Tại sao nhiều người thích máy ảnh 6K dù không có thiết bị nào xem được video 6K?
Khi bạn vừa quyết định sẽ chọn mua một chiếc camera mới với khả năng quay video 4K đỉnh cao, thì Blackmagic và Panasonic lại bất ngờ tung ra những mẫu máy mới quay được đến tận 6K.
Có gì sai sai ở đây chăng? Có phải bạn đã bỏ lỡ mất cuộc cách mạng 6K trên TV? Vài triệu điểm ảnh mới được bổ sung kia đến từ đâu vậy?
Dưới đây là những thứ bạn cần biết về những chiếc camera 6K mới toanh trên thị trường hiện nay.
Những chiếc camera mà chúng ta đang nhắc đến ở đây là Panasonic Lumix S1H (độ phân giải tối đa 6.000 x 4.000 pixels) và Blackmagic Pocket Cinema Camera 6K (độ phân giải tối đa 6.144 x 3.456 pixels) – chúng không phải là những chiếc camera đầu tiên, và chắc chắn không phải là những chiếc camera cuối cùng, hỗ trợ quay video ở độ phân giải tối đa 6K.
Thực ra, nếu bạn là một nhà làm phim chuyên nghiệp, bạn sẽ muốn một chiếc camera quay phim 6K thay vì 4K (3.840 x 2.160 pixels). Thế nhưng bạn sẽ chưa được xem những bộ phim và show truyền hình ở định dạng 6K trên Netflix trong thời gian sớm trước mắt đâu (những chiếc camera 6K sẽ sử dụng tỉ lệ khung hình thay đổi).
Vậy lý do gì khiến bạn muốn một chiếc camera có khả năng quay 6K khi mà bạn chẳng thể xem được thành quả của mình ở định dạng 6K?
Video đang HOT
Nói ngắn gọn: 6K có nhiều điểm ảnh hơn. Giống như 4K trước đó, nhảy từ 4K lên 6K sẽ mang đến cho các nhà quay phim tính linh hoạt cao hơn. Họ có thể crop một khung hình ở giai đoạn hậu kỳ, hoặc thu nhỏ một hình ảnh để giảm độ nhiễu hạt. Những điểm ảnh được bổ sung đó có thể sẽ hữu dụng trong mọi hoàn cảnh.
Lấy trường hợp một đoạn video được ổn định hóa làm ví dụ: các thuật toán sẽ chuyển dịch vị trí của các khung hình để các khung cảnh và các vật thể được căn chỉnh thay vì nhảy loạn xạ, có nghĩa là một số khung hình sẽ bị kéo sang trái hoặc phải, và một số khác bị kéo lên hoặc xuống. Kết quả, viền của các khung hình đó thường bị mất sau quá trình điều chỉnh, khiến đoạn video thu được có độ phân giải thấp hơn so với đoạn video bạn quay được ban đầu.
Nếu bạn chọn bắt đầu quay với độ phân giải 4K, bạn sẽ bị mất một số điểm ảnh và chất lượng tổng thể sau khi đoạn video được ổn định hóa. Nếu bạn chọn bắt đầu với độ phân giải 6K, bạn có thể áp dụng được một số kỹ thuật ổn định hóa khá mạnh và kết quả vẫn thu được những đoạn phim 4K sắc nét. Tất nhiên, để làm như vậy, bạn sẽ phải nắm được những kiến thức cụ thể để làm sao quay được những khung hình rộng hơn một chút so với thông thường.
Những nguyên tắc tương tự cũng có thể áp dụng trong giai đoạn hậu kỳ. Các đoạn phim 6K sẽ đòi hỏi dàn máy tính dùng để biên tập video phải có cấu hình mạnh hơn, nhưng số tiền bạn phải đánh đổi để có được thêm những điểm ảnh quý giá kia nhằm phục vụ việc biên tập cũng chẳng thấm tháp là bao – ví dụ, bạn sẽ có thêm nhiều điểm ảnh raw để thỏa sức áp dụng kỹ xảo, dù cho đoạn phim cuối cùng sẽ bị giảm độ phân giải đi nữa.
Các hiệu ứng nền xanh cũng trở nên hoàn hảo hơn khi đoạn phim gốc có độ phân giải cao hơn và nhiều điểm ảnh hơn. Các bộ phim ngày nay sử dụng một lượng hiệu ứng kỹ xảo khổng lồ nhằm thay thế những chi tiết thực bằng những hình ảnh kỹ thuật số dựng bằng máy tính (CGI), do đó có thêm càng nhiều điểm ảnh, độ chân thực càng cao.
Tiếp đó là các thao tác pan và crop để ổn định video. Nếu bạn muốn xuất ra video 1080p để đăng lên YouTube, số điểm ảnh bị cắ xén bớt đó chỉ là một phần rất nhỏ so với tổng thể khung hình độ phân giải 6K, do đó bạn có thể thoải mái cắt xén, kéo dãn một khung hình 6K mà không lo sụt giảm chất lượng.
Một ích lợi khác của 6K là khi bạn muốn cắt ảnh tĩnh từ video, nhằm sử dụng trong khâu quảng bá, trong dự án bên lề, hay vì bất kỳ lý do gì khác – những ảnh tĩnh đó sẽ có chất lượng tốt hơn ở độ phân giải 6K so với 4K thông thường.
Về cơ bản, 6K mang lại cho các nhà làm phim và các nhà biên tập nhiều lựa chọn hơn trong quá trình thực hiện các dự án, không chỉ cho phép họ làm được những gì, mà còn giúp giữ lại chất lượng của video gốc sau biên tập. Số tiền đầu tư đã bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng ngay cả khi chẳng ai xem được kết quả cuối cùng ở định dạng 6K.
Xét sâu hơn về mặt kỹ thuật, 6K còn giúp ích trong kỹ thuật demosaic – về cơ bản là một thuật toán thành phần của quá trình chụp ảnh, sử dụng kỹ thuật ước lượng để tái tạo màu sắc chân thực trong một bức ảnh số. Độ phân giải càng cao, thuật toán càng ít phải ước lượng.
Và cuối cùng là kỹ thuật oversample – chụp những bức ảnh độ phân giải thấp với cảm biến độ phân giải cao. Kết quả thu được tương tự như những gì bạn có khi thu một hình ảnh lớn xuống kích cỡ nhỏ hơn trong một trình biên tập ảnh – các viền ảnh sắc nét hơn, ít răng cưa hơn, đó là trên lý thuyết – nhưng trong trường hợp này, mọi thứ diễn ra ngay trên camera. Bạn sẽ chụp được nhiều dữ liệu hơn mức một hình ảnh thực sự cần, nhằm cải thiện nó, và đó sẽ là một công cụ khác trong bộ công cụ biên tập ảnh của bạn, phòng khi bạn muốn tác phẩm cuối cùng ở độ phân giải 4K nhưng có thể chụp được 6K ngay tại hiện trường.
Ngoài những lý do trên, chúng ta đều biết bản chất của công nghệ là luôn hướng đến những chuẩn mới, ngay cả khi nhu cầu đối với chúng là chưa cao, và việc quay phim ở 6K trước, sau đó biên tập chúng thành 4K sẽ hợp lý hơn là quay 4K ngay từ đầu: khả năng cao bạn sẽ thu được kết quả tốt hơn ở 4K. Chất lượng phim đỉnh hơn, nhưng lượng dữ liệu không lớn như khi ở độ phân giải 6K.
6K có lẽ chỉ xuất hiện trong thoáng chốc trước khi 8K thay thế nó, nhưng đối với nhiều người dùng chuyên nghiệp, bỏ tiền ra để có được càng nhiều điểm ảnh càng tốt là điều hoàn toàn xứng đáng. Với phần lớn chúng ta, quay phim bằng điện thoại có lẽ đã quá ổn rồi…
Theo VN Review
Galaxy Tab S6 là máy tính bảng đầu tiên hỗ trợ HDR10+
Samsung vừa thông báo Galaxy Tab S6 sẽ là máy tính bảng đầu tiên trên thế giới hỗ trợ định dạng HDR10 , dưới sự hợp tác của công ty cùng với 20th Century Fox và Panasonic.
Galaxy Tab S6 đi kèm với công nghệ màn hình HDR10 ấn tượng - Ảnh: Samsung
Theo Androidheadlines, để đạt được chứng nhận này, Galaxy Tab S6 phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Với tiêu chuẩn mới, Galaxy Tab S6 có thể hiển thị nội dung đa phương tiện theo cách mà người tạo nội dung muốn nó được nhìn thấy. Đó là bởi vì HDR10 tối ưu hóa mức độ sáng theo cảnh được hiển thị và điều này giúp cải thiện trải nghiệm xem.
High Dynamic Range (hoặc HDR), là một công nghệ video phổ biến được áp dụng cho smartphone và các thiết bị khác. Nó giúp tăng cường độ sáng, độ tương phản và độ chính xác màu trên video và hình ảnh tĩnh. Mọi thiết bị có khả năng hiển thị video HDR theo mặc định tương thích với HDR10. Với tiêu chuẩn HDR10, độ sáng có thể lên tới 1.000 nit.
Giờ đây, HDR10 là một sự phát triển của HDR10 và nó cho phép độ sáng tối đa lên tới 4.000 nit. Sự khác biệt cơ bản giữa hai định dạng là siêu dữ liệu mà HDR10 nhận được là tĩnh. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa ranh giới của độ sáng được đặt trước và giữ nguyên trong suốt thời lượng của video. Vì vậy, một cảnh sáng có thể trông quá sáng và một cảnh tối có thể xuất hiện quá mờ.
Với HDR10 , siêu dữ liệu là động, có nghĩa mọi khung hình đều có tập hợp màu sắc và thông số riêng cho độ sáng và độ tương phản. Kết quả là, mỗi cảnh đều chi tiết hơn so với HDR. Nó cũng cải thiện mọi thứ từ chi tiết bóng đến độ bão hòa.
Ngay bây giờ, chỉ có Amazon Prime Video hỗ trợ thế hệ HDR mới nhất và có lẽ Netflix cùng Universal cũng sẽ sớm tham gia. Với màn hình Super AMOLED 10,5 inch có độ phân giải 1.600 x 2.560 pixel và AKG kết hợp Dolby Atmos, trải nghiệm xem nội dung phương tiện trên Galaxy Tab S6 sẽ vô cùng ấn tượng.
Galaxy Tab S6 trang bị chip Snapdragon 855, có sẵn với 2 biến thể 6/128 GB hoặc 8/256 GB và có thể mở rộng thêm 512 GB nhờ khe cắm thẻ nhớ microSD. Ở mặt sau máy đi kèm camera kép 13 MP và 5 MP. Ở mặt trước, máy đi kèm camera đơn 8 MP. Thỏi pin của máy có dung lượng 7.040 mAh và hỗ trợ S Pen thế hệ mới. Book Cover Keyboard cũng có thể được gắn vào máy tính bảng, bao gồm bàn di chuột.
Theo thanh niên
Panasonic công bố Lumix S1H - Máy ảnh không gương lật đầu tiên trên Thế giới có khả năng quay 6K Sau một vài tin đồn trong những ngày qua, Panasonic đã chính thức công bố chiếc máy ảnh không gương lật Full-frame thứ 3 của họ mang tên Lumix S1H. Đây là chiếc máy ảnh đầu tiên có khả năng quay phim 6K/24fps. Theo thời quảng cáo của Panasonic, S1H "kết hợp chất lượng quay video của những máy quay chuyên nghiệp với...