Tại sao nhà trường bán đủ thứ như tiệm tạp hóa vậy?
Năm học mới có sách giáo khoa lớp 1 mới, nhiều câu hỏi đang đặt ra, phụ huynh đang lo lắng mua sách ở đâu cho đúng bộ sách nhà trường đã chọn?
Chuyện nhà trường “bán đủ thứ” đã được dư luận quan tâm, lên tiếng từ lâu. Tại sao nhà trường lại thành tiệm tạp hóa như vậy?
Điều này đã được nói thẳng, nói thật dù mất lòng cán bộ quản lý, nguyên nhân chủ yếu là do hoa hồng.
Năm học mới có sách giáo khoa lớp 1 mới, nhiều câu hỏi đang đặt ra, phụ huynh đang lo lắng mua sách ở đâu cho đúng bộ sách nhà trường đã chọn? Làm sao bớt gánh nặng tiền bạc đầu năm học?
Vấn đề sách giáo khoa lớp 1 đang được nhiều người quan tâm. (Ảnh minh hoạ: Daidoanket.vn)
Các nhà sách tại địa phương có nhập sách lớp 1 mới bán không?
Chị Lan A. chủ một nhà sách chia sẻ “Làm sao tôi dám nhập sách lớp 1 mới khi không dự trù được lượng sách mình có thể bán; các trường chọn sách không giống nhau, nếu nhập về sách thì thừa, sách thì thiếu, dư đó biết bán cho ai, lỗ vốn là cái chắc.
Mà muốn nhập sách cũng khó nhập được, vì nhà xuất bản sẽ không in ra số lượng lớn, mà chỉ in theo số lượng đặt hàng của Sở Giáo dục và Đào tạo; nếu in dư nhiều sẽ tồn kho, đọng vốn; chưa nói năm sau sách chỉnh lý lại, không bán được, mất vốn luôn”.
Phụ huynh học sinh sẽ mua sách giáo khoa lớp 1 mới ở đâu?
Video đang HOT
Sách giáo khoa lớp 1 mới năm học 2020-2021 do nhà trường chọn, mỗi trường một bộ sách khác nhau.
Trường Tiểu học sẽ thông báo cho phụ huynh biết tên các đầu sách của bộ sách nào nhà trường đã chọn, sẽ dùng dạy và học trong năm học 2020-2021.
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp gửi lên Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp gửi đến các nhà xuất bản đăng ký số lượng. Đồng thời nhà trường gửi danh sách các đầu sách mình chọn cho Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với số lượng dự kiến của học sinh khối 1;
Bộ sách học sinh lớp 1 mới có 9 hoặc 10 cuốn, cuốn sử dụng cho 8 môn học bắt buộc; có thể gồm các sách trong 5 bộ sách khác nhau chứ không phải 1 bộ nào nguyên vẹn; đây chính là nguyên nhân làm khó cho phụ huynh mua sách; nhà sách không dám đặt sách để bán.
Để đảm bảo học sinh có đúng bộ sách trường mình đã chọn, nhà trường nên cho phụ huynh đăng ký sách tại trường, mua giúp sách cho học trò; tạo thuận lợi cho phụ huynh.
Như vậy, chu trình phát hành sách lớp 1 mới buộc phải theo chiều chiều ngược lại của báo cáo, đăng ký mua sách; nhà xuất bản hoặc Công ty Cổ phần sách – Thiết bị trường học sẽ chở sách đến tận trường theo số lượng từng loại sách mà trường đã đăng ký; học sinh nhận sách từ nhà trường, phụ huynh đóng tiền sách cho nhà trường.
Làm như thế đảm bảo học sinh có đúng bộ sách mà trường đã chọn, tránh được tình trạng phụ huynh chạy đôn chạy đáo mua sách đầu năm cho con, gây sốt sách không đáng có.
Vô hình trung nhà trường thành nhà sách độc quyền bán sách lớp 1 bất đắc dĩ!
Cơ chế này có thể giảm giá sách giáo khoa mới cho phụ huynh được không?
Công ty Sách – Thiết bị trường học thường được các nhà xuất bản chiết khấu 20% (đối tác chiến lược) và 18% (đối tác phát hành).
Phần phí chiết khấu này phải chiết khấu lại cho các đại lí cấp dưới, chi trả cho kho bãi, bao bì, vận chuyển, bù hao hụt, bảo hiểm hàng hóa; chi phí nhân công, chi phí vốn, chi phí quản lí… thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nay đại lý cấp dưới không có, vì sách sẽ phát hành trực tiếp tận trường học, phần phí này sẽ được chi hoa hồng cho trường học.
Đây là dịp các nhà trường nói chung, cán bộ quản lý nói riêng thể hiện tinh thần “Vì học sinh thân yêu”; đơn giản nhất là họ “từ chối hoa hồng” của Công ty Sách – Thiết bị trường học, yêu cầu giảm giá sách giáo khoa; mỗi bộ sách lớp 1 mới sẽ giảm được ít nhất từ 5% đến 10% giá bìa trở lên.
Làm được như thế, phụ huynh học sinh rất muốn nhà trường thành nhà sách độc quyền; giúp hạ giá sách giáo khoa mới.
Lê Mai
Năm học tới, học sinh tiểu học có thành tích sẽ được gửi thư khen
"Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt"
Nhiều điểm mới trong Dự thảo Thông tư quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
Đó là một trong những điểm mới được quy định về khen thưởng, Dự thảo Thông tư quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, áp dụng cho chương trình GDPT mới năm học 2020-2021 từ lớp 1; từ năm học 2021-2022 đối với học sinh lớp 1, lớp 2; từ 2022-2023 đối với lớp 1 đến lớp 3...
Ngày 9/4, Bộ GD&ĐT đã đăng tải Dự thảo Thông tư quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học nhằm lấy ý kiến rộng rãi dư luận trong vòng 2 tháng.
Dự thảo này được xây dựng trong bối cảnh từ năm học 2020-2021Việt Nam sẽ triển khai Chương trình GDPT mới bắt đầu từ lớp 1 cấp tiểu học. Chương trình này với sự thay đổi về mục tiêu giáo dục (chuyển từ nền giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh), có thêm một số môn học/hoạt động giáo dục mới, nên tác động trực tiếp đến nội dung, hình thức tổ chức-phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá người học.
Nội dung đánh giá cũng được xếp thành 2 nhóm gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
Trong đó, đánh giá thường xuyên giáo viên sẽ chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Dự thảo cũng quy định vai trò của học sinh được tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạnm nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ để học và làm tốt hơn.
Thay vì thể hiện bằng 4 mức độ đối với các câu hỏi/bài tập trong bài kiểm tra định kì, dự thảo Thông tư mới chỉ sử dụng 3 mức độ là "Hoàn thành tốt", "Hoàn thành" và "Chưa hoàn thành". Điều này nhằm đảm bảo thống nhất với cấp học trên, phù hợp với cách tiếp cận của các nước tiên tiến trên thế giới, đồng thời tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình biên soạn các câu hỏi/bài tập để xây dựng đề kiểm tra định kì.
Học sinh lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và học kỳ II.
Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Ngoại ngữ 1, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ.
Bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên giáo viên có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập học sinh.
Về đánh giá định kỳ: Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ i, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên bộ môn thống nhất đánh giá theo 3 mức: Tốt; Đạt; Cần cố gắng.
Theo đó, học sinh xét hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện gồm: Đánh giá định kỳ về học tập cuối năm học từng môn và hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; Đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi đạt mức Tốt hoặc Đạt; Bài kiểm tra cuối năm học các môn đạt 5 điểm trở lên.
Một điểm mới trong Dự thảo thông tư lần này, ở mục khen thưởng có nội dung: "Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt".
Ngoài ra, quy định Hiệu trưởng khen thưởng học sinh cuối năm: Danh hiệu Học sinh xuất sắc cho những em xếp loại Hoàn thành xuất sắc; Khen thưởng danh hiệu Học sinh Thành tích vượt trội- Tiến bộ vượt bậc cho những em có thành tích vượt trội hay tiến bộ ít nhất 1 môn học hoặc 1 phẩm chất, năng lực được giáo viên giới thiệu và được tập thể lớp công nhận; Khen thưởng đột xuất học sinh có thành tích đột xuất trong năm học; Khen học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
HÀ LINH
Cần có đủ "chân kiềng" Để xây dựng một trường học hạnh phúc, môi trường giáo dục thân thiện với học trò phải có sự chuyển động, quyết tâm của cán bộ quản lý, giáo viên. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại với sự nỗ lực từ phía nhà trường thì chưa đủ. Xây dựng trường học hạnh phúc đúng nghĩa, học sinh được giáo dục toàn diện,...