Đà lao dốc của cổ phiếu Tesla vượt xa đà giảm chung của thị trường và thổi bay hơn 230 tỉ USD khỏi vốn hóa thị trường của hãng xe điện này trong 4 tuần qua.
Năm 2020, đà tăng mạnh của cổ phiếu cùng với nhiều quý lãi liên tiếp đã giúp hãng xe điện của Elon Musk góp mặt vào hàng ngũ công ty S&P 500.
Tuy nhiên, đà tăng nhanh chóng chuyển thành đà lao dốc mạnh trong năm 2021 giữa lúc nhiều hãng xe hơi lâu đời như General Motors Co., Ford Motor Co. và Volkswagen AG đều nhảy vào thị trường xe điện, công bố các dòng xe điện của riêng họ và dự định mở rộng quyết liệt trong thị trường mới nổi này.
Hãng xe điện tiên phong Tesla nằm trong nhóm giảm mạnh nhất trong chỉ số Nasdaq 100 và S&P 500 trong ngày 5.3. Vốn hóa thị trường của Tesla hiện ở mức 574 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 837 tỉ USD hồi cuối tháng 1.2021.
Các start-up xe điện quy mô nhỏ hơn như Lordstown Motors Corp., Nio Inc., Workhorse Group Inc. và XPeng Inc cũng giảm theo Tesla trong ngày 5.3.
Tesla vẫn đang "mất tiền" từ việc bán xe
2020 là năm đầu tiên trong lịch sử Tesla đạt lãi ròng cả năm. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này không đến từ việc sản xuất và bán ô tô điện - lĩnh vực chủ chốt của hãng.
Theo CNN Business, 11 tiểu bang của Mỹ yêu cầu các hãng sản xuất ô tô đến năm phải đạt một tỉ lệ nhất định trong doanh số là xe có mức phát thải bằng 0. Nếu không làm được việc đó, các hãng xe sẽ phải mua tín dụng carbon (carbon credit) từ những hãng đáp ứng vượt mức quy định đề ra, chẳng hạn như Tesla - công ty chỉ bán xe chạy điện.
Tín dụng carbon chính là mảng kinh doanh béo bở của Tesla. Trong 5 năm qua, Tesla đã thu về 3,3 tỉ USD từ bán tín dụng carbon. Riêng năm 2020, doanh thu từ tín dụng carbon là 1,6 tỉ USD, vượt xa khoản lãi ròng 721 triệu USD, đồng nghĩa nếu không bán tín dụng carbon, hãng đã có thêm một năm thua lỗ.
Năm 2020, giá cổ phiếu Tesla tăng 743%, đưa hãng này trở thành một trong những công ty đại chúng đắt giá nhất ở Mỹ và trên thế giới. Tuy nhiên, con số nửa triệu xe mà Tesla bán được trong 2020 chỉ bằng một phần nhỏ so với tổng cộng hơn 70 triệu ô tô được bán trên toàn cầu.
Tuy nhiên, toàn ngành công nghiệp ô tô thế giới đang dịch chuyển về phía động cơ điện, vừa để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải thắt chặt, vừa để thỏa mãn nhu cầu xe điện ngày càng gia tăng. Ngoài ra, việc sản xuất xe điện cũng đòi hỏi ít nhân công, ít phụ tùng và ít chi phí hơn so với xe chạy động cơ đốt trong truyền thống.
Tesla mất dần thị phần xe điện Ford đang "gặm" dần miếng bánh thị phần của hãng đồng hương, với mẫu crossover chạy điện Mustang Mach E. Những phân tích từ Morgan Stanley cho thấy thị phần của Tesla ở thị trường xe điện Mỹ đã giảm, còn 69% trong tháng 2, so với 81% cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, doanh số của Tesla ở Mỹ vẫn tăng, cũng theo...